Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Kỷ niệm 110 năm Đại học Đông Dương: Những bước phát triển quan trọng của giáo dục đại học và tri thức của Việt Nam
Ngày 16/5/2016, ĐHQGHN tổ chức hội thảo với chủ đề: “Đại học Đông Dương trong nền giáo dục Pháp – Việt nửa đầu thế kỷ XX – Những vấn đề lịch sử và văn hóa” nhân kỷ niệm 110 năm thành lập ĐH Đông Dương - tiền thân của ĐHQGHN (16/5/1906 – 16/5/2016).

Phó Giám đốc thường trực ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn đã tới dự và chủ trì hội thảo.

Cùng dự có ngài Jean-Noël Poirier – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pháp tại Việt Nam, ngài Mehoi Salim – Tùy viên Hợp tác khoa học và Đại học, Đại sứ quán Pháp, các Phó Giám đốc ĐHQGHN: Nguyễn Hữu Đức, Lê Quân, lãnh đạo Văn phòng và các Ban chức năng của ĐHQGHN, lãnh đạo các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN và đông đảo nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu trong và ngoài nước.

Trong diễn văn trình bày tại hội thảo, Phó Giám đốc thường trực ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn đã điểm qua lịch sử nhiều biến động của ĐH Đông Dương. và khẳng định: “ĐHQGHN được kế thừa và tiếp nối một truyền thống đại học lâu dài từ ĐH Đông Dương về danh tiếng của đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn”. Đại học Đông Dương đã từng là nơi hội tụ nhiều nhà khoa học nổi tiếng đến giảng dạy và nghiên cứu với những công trình khoa học đạt tầm vóc thế giới. Bên cạnh đó, Đại học Đông Dương đã đào tạo nhiều cá nhân giữ các vị trí chủ chốt trong các viện nghiên cứu và cơ quan quản lý khu vực trước đây.

Từ Đại học Đông Dương đã có những cá nhân trưởng thành, xuất sắc có đóng góp lớn đất nước, cũng như nền khoa học của thế giới như: Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp, Tôn Thất Tùng, Tôn Thất Bách, Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân. Truyền thống này lại được tiếp nối bởi các thế hệ sau đó dưới mái trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, với các nhà giáo, nhà khoa học danh tiếng như Nguỵ Như Kontum, Lê Văn Thiêm, Đặng Thai Mai, Trần Đức Thảo. ĐHQGHN ra đời gắn với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Nhiều cựu sinh viên của ĐHQGHN đã và đang giữ các vị trí quan trọng trong các cơ quan Đảng, Chính phủ, trong hệ thống giáo dục, nghiên cứu và cơ quan quản lý các cấp của đất nước.

Sự kế thừa của ĐHQGHN từ Đại học Đông Dương còn là định hướng của một trường đại học tầm quốc tế, hội nhập thế giới. ĐHQGHN ra đời đáp ứng yêu cầu cần có một đại học hàng đầu, dẫn dắt sự phát triển giáo dục đại học trình độ cao, thực hiện những nghiên cứu khoa học cơ bản định hướng ứng dụng có tầm vóc và phạm vi ảnh hưởng lớn, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Đến nay, ĐHQGHN là một trung tâm giáo dục đại học với 31 đơn vị thành viên, trực thuộc, trong đó bao gồm 7 trường ĐH thành viên, 5 khoa trực thuộc, 5 viện nghiên cứu, 2 trung tâm nghiên cứu và nhiều đơn vị dịch vụ, phục vụ, trải đều các nhóm lĩnh vực: khoa học tự nhiên – y dược; khoa học xã hội và nhân văn; khoa học kỹ thuật – công nghệ; và, khoa học liên ngành.

Sự ra đời của ĐH Đông Dương đánh dấu bước ngoặt trong giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, từ nền giáo dục Nho học tới nền giáo dục hiện đại. Một xã hội muốn phát triển phải lấy giáo dục làm nền tảng, chúng ta có trách nhiệm hợp tác các nhà khoa học trong và ngoài nước phát huy các giá cốt lõi của ĐH là khai sáng, bình đẳng, tự do, hợp tác và tiến bộ xã hội.

Trên cơ sở những tư liệu và cách tiếp cận mới, các nhà khoa học đã thảo luận đ tiếp tục làm rõ bối cảnh xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, những chính sách của chính quyền Pháp đối với Đông Dương đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục; sự kiện thành lập ĐH Đông Dương và tác động của nó đến sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam thời hiện đại trong việc kiến lập một mô hình phát triển mới với nhiều ngành, lĩnh vực khoa học mới; cách thức tư duy, tiếp cận mới.  

Ngay sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập Ban Đại học Văn khoa nằm trong Trường Đại học, do ông Đặng Thai Mai làm Giám đốc. "Trường Đại học" được nói tới ở đây chính là Đại học Đông Dương, vì trước đó chưa có bất cứ một cơ sở giáo dục nào khác có danh xưng là "Trường Đại học" trên toàn cõi Việt Nam. Ngày 15/11/1945, Trường đại học tổ chức lễ khai giảng năm học đầu tiên và chính thức mang tên là Trường Đại học Quốc gia Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, Trường có 5 ban là: Y khoa, Khoa học, Văn khoa, Chính trị xã hội và Mỹ thuật. Trường được trao sứ mệnh mới, mục đích đào tạo mới, và do đó, các nội dung chương trình đào tạo được thay đổi triệt để. Tham gia giảng dạy ở tất cả các ban là các giáo sư người Việt Nam, các nhà văn hoá, nhà hoạt động chính trị – xã hội, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới dự, phát biểu trong lễ khai giảng và trao bằng cho các sinh viên khóa trước bị gián đoạn học tập.

Ngày 5/6/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2183/PC thành lập 5 trường đại học và 15 trường trung học chuyên nghiệp, trong đó có Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Theo đó, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội là đơn vị kế thừa trực tiếp Trường Đại học Quốc gia Việt Nam. Ngoài cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức và truyền thống học thuật, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội còn kế thừa đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học đầu tiên được đào tạo và trưởng thành từ Đại học Đông Dương và Đại học Quốc gia Việt Nam.

Đến cuối thế kỷ 20, những yêu cầu về phát triển và  hội nhập quốc tế trong giáo dục đào tạo, sự tác động mạnh mẽ của các cuộc cách mạng KH&CN và sự lan tỏa của mô hình kinh tế tri thức đã tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Năm 1993, Chính phủ quyết định thành lập ĐHQGHN nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực mang tính đột phá, đáp ứng nhu cầu của công cuộc phát triển đất nước trong tình hình mới. ĐHQGHN được xây dựng dựa trên nòng cốt là Trường ĐH Tổng hợp HN, Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.

- Toàn văn phát biểu của Phó Giám đốc Thường trực ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn

>>> Các tin tức liên quan trên báo chí:

- (Ảnh) Hội thảo “Đại học Đông Dương trong nền giáo dục Pháp – Việt nửa đầu thế kỷ XX – Những vấn đề lịch sử và văn hóa”

- Đại học Đông dương - gợi mở những suy ngẫm về diện mạo giáo dục đại học hiện đại

- (Ảnh) Một số hình ảnh tòa nhà Đại học Đông dương - một công trình kiến trúc tiêu biểu đầu thế kỷ XX

- Báo điện tử Dân trí: Đại học Đông Dương: Thiết chế đại học hiện đại đầu tiên ở Việt Nam

- Báo Nhân dân: Đại học Đông Dương trong nền giáo dục Pháp - Việt

- Báo điện tử VTVNews: Kỷ niệm 110 năm Đại học Đông Dương

- (VTV1 - Thời sự 12h 16/05/2016) Kỷ niệm 110 năm ĐH Đông Dương:

 

- (VTV1 - Thời sự 19h 16/05/2016) 110 năm ĐH Đông Dương:

 

 

 Hương Giang - Ảnh: Quốc Toản
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   |