Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
GS. Nguyễn Văn Khánh: “Hiểu sử, để hiểu đâu là truyền thống, thế mạnh của dân tộc”
GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh vinh dự là 1 trong 13 cá nhân điển hình tiên tiến được vinh danh tại chương trình "Vinh quang VN năm 2015" lần thứ XII của Tổng Liên đoàn LĐ Việt Nam (*). Họ là những tấm gương thực sự toả sáng, có sức lan toả sâu rộng với xã hội, xứng đáng là những tập thể, cá nhân được nhân dân, đất nước ghi nhận và có sức lan toả lớn, báo Lao động đã có cuộc trò chuyện với GS. Nguyễn Văn Khánh, Cổng Thông tin Điện tử ĐHQGHN xin đăng lại bài phỏng vấn ý nghĩa này.

Với lịch sử: Đến bằng duyên và gắn bó bằng đam mê!

PV: Là gương mặt được vinh danh tại “Vinh quang Việt Nam”, GS có thể chia sẻ một vài suy nghĩ, cảm xúc của mình?

- Thật sự là tôi thấy rất bất ngờ khi nhận được tin là được đưa vào danh sách 15 tập thể, cá nhân được vinh danh trong chương trình “Vinh quang Việt Nam 2015” của Tổng LĐLĐVN. Vừa bất ngờ, nhưng đồng thời tôi cũng thấy vui và vinh dự, có phần thấy mình được ưu ái hơn so với nhiều đồng nghiệp khác trong ngành giáo dục ĐH và nghiên cứu khoa học trong nước.

PV: Vì cơ duyên nào mà GS đến với chuyên ngành lịch sử (LS), yêu và gắn bó với bộ môn này cho đến bây giờ?

- Khi thi vào ĐH, tôi thậm chí chưa biết rõ ngành LS là như thế nào, bởi tôi dự định sẽ thi vào ngành y. Nhưng đến sát ngày thi, tôi bất ngờ nhận được giấy gọi thi vào Trường ĐH Tổng hợp. Lúc đầu thì không thấy vui, nhưng càng học càng cảm thấy thú vị, dần dần có đam mê với môn này.

PV: Trong vô vàn vấn đề lớn của LS, đâu là đề tài khiến GS quan tâm và dày công nghiên cứu sâu?

- Đề tài mà tôi ấp ủ, để tâm nghiên cứu lâu nhất chính là về đội ngũ trí thức VN trong suốt 30 năm qua. Những năm trước đổi mới, ở VN việc đánh giá về đội ngũ trí thức còn dè dặt. Một số ý kiến cho rằng đề cao trí thức đồng nghĩa với hạ thấp vai trò giai cấp công nhân. Những năm đổi mới, không khí tự do học thuật trong nước ngày càng phát triển, vai trò của trí thức được đánh giá phù hợp với thực tế hơn, khách quan hơn. Điều mà tôi tâm đắc khẳng định là trí thức luôn là lực lượng tiêu biểu cho trí tuệ đất nước, khởi đầu đề xướng cho những tư tưởng mới về chính trị, văn hóa, học thuật… và tôi cống hiến hết mình cho tư tưởng này, nhưng đôi khi vẫn bị đánh giá chưa thật công bằng, đầy đủ.

PV: Theo GS, sứ mệnh của ngành LS đối với sự phát triển của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại?

- Quan điểm của tôi là con người phải biết gốc gác, nếu không sẽ lạc hướng, không biết mình là ai, đi đâu, về đâu. Đối với VN, con người VN cần hiểu rõ LS dân tộc để biết được đâu là truyền thống, bản sắc, là thế mạnh của người VN, dân tộc VN. Học sử là để hiểu mình biết người, là để nuôi dưỡng và bồi đắp lòng yêu quê hương, đất nước, biết tự tôn dân tộc. Hiểu sử sẽ hiểu được thực tại và có thể định hướng con đường đi phía trước, hướng tới tương lai một cách rõ ràng và tự tin nhất.

“Xem nhẹ môn lịch sử là nguy cơ!”

PV: Một thực tế khá đau lòng là hiện nhiều HS-SV không mặn mà với môn sử, thậm chí không ít em quay lưng với môn học được cho là quá khô khan. GS suy nghĩ gì về điều này?

- Theo tôi, trước hết là do nhận thức chưa đúng về vai trò môn LS đối với đào tạo toàn diện con người, bồi dưỡng nhân cách, ý thức dân tộc của con người. Dạy sử chỉ đơn thuần là dạy về quá khứ của đất nước. Các em cần hiểu LS trong sự vận động toàn diện với các chiều cạnh, lĩnh vực khác nhau. Lý do thứ hai là việc giảng dạy bộ môn này chưa khoa học, chưa tiếp cận và khơi dậy hứng thú, đam mê tìm hiểu LS trong HS-SV. Đây là nguy cơ không nhỏ đối với các thế hệ trẻ. Không biết mình là ai, như thế nào, yếu mạnh ra sao thì sẽ bị yếu thế trong phát triển.

PV: Với chủ trương đổi mới GD nói chung và đổi mới GD ĐH nói riêng, Trường ĐH KHXHNV đã có những thay đổi nào nổi bật, thưa GS?

- Là thành viên của ĐHQG HN, trường đã thực hiện chủ trương đổi mới phương thức tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực. Đây là một trong những đổi mới quan trọng. Thứ hai, trường đổi mới quản trị ĐH, theo đó đánh giá kết quả công việc của cán bộ giảng viên bằng sản phẩm đầu ra thay vì quản lý hành chính về thời gian. Công việc được đánh giá qua sản phẩm vào cuối tháng, cuối kỳ và cuối năm.

PV: Xin trân trọng cảm ơn GS!

Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Văn Khánh sinh năm 1955 tại Hải Dương, hiện là Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Với các hướng nghiên cứu chính là lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa, Trí thức Việt Nam trong lịch sử, Ruộng đất nông nghiệp và nông thôn Việt Nam thời cận - hiện đại, ông đã công bố (viết một mình, chủ biên và đồng tác giả) trên 20 cuốn sách và 100 bài viết trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước; tham gia đào tạo hàng trăm cử nhân, hàng chục tiến sĩ, thạc sĩ cho nhiều trường đại học. Đặc biệt ông vinh dự nhận 3 giải thưởng khoa học gồm Công trình khoa học tiêu biểu của ĐHQGHN vào các năm 2009, 2012 và Giải Bạc sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam năm 2013. 

(*) Chương trình Vinh quang Việt Nam do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương phối hợp với Báo Lao Động tổ chức. Năm 2015, chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ 12 được tổ chức ngày 28/7/2015 tại Hà Nội với chủ đề “Trưởng thành cùng đất nước”.

 

 

 Dương Hà (thực hiện) - Báo Lao động
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   |