Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Hội thảo quốc tế về Quản lý và Môi trường các lưu vực sông
Ngày 05/1/2015, Hội thảo quốc tế lần thứ hai các nhà khoa học trẻ về Quản lý và Môi trường các lưu vực sông do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đăng cai tổ chức đã khai mạc tại 19 Lê Thánh Tông. Hội thảo diễn ra trong hai ngày 5 và 6/1/2015.

Đây là lần thứ hai Hội thảo quốc tế các nhà khoa học trẻ về Quản lý và Môi trường lưu vực sông được tổ chức, với sự đóng góp, hợp tác của nhiều trường đại học quốc tế. Hội thảo thu hút sự tham gia của 60 đại biểu là các nhà khoa học và quản lý liên quan tới lĩnh vực môi trường đến từ các quốc gia Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nepal, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam với mục tiêu liên kết các nhà khoa học trẻ nhằm chia sẻ, kết nối, phát triển các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường các lưu vực sông.

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2009, Việt Nam là một trong 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất do những tiêu cực bởi biến đổi khí hậu với những đặc điểm: có bờ biển dài, tốc độ tăng dân số cao, hoạt động kinh tế khu vực ven biển, và sự phụ thuộc nặng nề của nền kinh tế vào nông nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên và lâm nghiệp. Những năm gần đây, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thiên tai nghiêm trọng như hạn hán, bão lụt, nước biển dâng, xâm nhập mặn, lượng mưa bất thường và các vấn đề thời tiết khác. Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi tương đối dày đặc, khoảng 2.800 con sông, suối, có chiều dài hơn 10km, với hướng dòng chảy chính là Tây Bắc - Đông Nam. Có 9 con sông lớn với lưu vực hơn 10.000 km2 và tới 76% đất liền của Việt Nam nằm trong lưu vực các con sông lớn này. Hầu hết các con sông chảy vào biển Đông và cứ trung bình mỗi 23km ven biển lại có một cửa sông.

Với điều kiện tự nhiên như thế, nghiên cứu và nắm vững được kỹ thuật quản lý và bảo vệ môi trường các lưu vực sông có tầm quan trọng đặc biệt với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh sự phát triển kinh tế nhanh, chất lượng môi trường đang suy giảm trở thành một vấn đề nóng ở Việt Nam. Với hiện trạng là phần lớn nước thải các khu công nghiệp và sinh hoạt không được xử lý xả thải trực tiếp vào môi trường đã gây ô nhiễm các nguồn nước và các con sông vốn đóng vai trò rất quan trọng trong nông nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân.

Tại Hội thảo lần thứ hai này, ngoài các nhà khoa học đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu, còn có đại biểu và khách mời đến từ các công ty, tập đoàn cũng như các cơ quan quản lý, tạo nên cơ hội tốt để phát triển một mạng lưới hợp tác giữa các nhà khoa học và quản lý. Qua hội thảo, các kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ và những ý tưởng mới sẽ được trao đổi và thảo luận giữa các nhà khoa học và quản lý.

Các chủ đề chính của hội thảo là:

- Đánh giá ảnh hưởng của các hồ chứa và biến đổi khí hậu lên lũ lụt ở vùng hạ lưu của lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn;

- Đánh giá mạng lưới khí tượng thủy văn ở vùng địa chất đá vôi - Công viên quốc gia Phong Nha, Kẻ Bàng;

- Đánh giá các mô hình thủy văn về tan chảy tuyết tác động đến lưu vực sông;

- Các kịch bản biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long;

- Phát triển khung đánh giá các mối đe dọa về kinh tế vùng lũ lụt dựa vào máy móc về thời tiết và mô phỏng động lực học thủy khí sử dụng phương pháp ngẫu nhiên ở Việt Nam;

- Phát biểu khái quát: Đánh giá lại cân bằng nước và dòng chảy phù sa ở khu vực hạ lưu sông Hồng và việc sử dụng dữ liệu về chất đồng vị ổn định;

- Nhận xét về tình hình nước của Việt Nam;

- Đánh giá dòng chảy phù sa sông ở Hải Dương, hạ lưu lưu vực sông Cầu;

- Xác định nguồn ni-tơ-rát trong dòng chảy thoát ra từ đồng ruộng, sử dụng phương pháp đồng vị đôi;

- Mô hình hóa các nguồn ô nhiễm không tập trung, sử dụng thiết bị đánh giá đất và nước ở lưu vực sông Bé;

- Mô tả khí hóa sự tan chảy của các sông băng từ thung lũng Langtang, Nepal;

- Viện Thủy lợi Thái Lan và những phát triển về pháp lí: Đánh giá và ví dụ về các vấn đề môi trường bền vững;

- Mức độ tẩy rửa và các tham số liên quan trong hệ thống phân phối nước của nguồn nước sông Đà tại Hà Nội;

- Đánh giá lượng Cl tồn dư và pH ở nguồn địa hình của hệ thống cung cấp nước sinh hoạt ở siêu đô thị Kathmandu, Nepal;

- Sự phổ biến của Cryptosporidium, Giardia, Acinetobacter và chất chỉ thị vi khuẩn ở nước lợ tại thung lũng Kathmandu, Nepal;

- Giới thiệu mô hình lượng mưa toàn cầu và hệ thống thủy văn của các khu vực lưu vực sông nhỏ ở Thái Lan;

- Sự phù hợp của việc tích trữ nước mưa cho cung cấp nước ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa – Nghiên cứu ở Việt Nam;

- Áp dụng chương trình IPI2win để đánh giá vùng nước tiềm năng của thành phố Malang;

- Phát biểu khái quát: Dự án thiết lập hệ thống các trạm xử lí nước;

- Tiềm năng của các đầm lầy nhân tạo như là trạm xử lí nước thải phụ trong việc giảm lượng virus cũng như xử lí nước cho tái sử dụng;

- Đánh giá hiệu quả của chuỗi lò phản ứng cho việc xử lí nước thải ni-tơ.

 HUS Media - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   |