Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Phát biểu của Giám đốc ĐHQGHN tại Hội thảo "Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành và phân tích chính sách phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc" tại ĐHQGHN, ngày 18/10/2014

Kính thưa đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc,

Kính thưa các đồng chí đại diện lãnh đạo các Bộ ban ngành ở Trung ương và đại diện lãnh đạo các tỉnh trong Vùng Tây Bắc,

Thưa các đồng chí, các nhà khoa học,

Trong khuôn khổ Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước phát triển bền vững vùng Tây Bắc, hôm nay Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Bắc tổ chức Hội thảo "Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành và phân tích chính sách phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc". Thay mặt Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban chủ nhiệm Chương trình, xin trân trọng cảm ơn đồng chí Phó Thủ tướng đã quan tâm và dành thời gian tới dự Hội thảo. Kính chúc đồng chí Phó thủ tướng, các đồng chí đại biểu và các nhà khoa học luôn dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành công!

Kính thưa các đồng chí, các nhà khoa học

Với vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, vùng Tây Bắc rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu. Tây Bắc cũng là kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể đồ xộ, với nhiều tri thức bản địa đặc sắc của đồng bào các dân tộc như Thái, Mường, Mông, Dao, Tày, Nùng vv… Đặc biệt, với vị trí phên dậu của Tổ quốc, với đường biên giới trải dài trên địa hình phức tạp, Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh của nước ta.

Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vùng gặp rất nhiều khó khăn bởi điều kiện tự nhiên nơi đây rất khắc nghiệt. Đồng bào phải đối mặt với tình trạng thiếu đất, thiếu nước để canh tác, sinh hoạt; giao thông đi lại khó khăn, kết cấu hạ tầng xã hội lạc hậu; tiềm ẩn nhiều nguy cơ về thiên tai. Trong khi đó, trình độ dân trí và đời sống sinh hoạt của đồng bào rất lạc hậu, đa phần là dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Đây là dào cản rất lớn để duy trì sự ổn định và phát triển bền vừng của Vùng.

Trước thực trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển vùng Tây Bắc. Trong thời gian qua, Chính phủ đã triển khai 16 chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ các tỉnh trong Vùng. Kết quả thực hiện các chương trình này đã phần nào giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội các tỉnh trong Vùng, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo.

Tuy nhiên, các chương trình được triển khai chưa dựa trên các cơ sở khoa học được nghiên cứu kỹ lưỡng có tính liên ngành theo hướng tiếp cận bền vững. Các nghiên cứu được thực hiện còn khá manh mún, đôi khi trùng lắp, hoặc nặng về tính hàn lâm, thiếu tính hệ thống, tổng thể và liên ngành, dẫn tới kết quả nghiên cứu chưa đưa ra được triết lý phát triển cho toàn Vùng, chưa có cơ sở để quản lý liên ngành; kết quả nghiên cứu chưa đi vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc trong Vùng.

Để khắc phục tình hình trên, Chính phủ đã giao cho Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì Chương trình Khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Khác với các chương trình nghiên cứu cơ bản khác, đây là chương trình nghiên cứu tổng hợp, liên ngành, có yêu cầu cao về hiệu quả, tính thiết thực, khả thi. Hiệu quả của Chương trình thể hiện ở khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào đời sống của đồng bào vùng Tây Bắc.

Là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu đất nước, khi được giao tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ý thức rõ trách nhiệm lớn lao của mình trước Đảng, Chính phủ, trước các tỉnh trong khu vực Tây Bắc, đặc biệt là tình cảm và trách nhiệm trước đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc. Do vậy, Đại học Quốc gia Hà Nội quyết tâm thực hiện có hiệu quả Chương trình này.

Đại học Quốc gia Hà Nội đã chủ động làm việc với các Bộ, ngành và các địa phương trong Vùng để xây dựng kế hoạch tổng thể, đồng thời phân kỳ thực hiện với phương hướng, mục tiêu, nội dung trọng tâm rõ ràng. Dự kiến sản phẩm nghiên cứu có địa chỉ chuyển giao ứng dụng cụ thể đảm bảo tính thiết thực, khả thi, hiệu quả của Chương trình. Đồng thời, Đại học Quốc gia Hà Nội đã bắt đầu triển khai Chương trình bằng việc xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành, liên lĩnh vực; rà soát, đánh giá các chương trình mục tiêu đã thực hiện và chuẩn bị nguồn nhân lực cho Vùng để có thể tiếp nhận và ứng dụng các thành quả nghiên cứu được chuyển giao từ Chương trình. Các công việc đã triển khai đến nay như sau:

Thứ nhất, đã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai tổng thể Chương trình trên cơ sở mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm đã được Bộ KH&CN phê duyệt tại Quyết định số 1746/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 6 năm 2013.

Thứ hai, đã thành lập Hội đồng tư vấn là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương trong Vùng để tổ chức tư vấn xác định nhiệm vụ phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương và phối hợp chỉ đạo triển khai để tránh trùng lặp với các nhiệm vụ KH&CN đã và đang triển khai ở các Bộ, ngành.

Thứ ba, tổ chức triển khai 5 đề tài đầu tiên của Chương trình, trong đó tập trung vào việc xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu tích hợp, liên ngành và rà soát, phân tích, đánh giá hệ thống chính sách và chương trình mục tiêu đang được triển khai ở Tây Bắc. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ này có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp giúp cho các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý ở Trung ương và địa phương có cái nhìn khách quan, sát thực về tính hiệu quả, những ưu điểm cũng như những bất cập của công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước tại vùng Tây Bắc. Kết quả nghiên cứu của các đề tài này sẽ trực tiếp cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng nội dung các văn kiện đại hội Đảng các cấp của các tỉnh trong Vùng sẽ diễn ra trong năm 2015.

Bên cạnh đó, Đại học Quốc gia Hà Nội và các đơn vị chủ trì đề tài đã tích cực phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Bắc, Ban Kinh tế Trung ương, UBND các tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang… trong việc xác định và phối hợp triển một số nhiệm vụ theo yêu cầu thực tiễn của địa phương như phát triển mô hình du lịch sinh thái gắn với các di sản thiên nhiên ở Tây Bắc, khai thác năng lượng địa nhiệt ở Tuyên Quang và Điện Biên, khai thác dược liệu để phát triển thuốc, phát triển liên kết vùng trên cơ sở chuỗi giá trị hàng hóa cũng như xác định các vấn đề mang tính điểm nóng liên quan tới các vấn đề văn hóa và xã hội làm cơ sở để tổ chức triển khai trong các năm tiếp theo.

Trong năm 2014 và các năm tiếp theo, Ban chủ nhiệm Chương trình tập trung tổ chức nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ để khai thác tiềm năng và thế mạnh của Vùng, từ đó xây dựng các quy trình công nghệ và một số mô hình sinh kế cho đồng bào, phù hợp với điều kiện đặc thù của mỗi địa phương trong Vùng. Đồng thời, tổ chức các nhiệm vụ nghiên cứu nhằm có cơ sở khoa học và các giải pháp tổng thể góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng biên giới.

Kính thưa toàn thể Hội nghị!

Xác định được tầm quan trọng của Chương trình, để buổi Hội thảo đạt hiệu quả cao, tôi đề nghị các nhà khoa học và quản lý tập trung thảo luận, cho ý kiến về phương pháp xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành và các bộ công cụ sẽ được áp dụng để rà soát, phân tích, đánh giá các chính sách và các chương trình mục tiêu. Chúng tôi mong muốn nhận được các ý kiến thẳng thắn, mang tính xây dựng để sao cho Bộ cơ sở dữ liệu và các bộ công cụ phân tích, đánh giá đảm bảo tính khách quan, khoa học, nhưng đặc biệt là phải phù hợp với yêu cầu của các địa phương trong Vùng.

Đây là Chương trình lớn, khó, do vậy, Đại học Quốc gia Hà Nội với tư cách là chủ trì Chương trình rất mong muốn nhận được sự chỉ đạo thường xuyên của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, các Bộ, ngành và nhất là với các địa phương trong vùng Tây Bắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

Nhân Hội thảo ngày hôm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội kính đề nghị Phó Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ban, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng tại cuộc họp với Chương trình (Thông báo số 118/TB-VPCP ngày 21/3/2014). Đồng thời, Đại học Quốc gia Hà Nội đề nghị:

- Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ sớm xem xét cho phép Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện thí điểm cơ chế quỹ đối với Chương trình.

- Các Bộ chuyên ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên Môi trường và các địa phương tích cực phối hợp trao đổi, chia sẻ thông tin trong xác định nhiệm vụ KH&CN và tổ chức triển khai các đề tài, dự án có liên quan trong thời gian tới.

- Các địa phương, các Trường đại học, Viện nghiên cứu và cá nhân các nhà khoa học tham gia một cách chủ động, tích cực và có trách nhiệm hơn trong thực hiện các nhiệm vụ được phê duyệt và các nhiệm vụ mới.

Cuối cùng, thay mặt cho Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban tổ chức Hội thảo, Ban Chủ nhiệm Chương trình, tôi xin trân trọng tuyên bố khai mạc Hội thảo “Xây dụng cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành và phân tích chính sách phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” và xin kính chúc sức khỏe Phó Thủ tướng và các đồng chí tham dự Hội thảo.

Xin trân trọng cảm ơn!

 Ảnh: Bùi Tuấn - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   |