Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
HUS – RSHU: Hiện thực hóa các hoạt động hợp tác song phương
Từ ngày 25/10 đến 1/11/2014, đoàn công tác của ĐHQGHN do Giám đốc Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu đã tới thăm và làm việc với một số trường đại học đối tác của Liên bang Nga.

Trong chuyến công tác này, ngày 28/10/2014, trước sự chứng kiến của lãnh đạo cấp cao của ĐHQGHN, Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN (viết tắt là HUS) Nguyễn Văn Nội và Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, Liên bang Nga (viết tắt là RSHU) Vladimir Sakovich đã kí kết văn bản thỏa thuận hợp tác, tạo tiền đề cho các nhà khoa học 2 bên triển khai các hoạt động khoa học công nghệ và đào tạo song phương.

Cũng trong buổi làm việc này, PGS.TS Trần Ngọc Anh – Phó Chủ nhiệm Khoa Khí tượng – Thủy văn – Hải dương học, HUS và GS.TSKH Vadim Kuzmin – Chủ nhiệm Khoa Khí thượng – Thủy văn và Quan trắc, RSHU, đã đại diện 2 cơ quan cùng  đề xuất ý tưởng thực hiện một dự án chung theo Nghị định thư.

Để cung cấp thông tin cụ thể tới độc giả, phóng viên của Website đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Ngọc Anh về một số nội dung liên quan:

- Trong chuyến công tác tại Liên bang Nga cuối tháng 10/2014, một dự án chung giữa HUS và RSHU theo Nghị định thư đã được đại diện 2 bên đề xuất, ông có thể thông tin cụ thể hơn về dự án này?

Nhóm các nhà khoa học của Khoa Khí tượng – Thủy văn – Hải dương học, HUS và Khoa Khí thượng – Thủy văn và Quan trắc, RSHU đã cùng đề xuất đề tài khoa học theo Nghị định thư về “Xây dựng cơ sở phương pháp luận và công nghệ quản lý tài nguyên nước các lưu vực sông lớn ở các lục địa Á-Âu trong điều kiện thiếu/không có số liệu quan trắc về khí tượng thủy văn (ví dụ cho Liên bang Nga và Việt Nam)”.

- Ông có thể chia sẻ thêm thông tin về quá trình hình thành dự án này?

Dự án được hình thành xuất phát dựa trên những khó khăn trong công tác quản lý tài nguyên nước các lưu vực sông lớn ở Việt Nam và Liên bang Nga.  Đó là sự thiếu hụt các số liệu quan trắc và thông tin về sự thay đổi của các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội trên lưu vực sông, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH và các lưu vực sông xuyên biên giới.

Năm 2012, nhân chuyến công tác tại Việt Nam, GS. Kuzmin và các đồng nghiệp phía Nga đã có những trao đổi và định hướng ý tưởng nghiên cứu với các nhà khoa học của VNU – HUS.

Năm 2013, Hiệu trưởng HUS Nguyễn Văn Nội cùng các đồng sự tiếp tục có những trao đổi và làm việc với RSHU, tiếp tục có những bước phát triển tiếp theo trong việc hình thành dự án song phương. Và hôm nay, 28/10/2014, đại diện của 2 trường đại học kí kết văn bản hợp tác đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quá trình hình thành và đề xuất ý tưởng của Dự án.

Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác trong buổi làm việc với
Trường ĐH Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Liên bang Nga

- Các nhà khoa học của HUS và RSHU đặt ra những mục tiêu cụ thể như thế nào đối với Dự án này?

 Một trong những mục tiêu của chúng tôi đặt ra là xây dựng cơ sở khoa học để phát triển công nghệ hiện đại quản lý tài nguyên nước các lưu vực sông lớn trong điều kiện thiếu/không có số liệu quan trắc khí tượng thủy văn.

Cùng với đó, thông qua Dự án nhằm nâng cao tính hiệu quả sử dụng tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn xuyên biên giới và đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong các điều kiện bất định của dòng chảy cũng như tác động của BĐKH và các hoạt động dân sinh, kinh tế - xã hội và qua đó tăng cường khả năng thích ứng của các cộng đồng dân cư và nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng thủy văn trên lưu vực trong bối cảnh biến đổi về khí hậu và sức tải môi trường.

Thứ 4 là xây dựng và ứng dụng thử nghiệm công nghệ cho một số lưu vực sông lớn ở Việt Nam và Liên bang Nga, làm tiền đề cho việc ứng dụng rộng rãi công nghệ đối với các lưu vực sông lớn khác thiếu/không có số liệu quan trắc ở các lục địa Á-Âu.

- Để HUS và RSHU trở thành đối tác của nhau trong việc thực hiện các Dự án theo Nghị định thư hẳn phải có lí do, thưa ông?

RSHU là một trường ĐH có uy tín hàng đầu ở CHLB Nga, có bề dày lịch sử trong nghiên cứu khoa học và đào tạo.Trưởng thành từ RSHU có rất nhiều các cán bộ giữ các trọng trách trong lĩnh vực khí tượng thủy văn của Việt Nam.

Sự hợp tác giữa các nhà khoa học của HUS và RSHU đã có từ rất lâu, gắn liền với các hoạt động giáo dục đào tạo và ngoại giao của Việt Nam và Liên bang Nga.

Tháng 8/2011, đại diện lãnh đạo cao nhất của 2 trường đã kí kết văn bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác đầu tiên, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hợp tác song phương của 2 đại học.

Năm 2012, GS.TSKH Vadim Kuzmin và GS. Mikhail Borisovich Shilin đã sang Việt Nam giảng dạy các khóa học trong chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Thủy văn và ngành Hải dương học.

Trong quá trình làm việc, đội ngũ các nhà khoa học của 2 bên thấy có nhiều  điểm tương đồng đối với mối quan tâm chung về một số vấn đề chung của Việt Nam, Liên bang Nga và khu vực.

Xuất phát từ các ý tưởng trao đổi, hình thành trong quá trình đó, GS. Kuzmin và các cộng sự cùng với nhóm nghiên cứu Thủy văn và Tài nguyên nước đã hình thành nên ý tưởng dự án và đăng ký thực hiện theo hình thức Nghị định thư do hai Chính phủ đồng tài trợ.

Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN Nguyễn Văn Nội và Hiệu trưởng Trường ĐH Khí tượng
Thuỷ văn Quốc gia, Liên bang Nga 
Vladimir Sakovich kí kết văn bản thỏa thuận hợp tác HUS - RSHU

- Văn bản ký kết này có điểm gì đặc biệt? Dự án có tác động thế nào đến sự phát triển đội ngũ khoa học nói chung và của Trường về lĩnh vực quản lý tài nguyên nước nói riêng, thưa Ông?

Năm 2014 là lần thứ 2 Hiệu trưởng HUS và RSHU kí kết văn bản hợp tác songg phương. Văn bản lần này chú trọng vào các nội dung thực hiện dự án Nghị định thư là một bước phát triển tiếp theo, đồng thời cụ thể hóa những mục tiêu dài hạn trong hợp tác về nghiên cứu khoa học và đào tạo giữa HUS – RSHU.

Văn bản  thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đánh dấu những bước phát triển thực tế dựa trên nhu cầu và năng lực của mỗi bên. Kết quả của các nghiên cứu chung sẽ là những đóng góp quan trọng trong việc hình thành nên những luận chứng khoa học và các ứng dụng thực tiễn phục vụ quản lý tài nguyên nước các lưu vực sông lớn ở Việt Nam và Liên bang Nga.

Thông qua quá trình thực hiện dự án, các cán bộ tại Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, trường ĐHKHTN sẽ có cơ hội được làm việc với các nhà khoa học hàng đầu của Liên bang Nga và thế giới trong lĩnh vực Khí tượng Thủy văn, tiếp nhận các phương pháp và công nghệ mới trong dự báo thủy văn, giám sát và điều hành hệ thống thủy văn,… Và qua đó sẽ đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ tại Khoa Khí tượng – Thủy văn – Hải dương học nói riêng cũng như tăng cường các công bố quốc tế, nâng tầm công tác nghiên cứu khoa học cũng như đào tạo tại Trường ĐHKHTN và của ĐHQGHN nói chung.

- Đội ngũ cán bộ khoa học trù tính những gì cho triển vọng hợp tác của HUS và RSHU?

RSHU là một đối tác uy tín và có nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả với HUS trong suốt thời gian dài vừa qua. Chúng tôi cùng với các nhà khoa học của RSHU đã có kế hoạch nâng cao hơn nữa chất lượng của sự hợp tác thông qua việc trao đổi các chuyên gia thường xuyên hơn, tiến tới xây dựng các chương trình trao đổi sinh viên định kỳ và các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế theo Nhiệm vụ chiến lược của ĐHQGHN.

Trân trọng cảm ơn PGS.TS Trần Ngọc Anh về cuộc trao đổi. 

Đại học Quốc gia Khí tượng Thủy văn (RSHU) là một tổ chức đào tạo chuyên gia bậc cao được hỗ trợ từ ngân sách quốc gia Liên bang Nga. RSHUlà một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của Nga có lịch sử hơn 80 năm.

RSHU đã đào tạo gần 40.000 chuyên gia trong đó có hơn 5.000 người nước ngoài thuộc lĩnh vực Khí tượng Thủy văn, Hải dương học, sinh thái học, kinh tế học, điều khiển học và công nghệ thông tin, trong đó có nhiều lưu học sinh Việt Nam. Hầu hết những lưu học sinh trưởng thành từ RSHU đang giữ các trọng trách trong các trường đại học, viện nghiên cứu và các bộ, ban ngành của Việt Nam.

RSHU hiện có hơn 65 TSKH và 210 TS và khoảng 180 chuyên gia trình độ cao nhưng không mang học vị. Trong đó những hướng nghiên cứu liên quan đến mô hình hóa và phát triển công nghệ quản lý tài nguyên nước có sự tham gia của 25 TSKH và gần 70 TS, đồng thời thu hút rất nhiều các chuyên gia trẻ (sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh) thông quan việc chuẩn bị bài báo cáo hội thảo, hội nghị quốc tế cũng như chuẩn bị các ấn phẩm phục vụ xuất bản.

 >>>>> Hợp tác nghiên cứu công nghệ đào tạo giáo viên với MGU

 Trần Ngọc - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   |