Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Hội nghị Quốc gia Thái học Việt Nam lần thứ VII “Cộng đồng Thái – Kadai Việt Nam: Những vấn đề phát triển bền vững”
Ngày 30/3/2015, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu long trọng tổ chức Hội nghị Quốc gia Thái học lần thứ VII với chủ đề “Cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam: Những vấn đề phát triển bền vững” tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, đúng vào dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Chương trình Thái học Việt Nam.

Với mục đích tiếp tục làm sáng tỏ những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam, khẳng định vai trò, vị trí của cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và cộng đồng Thái - Kadai trên thế giới, trong lịch sử, hiện tại và tương lai; những vấn đề đặt ra đối với cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam trong quá trình phát triển bền vững của cộng đồng cũng như cả vùng Tây Bắc, trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và chuyển đổi sinh kế…; đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử đó trong bối cảnh công nghiệ hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Tư vấn cho Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ và UBND các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, đặc biệt là UBND tỉnh Lai Châu, nơi có đông cư dân cộng đồng các dân tộc ngữ hệ Thái - Kadai sinh sống, những vấn đề thực tế của cộng đồng các dân tộc ngữ hệ Thái -Kadai ở Việt Nam; Đề xuất các chính sách và cơ chế đặc thù phục vụ cho mục tiêu phát triển và phát triển bền vững đối với cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam, trên quan điểm phát triển bền vững vùng Tây Bắc, trong đó đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc Thái – Kadai tỉnh Lai Châu

Đến dự Hội nghị có các ông Lê Văn Lân, Phó trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc; TS. Dương Công Tý, đại diện Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, GS.TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội khoa học thành phố Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô; đại diện của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Đại học Tây Bắc, Đại học Tân Trào, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu; đại diện Ban Dân tộc các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, nơi có đông cư dân ngữ hệ Thái – Kadai sinh sống cùng đông đảo các nhà khoa học.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Trưởng ban Tổ chức Hội nghị đã trình bày tóm tắt vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển Chương trình Thái học Việt Nam trong suốt 25 năm với những thành tựu nổi bật là đã tổ chức thành công 6 kỳ Hội nghị toàn quốc về Thái học với các chủ đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế,… của đồng bào Thái - Kadai, thu hút được tổng số hơn 500 nhà Thái học trên cả nước tham gia.

Trong đó, ba kỳ Hội nghị toàn quốc về Thái học đầu tiên được tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Từ Hội nghị lần thứ tư Viện VNH&KHPT, Chương trình Thái học Việt Nam đã phối hợp với UBND một số tỉnh tổ chức Hội nghị Thái học tại các địa phương có đông cư dân các tộc người ngữ hệ Thái – Kadai sinh sống. Đó là một chủ trương đúng và có hiệu quả, thiết thực góp phần vào việc tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị, di sản văn hóa của các tộc người ngữ hệ Thái – Kadai nói riêng và các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở các địa phương, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Tiếp theo là bài phát biểu chào mừng Hội nghị của ông Vương Văn Thành, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Đồng Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị, khẳng định việc tỉnh Lai Châu được chọn là đơn vị đăng cai tổ chức Hội nghị Thái học lần này là niềm vinh dự, tự hào, góp phần cổ vũ, động viên Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh quyết tâm hơn nữa trong quá trình xây dựng và phát triển.

Hội nghị đã nghe báo cáo đề dẫn của PGS.TS. Vương Toàn, Chủ nhiệm Chương trình Thái học Việt Nam. Báo cáo đề dẫn khẳng định Ban Tổ chức Hội nghị Quốc gia Thái học Việt Nam lần thứ VII nhận được 183 bài, với 184 tác giả gửi đến từ 17 tỉnh thành. Trong đó gần một nửa số tác giả là người các dân tộc ngữ hệ Thái - Kadai: Thái (50), Tày (21), Nùng (6), Giáy (2); Nhiều tác giả là giảng viên các trường Đại học và Cao đẳng: Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), Đại học Tân Trào (Tuyên Quang), Đại học Tây Bắc (Sơn La), Đại học Thái Nguyên, Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, Cao đẳng Sư phạm Lào Cai,…. Nhiều tác giả có bề dày nghiên cứu khoa học, như: GS.TSKH Phan Đăng Nhật, GS.TS Hoàng Nam, GS.TS Trần Trí Dõi, PGS.TS Vương Toàn, PGS.TS Nguyễn Thị Yên, PGS.TS Hoàng Văn Ma,… cũng có bài tham luận gửi tới Hội nghị.

Các báo cáo có nội dung tập trung vào 10 chủ đề sau: 1. Quá trình tộc người gắn với lịch sử quốc gia; 2. Kinh tế truyền thống; 3. Xã hội truyền thống; 4. Tri thức bản địa; 5.Văn hóa vật thể; 6. Văn hóa tâm linh; 7. Văn hóa truyền thống; 8. Tiếng nói và chữ viết; 9. Những biến đổi trong hội nhập và phát triển; 10. Thái học Việt Nam phát triển cùng với thế giới. Căn cứ vào yêu cầu chất lượng chuyên môn và đảm bảo phù hợp với chủ đề của Hội nghị, Ban Tổ chức và Ban Biên tập đã lựa chọn 90 bài đưa vào Kỷ yếu (của 110 tác giả, từ 17 tỉnh/ thành phố), tập trung trong 4 nội dung lớn: Các vấn đề Lịch sử, các vấn đề Văn hóa, các vấn đề Kinh tế - xã hội và các vấn đề Hội nhập và phát triển.

Sau phiên họp toàn thể khai mạc Hội nghị, Hội nghị chia thành 2 tiểu ban chuyên môn theo các chủ đề:

Tiểu ban 1: Với chủ đề “Cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam: Bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống”, các báo cáo tập trung trình bày và thảo luận trong hai phiên họp với nội dung chính sau:

Phiên họp thứ nhất thảo luận xung quanh vấn đề “Đóng góp của các dân tộc ngữ hệ Thai - Kadai với lịch sử và văn hóa Việt Nam”;

Phiên họp thứ 2 thảo luận vấn đề: “Văn hóa nghệ thuật các dân tộc ngữ hệ Thái - Kadai trong hội nhập, phát triển”

Tiểu ban 2: Chủ đề “Cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam: Những vấn đề phát triển bền vững” với hai phiên họp:

Phiên họp thứ nhất thảo luận nội dung “Ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc ngữ hệ Thái - Kadai trong hội nhập và phát triển”;

Phiên họp thứ 2, với chủ đề “Cộng đồng các dân tộc ngữ hệ Thái - Kadai với các vấn đề tái định cư và phát triển du lịch cộng đồng”.

Các báo cáo đều ít nhiều đề cập đến những vấn đề có tính thời sự, cấp bách được các học giả quan tâm nhiều nhất đó là: các vấn đề truyền thống chuyển dịch sang các vấn đề của cuộc sống đương đại, góp phần vào việc giải quyết các vấn đề nóng đang đặt ra trong thực tiễn phát triển bền vững của cộng đồng các dân tộc, các địa phương vùng Tây Bắc hiện nay.

Có nhiều ý kiến thảo luận, trăn trở của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý đến từ các tỉnh thành trên cả nước là làm thế nào để bảo tồn và phát huy những giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa truyền thống của từng dân tộc, đồng thời đánh thức và khai thác những tiềm năng về kinh tế, du lịch,… vùng Tây Bắc phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững của các cộng đồng dân tộc ngữ hệ Thái – Kadai Việt Nam nói riêng của cả khu vực và đất nước Việt Nam ta nói chung.

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm Chương trình Thái học Việt Nam (1990- 2015), Ban tổ chức đã trao tặng hoa và bằng chứng nhận vinh danh và tri ân cho 47 cá nhân có thành tích đặc biệt, đóng góp cho quá trình nghiên cứu và thúc đẩy sự phát triển của Chương trình Thái học Việt Nam.

Với những kết quả thu được từ Hội nghị này, Ban tổ chức đã tự hào khẳng định rằng Hội nghị quốc gia Thái học lần thứ VII, năm 2015 với chủ đề: “Cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam: Những vấn đề phát triển bền vững” đã thành công tốt đẹp.

Hy vọng trong thời gian tới dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với sự phối hợp có trách nhiệm của các ngành địa phương, chương trình Thái học Việt Nam sẽ cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử trong bối cảnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Không ngừng phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và cộng đồng Thái - Kadai trên thế giới, trong lịch sử hiện tại và tương lai. Hội thảo đồng thời đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững; tham vấn cho Hội đồng Dân tộc Quốc hội, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ủy Ban Dân tộc và UBND các tỉnh, thành phố, nơi có đông cư dân cộng đồng các dân tộc ngữ hệ Thái – Kadai sinh sống, những vấn đề thực tế của cộng đồng các dân tộc ngữ hệ Thái – Kadai ở Việt Nam.

Hội nghị Quốc gia Thái học lần thứ VIII, dự kiến sẽ được tổ chức tại Nghệ An vào năm 2017.

 

 Nguyễn Thị Phương Anh - Nguyễn Quang Anh - VNU - IVIDES
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   |