Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Vân Đồn – Thương cảng quốc tế lịch sử của Việt Nam
Website ĐHQGHN trân trọng giới thiệu bài viết của GS. Vũ Dương Ninh về công trình chuyên khảo “Vân Đồn – Thương cảng quốc tế của Việt Nam” với đông đảo bạn đọc.

Trong những năm qua, biển đảo đã trở thành mối quan tâm của cả nước. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và các đơn vị thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã triển khai một số chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu trong đó có những đề tài trọng điểm về biển, quá trình xác lập, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, giao thương trên biển, hoạt động của các cảng thị, thương cảng châu Á và Việt Nam... 

Hòa cùng với các hoạt động khoa học sôi nổi đó, Khoa Lịch sử, Bộ môn Lịch sử thế giới và Nhóm Nghiên cứu Thương mại châu Á, Trường ĐH KHXH&NV đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học, công trình hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học trong nước, quốc tế. Kết quả đạt được là, một số công trình nghiên cứu đã được công bố và đã trở thành nguồn tài liệu giảng dạy, tham khảo khá rộng rãi trong giới học thuật. Trong đó có thể kể tới: Đông Á - Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử và hiện tại; Đông Nam Á: Truyền thống và hội nhập; Một số chuyên đề Lịch sử thế giới (2 tập); Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á, Bốn thế kỷ quan hệ Việt Nam - Hà Lan, Việt Nam trong Thế giới Đông Á - Một cách tiếp cận liên ngành và khu vực học; Người Việt với biển v.v... 

Trong suốt 2 thập niên các nhà khoa học Việt Nam đã cùng Trưởng Nhóm Nghiên cứu Thương mại châu Á – PGS.TS Nguyễn Văn Kim đã dày công khảo sát, phối hợp với các nhà khoa học  Nhật Bản cùng một số nhà chuyên môn Hà Lan, Đức…tiến hành thám sát, khai quật khảo cổ học, tìm kiếm tư liệu trong nước cũng như các kho lưu trữ nước ngoài để viết và hoàn chỉnh công trình chuyên khảo: Vân Đồn - Thương cảng quốc tế của Việt Nam. Công trình được xuất bản là sự khẳng định hướng nghiên cứu lâu dài và đúng đắn của tác giả và của chung cả Nhóm. Dưới sự hướng dẫn và định hướng của PGS.TS Nguyễn Văn Kim, một số học viên cao học, nghiên cứu sinh và các em sinh viên cũng đã triển khai các luận văn, luận án theo định hướng nghiên cứu về quan hệ bang giao, lịch sử hải thương châu Á và mối giao lưu kinh tế Đông - Tây. 

Với kết cấu 5 chương chặt chẽ, súc tích, chuyên khảo tập trung làm rõ quá trình hình thành, phát triển và phát triển liên tục của Vân Đồn trong 7 thế kỷ từ các triều đại: Lý, Trần, Lê sơ, Mạc đến Lê Trung Hưng. Nội dung của cuốn sách cũng góp phần làm sáng tỏ tiềm năng, truyền thống khai thác biển, tư duy hướng biển và các chủ trương, chính sách của các triều đại quân chủ Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền ở vùng biển đảo Đông Bắc, trong thế ứng đối thường xuyên với các thế lực khu vực. Trong chuyên khảo, tác giả đã tập trung phân tích vị thế kinh tế đối ngoại của thương cảng Vân Đồn, vai trò chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng biển đảo Đông Bắc trong các tuyến và hệ thống thương mại, bang giao khu vực Đông Á. 

Từ các kết quả nghiên cứu, phân tích, chuyên khảo cũng đã khẳng định vai trò kinh tế, chính trị quan trọng của Vân Đồn và một số cửa ngõ, trung tâm giao lưu quốc tế khác với sự phát triển của quốc gia Đại Việt. Trong quá trình phát triển, Vân Đồn không phải là sự tập hợp của một số cảng bến đơn biệt mà thực sự đã phát triển thành một hệ thống, với các vùng hoạt động và khu vực ảnh hưởng trong đó có những vùng trung tâm, đóng vai trò hạt nhân, điều phối hoạt động của thương cảng. Việc làm rõ, chứng minh thành công quá trình hình thành, phát triển sớm, lâu dài và liên tục cũng như tính hệ thống của thương cảng Vân Đồn là những đóng góp mới, nổi bật của chuyên khảo.

Áp dụng lý thuyết nghiên cứu hệ thống, kết hợp với các phương pháp, quan điểm nghiên cứu khu vực học và liên ngành, tác giả cho rằng, mặc dù được kiến dựng ở vùng biển đảo tương đối xa với kinh đô Thăng Long nhưng Vân Đồn đã sớm là điểm đến, nơi tập trung các nguồn hàng trong nước, quốc tế. Với cái nhìn hệ thống, tác giả đã có lý khi cho rằng, sức mạnh thực sự của Vân Đồn được tích hợp từ bốn thành tố: Thứ nhất, Vị trí giao thông thuận lợi; Thứ hai, Là điểm đỗ an toàn trên tuyến giao thương Đông Á; Thứ ba, Nơi tập trung các nguồn hàng của Đại Việt và khu vực; Thứ tư, Vân Đồn là một vùng biển đảo giàu tài nguyên. Trong lịch sử, Vân Đồn không chỉ là một cảng biển mà còn là một vùng giàu trữ lượng tài nguyên thiên nhiên, có giá trị thương mại cao và được giới thương nhân quốc tế ưa chuộng. Cùng với những tác động, điều kiện khu vực và quốc tế, việc làm rõ nguồn lực tự nhiên, sức mạnh nội tại của Vân Đồn là một trong những đóng góp rất đáng ghi nhận của công trình nghiên cứu. 

Xem xét, phân tích các hoạt động kinh tế, bang giao đa dạng của Vân Đồn, nhìn nhận các hoạt động của thương cảng một cách tổng thể, cũng như đặt vùng cảng đảo Đông Bắc theo trục thời gian, trong mối quan hệ mật thiết với hệ thống giao thương châu Á trên cả hai phương diện truyền thống và hiện tại, nhóm tác giả luôn hướng vấn đề nghiên cứu đến một cách tiếp cận tổng hợp, nhận thức tổng quan về truyền thống khai thác biển, tư duy hướng biển và hoạt động kinh tế biển của đồng thời nhiều cộng đồng cư dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Một quan điểm nghiên cứu liên ngành, kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Khoa học lịch sử với Khảo cổ học, Xã hội học, Nhân học... đã được phát huy, vận dụng hiệu quả trong công trình nghiên cứu. Nhờ đó, công trình không những trình bày rõ các hoạt động giao thương trong nước, quốc tế mà còn làm rõ vị thế tiền tiêu, chiến lược của vùng cửa ngõ Đông Bắc trong việc bảo vệ an ninh, chủ quyền và lợi ích kinh tế của đất nước ta.

Trong lịch sử, Đông Bắc luôn là một trong những vùng trọng yếu trong phát triển kinh tế đối ngoại đồng thời là nơi chịu tác động thường xuyên, mạnh mẽ nhất của các khuynh hướng chính trị, trào lưu văn hoá cùng những thách thức quân sự của các thế lực bên ngoài. Cuốn sách tập trung phân tích vai trò của chính quyền các cấp trong nhận thức về vị trí và nguồn lợi biển, xác lập bang giao trên biển cũng như phương thức bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo, từ đó đạt đến nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về tư duy đối ngoại và bản lĩnh của dân tộc ta trước những thách thức chính trị của các thế lực khu vực. 

Là một công trình nghiên cứu công phu, chuyên sâu, nghiêm cẩn, có nhiều đóng góp khoa học nổi bật, chuyên khảo Vân Đồn – Thương cảng quốc tế của Việt Nam không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về quá trình hình thành, phát triển của một thương cảng, tư duy kinh tế đối ngoại, truyền thống khai thác, phát triển kinh tế biển của dân tộc ta trong lịch sử mà còn góp phần khẳng định tiềm năng, vị thế, cơ sở khoa học, niềm tin về triển vọng phát triển của kinh tế biển đảo hiện nay. Công trình càng trở nên có ý nghĩa khi Việt Nam đã và đang chủ trương tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy mạnh mối giao lưu với các quốc gia Đông Á đồng thời xây dựng vùng biển đảo Đông Bắc thành một vùng kinh tế trọng điểm, đặc khu kinh tế và Quảng Ninh được chọn làm địa bàn động lực trong việc thực hiện Chiến lược biển Việt Nam.

>>> Giải thưởng Khoa học và Công nghệ tiêu biểu ĐHQGHN năm 2014 

 

 GS. Vũ Dương Ninh - VNU-USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   |