Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Bài phát biểu của PGĐ Thường trực ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo khoa học “ĐH Đông Dương trong nền giáo dục Pháp Việt nửa đầu thế kỷ 20 Những vấn đề lịch sử và văn hóa”

 

Kính thưa Ngài Jean-Noël Poirier, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại VN

Kính thưa các vị đại biểu, khách quý, thưa các nhà khoa học tham dự Hội thảo

Ngày này cách đây 110 năm, ngày 16 -5-1906 Toàn quyền Paul Beau ký Nghị định số 1514a thành lập Đại học Đông Dương, với điều đầu tiên khẳng định "Cơ sở đào tạo này có nhiệm vụ phổ biến ở Viễn Đông, chủ yếu là thông qua tiếng Pháp, những kiến thức và phương pháp châu Âu." Đây là một văn bản pháp lý quan trọng đánh dấu sự ra đời của trường đại học theo mô hình giáo dục đại học hiện đại đầu tiên Việt Nam. Và nơi đây, công trình, quần thể kiến trúc số 19 Lê Thánh Tông này, một trong số ít công trình kiến trúc đẹp nhất của thủ đô Hà Nội xây dựng dưới thời thuộc Pháp đã   trở thành biểu tượng cho sự khởi đầu của nền giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ hiện đại. Và cũng chính giảng đường lịch sử này, những kiến thức tiên tiến của thời đại đã được giảng dạy và học tập. Con đường lịch sử từ sự khởi đầu của DHDD từ đó đến nay đã có rất nhiều bước thăng trầm, những bước thăng trầm đó cũng chính là những chặng phát triển quan trọng của lịch sử giáo dục đại học và lịch sử tri thức Việt Nam.

Ngay sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập Ban Đại học Văn khoa nằm trong Trường Đại học, do ông Đặng Thai Mai làm Giám đốc. "Trường Đại học" được nói tới ở đây chính là Đại học Đông Dương, vì trước đó chưa có bất cứ một thiết chế giáo dục nào khác có danh xưng là "Trường Đại học" trên toàn cõi Việt Nam.  Ngày 15/11/1945, Trường Đại học tổ chức lễ khai giảng năm học đầu tiên và chính thức mang tên là Trường Đại học Quốc gia Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, Trường có 5 ban là: Y khoa, Khoa học, Văn khoa, Chính trị xã hội và Mỹ thuật. Trường được trao sứ mệnh mới, mục đích đào tạo mới, và do đó, các nội dung chương trình đào tạo được thay đổi triệt để. Tham gia giảng dạy ở tất cả các ban là các giáo sư người Việt Nam, các nhà văn hoá, nhà hoạt động chính trị – xã hội, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới dự, phát biểu trong lễ khai giảng và trao bằng cho các sinh viên khóa trước bị gián đoạn học tập.

Ngày 5/6/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2183/PC thành lập 5 trường đại học và 15 trường trung học chuyên nghiệp, trong đó có Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Theo đó, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội là đơn vị kế thừa trực tiếp Trường Đại học Quốc gia Việt Nam. Ngoài cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức và truyền thống học thuật, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội còn kế thừa đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học đầu tiên được đào tạo và trưởng thành từ Đại học Đông Dương và Đại học Quốc gia Việt Nam.

Đến cuối thế kỷ 20, những yêu cầu về phát triển và  hội nhập quốc tế trong giáo dục đào tạo, sự tác động mạnh mẽ của các cuộc cách mạng KH&CN và sự lan tỏa của mô hình kinh tế tri thức đã tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Năm 1993, Chính phủ quyết định thành lập ĐHQGHN nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực mang tính đột phá, đáp ứng nhu cầu của công cuộc phát triển đất nước trong tình hình mới. ĐHQGHN được xây dựng dựa trên nòng cốt là Trường ĐH Tổng hợp HN. Đây là sự khẳng định mô hình đại học hiện đại đa ngành, đa lĩnh vực trên cơ sở tiếp nối truyền thống học thuật được khởi đầu từ Đại học Đông Dương và phát huy truyền thống đó lên một tầm cao mới.

Kính thưa quý vị đại biểu, khách quý, các nhà khoa học

Nhìn lại lịch sử phát triển, có thể thấy ĐHQGHN được kế thừa và tiếp nối một truyền thống đại học lâu dài từ Đại học Đông Dương về danh tiếng của đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn. Đại học Đông Dương đã từng là nơi hội tụ nhiều nhà khoa học nổi tiếng đến giảng dạy và nghiên cứu với những công trình khoa học đạt tầm vóc thế giới. Bên cạnh đó, Đại học Đông Dương đã đào tạo nhiều cá nhân giữ các vị trí chủ chốt trong các viện nghiên cứu và cơ quan quản lý ở khu vực Đông Dương trước đây. Từ Đại học Đông Dương đã có những cá nhân xuất sắc có đóng góp lớn cho Cách mạng cũng như nền khoa học của thế giới và Việt Nam  như: Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp, Tôn Thất Tùng, Tôn Thất Bách, Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân. Truyền thống này lại được tiếp nối bởi các thế hệ sau đó dưới mái trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, với các nhà giáo, nhà khoa học danh tiếng như Nguỵ Như Kontum, Lê Văn Thiêm, Đặng Thai Mai, Trần Đức Thảo. ĐHQGHN ra đời gắn với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Nhiều cựu sinh viên của ĐHQGHN đã và đang giữ các vị trí quan trọng trong các cơ quan Đảng, Chính phủ, trong hệ thống giáo dục, nghiên cứu và cơ quan quản lý các cấp của đất nước.

Sự kế thừa của ĐHQGHN từ Đại học Đông Dương còn là định hướng của một trường đại học tầm quốc tế, hội nhập thế giới.  Trước đây, Đại học Đông Dương là mốc khởi đầu cho giáo dục nước ta theo mô hình hiện đại của thế giới.  Tiếp nối truyền thống này, ĐHQGHN ra đời đáp ứng yêu cầu cần  có một đại học hàng đầu, dẫn dắt sự phát triển giáo dục đại học trình độ cao, thực hiện những nghiên cứu khoa học cơ bản định hướng ứng dụng có tầm vóc và phạm vi ảnh hưởng lớn, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Sự tiếp nối, kế thừa của ĐHQGHN từ ĐH Đông Dương còn được thể hiện ở mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực, được nâng lên ở một tầm vóc mới. Ngay từ khi mới thành lập, cơ cấu tổ chức của Đại học Đông Dương gồm 5 trường thành viên đào tạo nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như: Trường Luật và Hành chính, Trường Khoa học, Trường Y khoa, Trường Xây dựng dân dụng, và Trường Văn khoa

ĐHQGHN được xây dựng dựa trên cơ sở sáp nhập một số trường đại học lớn ở Hà Nội, mà nòng cốt là Trường ĐH Tổng hợp HN. Đây chính là sự tiếp tục khẳng định mô hình đại học hiện đại đa ngành, đa lĩnh vực. Đến nay, ĐHQGHN là một trung tâm giáo dục đại học với 31 đơn vị thành viên, trực thuộc, trong đó bao gồm 7 trường ĐH thành viên, 5 khoa trực thuộc, 5 viện nghiên cứu, 2 trung tâm nghiên cứu và nhiều đơn vị dịch vụ, phục vụ, trải đều các nhóm lĩnh vực: khoa học tự nhiên – y dược; khoa học xã hội và nhân văn; khoa học kỹ thuật – công nghệ; và, khoa học liên ngành.  

Có thể thấy một sự kế thừa cả về mô hình, vị thế học thuật, định hướng, tính chất của ĐHQGHN từ ĐH Đông Dương. Với ý nghĩa đó, Hội thảo khoa học: “ ĐH Đông Dương trong nền giáo dục Pháp Việt nửa đầu thế kỷ 20 Những vấn đề lịch sử và văn hóa ” là dịp để chúng ta cùng làm rõ thêm những vấn đ lịch sử   của một giai đoạn phát triển đặc biệt của giáo dục đại học nước nhà, giai đoạn định hình của nền giáo dục đại học hiện đại. Phần khởi đầu của giáo dục đại học hiện đại đã bắt đầu từ DDHDDD, tiền thân của ĐHQGHN.

ĐHQGHN mong muốn các nhà khoa học tập trung   cùng nhau làm sáng tỏ những vấn đ lịch sử  của việc thành lập  ĐH Đông Dương, như một hồi cố chiêm nghiệm lịch sử. Chúng ta cũng cần rút ra những bài học lịch sử bài từ một thời kỳ hội nhập quốc tế bị động, cho những vấn đ của ngày hôm nay, từ kinh nghiệm lịch sử khẳng định và định hướng phát triển cho đại học Quốc gia HN hiện tại và tương lai. Đặc biệt, những vấn đ văn hóa, học thuật của một thời kỳ mà tầng lớp trí thức trưởng thành trong môi trường giáo dục Pháp Việt, thời mưa Âu gió Á với tinh thần dân tộc nồng hậu và ý thức trách nhiệm xã hội cao cả đã không ngừng vươn lên tự trưởng thành, phấn đấu hy sinh cho cộng đồng và dân tộc. Những bài học đó còn nguyên giá trị cho việc đào luyện một tầng lớp trí thức mới của thời hội nhập quốc tế chủ động và dân tộc độc lập, tự do ngày nay.

Kính thưa quý vị đại biểu, khách quý, các nhà khoa học

Tại hội thảo kỷ niệm long trọng này, VNU ghi nhận đóng góp của trường ĐHKHXHNV trong việc tích cực chuẩn bị cho hội thảo được phân công. Trân trọng cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài VNu đã hăng hái tham gia, góp thêm các tiếng nói khoa học. Xin trân trọng cảm ơn các vị khách quý đã tới tham dự buổi họi thảo này ngày hôm nay.

Xin trân trọng cảm ơn và chúc hội thảo của chúng ta thành công rực rỡ./.

 

>>> Một số tham luận tại hội thảo: 

- Tham luận: “Từ ĐH Đông Dương đến ĐHQGHN: Suy nghĩ về xu hướng của giáo dục đại học hiện đại Việt Nam” – GS.TSKH Vũ Minh Giang, ĐHQGHN

- Tham luận: “ĐH Đông DươngSự du nhập giáo dục châu Âu vào Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” – GS. Vũ Dương Ninh, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

- Tham luận: “ĐH Đông Dương (1906-1945) và những bài học lịch sử” – TS.Đào Thị Diến, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

- Tham luận: “ĐH Đông Dương 1906-1945, nỗ lực hiện đại hóa và định hướng ứng dụng” – TS. Trần Thị Phương Hoa, Viện nghiên cứu châu Âu

- Tham luận: “Sơ bộ đánh giá giá trị lịch sử và khoa học kho tài liệu tiếng Pháp của ĐH Đông Dương tại Trung tâm Thông tinThư viện, ĐHQGHN” – TS. Nguyễn Hoàng Sơn, Trung tâm Thông tinThư viện, ĐHQGHN

- Tham luận: “Lịch sử thăng trầm của ĐH Đông DươngNhững tác động từ chính sách của chính quyền thực dân Pháp” – PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

- Tham luận: “Đại học Đông Dương trên hành trình khai phóng của dân tộc Việt Nam thời cận đại” - GS.TS Phạm Hồng Tung, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN

- Tham luận: “Đại học Đông Dương ngày xưa và ĐHQGHN hôm nay: Một thế kỷ và một thập kỷ - Một lộ trình (Lạm bàn nhỏ)” – GS.TS Đinh Văn Đức, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

- Tham luận: “Đại học Đông Dương với vấn đề hiện đại hóa và giải phóng dân tộc ở Việt Nam: 1906-1945” – PGS.TS Trần Viết Nghĩa, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

- Tham luận: “Đại học Đông Dương trong lịch sử khoa học và giáo dục Việt Nam” – TS.Nguyễn Mạnh Dũng, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

 VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   |