Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Nhà từ học hàng đầu thế giới
GS.TSKH Nguyễn Châu được cộng đồng nghiên cứu vật liệu từ, từ học ở Việt Nam và châu Á đánh giá là một trong những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực này, đặc biệt là các vật liệu ferit, perovskit, vật liệu từ nano tinh thể… Tính đến nay, ông đã làm chủ nhiệm trên 40 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và cùng các cộng sự công bố 350 công trình nghiên cứu, trong đó gần 100 công trình công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín. Năm 2005, ông đã được trao giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với công trình Một số thành tựu tiêu biểu trong nghiên cứu vật liệu từ tính: Ferit, perovskit, vật liệu từ vô định hình và vật liệu từ có cấu trúc nano. Ông cũng đã được tặng Huân chương Kháng chiến hạng B; Huân chương Lao động hạng: Nhất, Nhì, Ba; danh hiệu Chiến sĩ Thi đua toàn quốc.

Nhà từ học hàng đầu thế giới

Lúc gặp mặt, GS Nguyễn Châu đưa cho tôi một tập giấy và nói: “Đây là sự tâm đắc của tôi, sản phẩm mà tôi hài lòng nhất trong những năm tháng làm khoa học”. Mở tập giấy, tôi mới hiểu ông nói gì. Đó là tập danh sách liệt kê các bài báo quốc tế trong giai đoạn 2004 - 2008. Chỉ trong gần 5 năm, ông và các cộng sự đã công bố 52 công trình trên các tạp chí quốc tế. Trong đó, nhiều công trình được đăng trên Tạp chí về Từ học và vật liệu từ - Journal of Magnetism and Magnetic Materials - tạp chí uy tín nhất của giới từ học. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một phần trong sự nghiệp khoa học của GS Nguyễn Châu. Tính đến nay, ông đã chủ trì trên 40 đề tài nghiên cứu các cấp và cùng các cộng sự công bố trên những tạp chí quốc tế có uy tín. Sinh viên ngành vật lý chất rắn của Việt Nam vẫn thường gọi GS Nguyễn Châu là “sư tổ” của ngành từ học, còn các nhà khoa học thì đánh giá ông là một trong những chuyên gia hàng đầu về từ học của thế giới.

GS Nguyễn Châu sinh năm 1939 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 1960 và được giữ lại làm việc tại khoa Vật lý. Năm 1963 ông được cử đi làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Tổng hợp Lomonoxop (Liên Xô cũ). Năm 1965, sau khi bảo vệ thành công luận án TS, ông trở về nước tiếp tục giảng dạy tại Khoa Vật lý. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, ông là Trưởng đoàn nghiên cứu khoa học phục vụ cho quốc phòng tại Học viện Kỹ thuật quân sự với nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng vật liệu từ. Năm 1988, ông giữ cương vị chủ nhiệm khoa Vật lý.

Hơn 40 năm gắn bó với giảng đường đại học, GS Nguyễn Châu luôn gắn kết công tác giảng dạy với nghiên cứu khoa học và đạt được nhiều thành công. Trong các nghiên cứu về ferit, ông đã chỉ ra có thể sử dụng nguyên liệu Fe2O3, BaCO3 cũng như MnO trong nước để chế tạo các ferit từ cứng và từ mềm chất lượng cao. Đặc biệt, ông đã đề xuất giải pháp bổ sung một lượng nhỏ La thay thế cho Fe để chế tạo các nam châm ferit từ tính cao. Đã sử dụng phương pháp ép đẳng tĩnh khuôn cao su cho ferit Sr dị hướng vừa làm tăng mật độ khối của vật liệu, vừa làm tăng mạnh khả năng định hướng của các hạt ferit đơn đomen có dị hướng hình dạng lớn. Kết quả là, đã đạt được tích năng lượng từ đạt kỷ lục thế giới 5,5 MG.Oe (kỷ lục này đã được giữ vững hàng chục năm). Từ các kết quả trên, hàng trăm ngàn sản phẩm nam châm chất lượng cao đã được đưa vào phục vụ quốc phòng và dân sinh.

Việc phát hiện ra hiệu ứng từ trở khổng lồ trong các perovskit đã làm cho vật liệu này trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu sôi nổi nhất từ năm 1995. GS Nguyễn Châu đã cập nhật hướng nghiên cứu này tại Bộ môn Vật lý chất rắn, sau đó tại Trung tâm Khoa học vật liệu. Ông đã tiến hành hàng loạt nghiên cứu về các hiệu ứng đa dạng và lý thú như hiệu ứng thủy tinh spin, từ trở lớn, từ nhiệt lớn… và lần đầu tiên đã chỉ ra rằng, trong vật liệu có trật tự điện tích tại chuyển pha phản sắt từ - sắt từ, biến thiên entropy từ là dương, khác hẳn với những kết quả nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học khác. Đặc biệt, ông là người đầu tiên phát hiện hiệu ứng từ nhiệt khổng lồ trong các băng vô định hình xảy ra tại nhiệt độ phòng cho đến vài trăm độ bách phân, nhất là chỉ cần một biến thiên từ trường rất nhỏ. Kết quả này mở ra triển vọng ứng dụng các vật liệu nghiên cứu trong một thế hệ thiết bị làm lạnh mới bằng từ trường, thay thế cho các máy lạnh phổ biến hiện nay. Những kết quả nghiên cứu của GS Nguyễn Châu đã được nhiều nhà nghiên cứu có uy tín trên thế giới về từ học và vật lý các vật liệu từ tính trích dẫn và đánh giá cao. Với thành tích khoa học xuất sắc, GS Nguyễn Châu cùng hai cộng sự gần gũi nhất của mình là GS. TS Bạch Thành Công và GS. TS Đặng Lê Minh đã được trao giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2005 cho công trình: “Một số thành tựu tiêu biểu trong nghiên cứu vật liệu từ tính: Ferit, perovskit, vật liệu từ vô định hình và vật liệu từ có cấu trúc nano”.

Là người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo Trung tâm Khoa học vật liệu, GS Nguyễn Châu đã tập hợp và đào tạo được một đội ngũ cán bộ nghiên cứu về từ học và vật lý các vật liệu từ tính hàng đầu ở nước ta. Dưới sự dẫn dắt của ông, ngành từ học của Việt Nam không những đã hội nhập với ngành từ học quốc tế mà còn giữ vị trí cao trong giới từ học châu Á. Bằng chứng là trong khoảng 10 năm (1999 – 2008), ông cùng các đồng nghiệp đã tham dự trên 50 hội nghị quốc tế và trình bày nhiều báo cáo khoa học, trong đó có nhiều báo cáo mời và chủ tọa nhiều phiên họp của các tiểu ban. GS Nguyễn Châu cũng được mời phản biện nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế.

Vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, khi Viện Vật lý (Viện KH&CN Việt Nam) mở hướng nghiên cứu mới về các vật liệu từ tính, GS Nguyễn Châu cũng là người đã sáng lập ra phòng Vật liệu từ của Viện này trên cương vị Trưởng phòng kiêm nhiệm. Đề tài nghiên cứu thời ấy của ông trong Viện về các vật liệu từ tính chứa đất hiếm sau này được Viện Khoa học vật liệu phát triển thành hướng nghiên cứu nam châm NdFeB có ứng dụng rộng rãi, đóng góp quan trọng vào sự phát triển công nghiệp nước ta và cũng đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2005.

“Nếu có được một cuộc đời thứ hai, tôi lại sẽ nguyện hiến dâng cho sự nghiệp trồng người”

Đó là tâm sự của GS Nguyễn Châu trong buổi lễ phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, và quả thật, ông đã dành cả đời mình cho sự nghiệp này. Dưới sự dìu dắt của ông, nhiều thế hệ học trò đã trưởng thành, trong đó không ít người thành đạt. Ông không chỉ dạy các sinh viên, học viên cao học, hướng dẫn nghiên cứu sinh, mà còn dành rất nhiều giờ giảng cho các em học sinh chuyên lý cấp 3, truyền cho các em tình yêu lớn lao đối với môn vật lý. Ông quan niệm: “Chúng ta cần chăm lo đào tạo các nhân tài trẻ, vì tôi tin tưởng sâu sắc rằng chính đội ngũ các nhà khoa học trẻ đầy tài năng và sáng tạo sẽ làm thay đổi bộ mặt của khoa học Việt Nam trong thế kỷ XXI”.

Năm 1999, ông là người sáng lập, đồng thời là Giám đốc đầu tiên của Trung tâm Khoa học vật liệu, Khoa Vật lý, Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Suốt thời gian đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo Trung tâm, với uy tín khoa học của cá nhân, ông đã cùng các đồng nghiệp thực hiện nhiều đề tài/dự án quan trọng, phát huy được tiềm năng nghiên cứu của tập thể cán bộ Trung tâm. Những ai đã từng làm việc ở Trung tâm đều không quên được những điều đã trở thành “nguyên tắc” như: Chỉ được nói bằng tiếng Anh trong các semina, các báo cáo đều phải viết bằng tiếng Anh, đi dự hội nghị quốc tế về phải báo cáo kịp thời về bức tranh phát triển khoa học trên thế giới và những nghiên cứu đang được quân tâm… và “thầy Châu” luôn sẵn sàng là người về muộn nhất để tìm cho ra một phép đo hoặc một vấn đề nảy sinh trong quá trình nghiên cứu. Dưới sự hướng dẫn sát sao của ông, chỉ tính riêng năm 2004, Trung tâm đã công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín và trên 50 công trình được công bố tại các hội nghị quốc tế; đăng ký 3 đề tài cấp nhà nước ( cả 3 đề tài sau này đều được nghiệm thu với mức xuất sắc). Theo ông, bí quyết để xây dựng một tập thể nghiên cứu mạnh mà ông đã áp dụng thành công ở Trung tâm là “đoàn kết - đầm ấm - công bằng”.

Có lẽ ông là trường hợp hiếm hoi trong số các nhà khoa học Việt Nam có rất nhiều người nước ngoài xin được làm học trò. Sau những lần đi dự hội nghị quốc tế, nhiều người khi được  tiếp xúc với ông đã tha thiết đề nghị được ông nhận làm học trò. Hiện tại, ông vẫn còn giữ nhiều bức thư gửi từ Malaysia, Ai Cập, Ấn Độ, Mông Cổ,Iran xin được sang học tập và nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học vật liệu.. Tuy nhiên, do một số vấn đề về cơ chế, thủ tục nên ông đành lỗi hẹn với họ. Mặc dù vậy, cũng đã có 3 nghiên cứu sinh người Băng la đét được ông hướng dẫn thành công.

Năm 2008, sau ca phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm, ông đã bị liệt gần như toàn cơ thể. Nhưng bằng nghị lực và sự kiên trì hiếm có, ông đã dành 3-4 tiếng một ngày, chịu sự đau đớn về thể xác để tập đi, tập cầm nắm… Sau 3 năm kiên trì, đến giờ ông đã có thể tự đi lại trong phòng và thậm chí những lúc khỏe, ông còn dành thời gian dự và giảng bài trong một số semina của Trung tâm Khoa học vật liệu. Một lần nữa, ông lại là tấm gương sáng cho các học trò của mình về lòng kiên trì và sự quyết tâm Các học trò của ông có mặt ở nhiều nước như Mỹ, Singapore, Canada, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều hướng về ông với niềm tôn kính. Có người điện thoại từ ngàn dặm xa xôi về để xin được lấy tên ông đặt cho đứa con đầu lòng, có người gửi cho ông chiếc máy sưởi hay lọ thuốc bổ để ông dùng khi trái nắng, trở trời… đó là niềm vui, nguồn động viên giúp ông vợi đi những suy tư trong cuộc sống. Tuy nhiên, “sự ra đi” của các học trò đôi lúc cũng làm ông thấy chạnh lòng, ông tâm sự: “khoa học cơ bản hiện nay nói chung không có sự hấp dẫn cao với thế hệ các sinh viên trẻ và rất ít có cơ may đào tạo các sinh viên xuất sắc trở thành lực lượng thay thế cho những nhà khoa học giỏi đang ngày càng giảm về số lượng, lão hóa về tuổi đời và năng lực, trong khi cuộc sống lại có quá nhiều điều phải lo toan…

 Minh nguyệt - Bản tin ĐHQGHN số 296
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   |