Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
ĐHQGHN ủng hộ mạnh mẽ những nghiên cứu có tác động tích cực tới hoà bình
Phát biểu khai mạc của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ tại hội thảo quốc tế “Tranh chấp ở biển Đông: tác động và các hướng tiếp cận hòa bình, hợp tác”, tại Hà Nội, ngày 10/10/2014

- Kính thưa bà Rabea Brauer, Trưởng đại diện Viện Konrad Adenauer tại Việt Nam!

- Kính thưa các chuyên gia quốc tế đến từ CHLB Đức, Hoa Kỳ, Indonesia, Nhật Bản, Philippines!

- Kính thưa các chuyên gia, các vị khách quý, thầy, cô giáo đồng nghiệp, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên Việt Nam!

Trước hết, thay mặt lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi nhiệt liệt chào mừng và cám ơn Quý vị đại biểu, khách quý đã dành thời gian về tham dự Hội thảo quốc tế “Tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận hòa bình, hợp tác” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Konrad Adenauer (CHLB Đức) đồng tổ chức. Sự hiện diện của Quý vị không chỉ là nguồn cổ vũ và động viên to lớn đối với chúng tôi, những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý của Đại học Quốc gia Hà Nội, mà còn thể hiện sự đóng góp có ý nghĩa đối với an ninh và hợp tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, một khu vực đã phải trả giá nhiều vì xung đột và chia rẽ trong lịch sử.

Kính thưa các vị khách quý!

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động, với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, khó dự báo. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chúng ta đã chứng kiến sự hợp tác đa diện, đa tầng, đa lĩnh vực và mạnh mẽ chưa từng thấy ở khu vực. Cùng với đó là sự phát triển ngoạn mục của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, góp phần đưa Châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu vực phát triển năng động nhất thế giới, là một trong ba trung tâm lớn của nền kinh tế toàn cầu. Có thể nói, chưa bao giờ các nước và người dân ở Châu Á - Thái Bình Dương có được cơ hội hợp tác, phát triển và hòa bình lớn như hiện nay.

Tuy nhiên, cơ hội to lớn và triển vọng tốt đẹp này đã và đang bị thách thức và đe dọa nghiêm trọng trong những năm gần đây khi những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống ngày một gia tăng; cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc cùng những bất đồng khác trong khu vực ngày càng sâu sắc. Tình hình này khiến cho hòa bình, ổn định và hợp tác của khu vực trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, tạo ra nguy cơ về một cuộc "Chiến tranh lạnh mới" ở Châu Á - Thái Bình Dương, có thể đưa khu vực quay trở lại thời kỳ đối đầu, chia rẽ và xung đột như đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kính thưa các vị khác quý!

Ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, bên cạnh những điểm nóng đang diễn ra trên Bán đảo Triều Tiên, Eo biển Đài Loan và Biển Hoa Đông, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là điểm nóng đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây. Tình hình càng nguy hiểm hơn khi những tranh chấp lãnh thổ ở đây không đơn giản chỉ là vấn đề giữa các nước trực tiếp có đòi hỏi về lãnh thổ. Do vị trí và tầm quan trọng địa chính trị, địa kinh tế của Biển Đông, đồng thời do sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng giữa các quốc gia, tranh chấp Biển Đông đã trở thành vấn đề của cả khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và thế giới. Những hành động gây hấn đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây đã, đang và sẽ làm ảnh hưởng đến cả khu vực và thế giới trên nhiều phương diện khác nhau như an ninh, hợp tác, phát triển, tự do hàng hải và trật tự thế giới mới.

Tuy nhiên, xét trên nhiều phương diện thì hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong khu vực; bảo đảm an ninh và tự do hàng hải là ý nguyện của cả thế giới, khi mà phần lớn các quốc gia trong khu vực đều nhận thức được tầm quan trọng của hòa bình và hợp tác; đồng thuận giải quyết các xung đột một cách hòa bình dựa trênluật pháp quốc tế. Vì thế, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 7 vừa qua, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và cộng đồng quốc tế đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, coi đó là hành động vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không chỉ trực tiếp đe dọa chủ quyền của Việt Nam, mà còn ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và an ninh của toàn khu vực và thế giới. Chính đường lối ngoại giao kiên quyết nhưng mềm dẻo của Việt Nam và sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, sự đồng thuận của ASEAN đã buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Điều này cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của hợp tác, đồng thuận và sự tôn trọng luật pháp quốc tế có thể giảm thiểu rủi ro, ngăn chặn nguy cơ xung đột trong khu vực và thế giới. Điều này cũng đem lại cho chúng ta hy vọng về một triển vọng tốt đẹp cho khu vực trong tương lai.

Kính thưa các vị khách quý,

Thời gian qua, các học giả, nhà khoa học quốc tế nói chung, của Việt Nam nói riêng đã có nhiều đóng góp quan trọng, thể hiện tiếng nói và hành động mạnh mẽ, góp phần vào việc giữ gìn hoà bình, an ninh trong khu vực. Thực tiễn cho thấy, trước những tranh chấp lãnh thổ, các nhà khoa học đã đóng vai trò cung cấp luận cứ khoa học, đưa ra các lý lẽ xác thực nhằm đấu tranh hoà bình để bảo vệ chân lý, lẽ phải, đồng thời cũng tránh cho các khu vực rơi vào xung đột tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Việc tổ chức Hội thảo quốc tế “Tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận hoà bình, hợp tác”, nơi mà các học giả có thể chia sẻ nhận thức, thảo luận và trao đổi học thuật, cũng là một trong những nỗ lực góp phần vào hoà bình và an ninh trong khu vực. Với tư cách là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội cam kết ủng hộ mạnh mẽ những đề tài, dự án nghiên cứu có tác động tích cực tới hoà bình và an ninh trong khu vực nói riêng, thế giới nói chung.

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, cho phép tôi được bày tỏ sự cám ơn chân thành đến Viện Konrad Adenauer Stiftung và cá nhân bà Rabea Brauer và các cộng sự, đã cộng tác nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả trong nhiều năm qua. Tôi đánh giá cao quyết tâm của lãnh đạo và các nhà khoa học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong việc kết nối và tổ chức cuộc hội thảo này.

Tôi cũng xin bày tỏ tình cảm trân trọng và sự cảm ơn sâu sắc các học giả đến từ các nước CHLB Đức, Hoa Kỳ, Indonesia, Nhật Bản, Philippines, cũng như đông đảo các học giả, Nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài ĐHQG Hà Nội đã quan tâm,  tham dự Hội thảo quốc tế quan trọng này. Tôi tin tưởng rằng với sự tham gia của đông đảo học giả, nhà khoa học cuộc hội thảo của chúng ta sẽ thành công tốt đẹp.

Kính chúc các quý vị sức khỏe, may mắn và thành công!

Chúc hội thảo thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cám ơn!

Tin bài liên quan:

>>> (Ảnh) Hội thảo khoa học "Tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận hòa bình, hợp tác"

>>> Toạ đàm khoa học Biển Đông: Hợp tác và Phát triển bền vững (06/6/2014)

>>> Tin tức về hội thảo trên báo chí:

1. Thông Tấn xã Việt Nam:  Hội thảo quốc tế về tác động đa chiều của tranh chấp ở Biển Đông

2. Vietnamnet: Tìm giải pháp học thuật cho Biển Đông

3. Dân trí: Chuyên gia 6 nước cùng hội thảo về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông

4. Chính phủ: Hội thảo quốc tế về tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận

5. Hà Nội mới: Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông tại Hà Nội

6. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội thảo quốc tế “Tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận hòa bình, hợp tác”

7. Thanh niên: Tương lai biển Đông không phụ thuộc Mỹ hay Trung Quốc

 

 Ảnh: Bùi Tuấn - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   |