Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Vai trò của ngân hàng xanh trong xanh hóa nền kinh tế
Đó là chủ đề của hội thảo quốc gia do Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN phối hợp với Tổ chức Tài chính IFC và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV tổ chức ngày 16/9/2016.

Hội thảo nhằm hỗ trợ nâng cao nhận thức cũng như thúc đẩy tiến trình tham gia của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Tham dự hội thảo có các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia hoạch định chính sách kinh tế cùng đông đảo cán bộ, sinh viên Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt ngày 25/9/2012. Chiến lược đã đưa ra ba mục tiêu cụ thể: Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao; Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.

Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách đã trình bày báo cáo và thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến việc thực thi chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020.

TS. Cấn Văn Lực – Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV cho rằng, vai trò của ngân hàng xanh thể hiện qua hoạt động cấp tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường: góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, đóng góp tích cực cho sự phát triển cân bằng, hài hòa; nâng cao nhận thức của các chủ thể kinh tế về các vấn đề môi trường, xã hội; hạn chế rủi ro tín dụng, rủi ro danh tiếng và rủi ro pháp lý cho ngân hàng…

Theo PGS.TS Trần Thị Thanh Tú – Chủ nhiệm Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN, để áp dụng mô hình ngân hàng xanh tại Việt Nam, Chính phủ cần xây dựng và ban hành các biện pháp và chính sách khuyến khích phát triển hoạt động ngân hàng xanh, thí điểm thành lập và nhân rộng mô hình ngân hàng xanh… Về phía các ngân hàng thương mại Việt Nam, cần nâng cao nhận thức của lãnh đạo về mô hình ngân hàng xanh, vai trò của ngân hàng xanh trong nền kinh tế xanh, nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng trong thẩm định môi trường, kỹ thuật, chủ động tìm kiếm khách hàng, nhu cầu tài chính xanh… Cùng với đó, các trường ĐH, Viện nghiên cứu, Tổ chức quốc tế cần tăng cường phối hợp, chủ động trao đổi về cơ hội hợp tác nghiên cứu, tham gia tích cực vào các diễn đàn, hội thảo trong nước và khu vực về ngân hàng xanh, tài chính xanh, kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp để tìm kiếm, phát hiện nhu cầu tài chính xanh.

Bà Nguyễn Thiên Hương – Chuyên gia chương trình Quản lý rủi ro Môi trường xã hội, Tổ chức Tài chính quốc tế IFC chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy tài chính xanh ở các nước đang phát triển trong đó tập trung phân tích những sáng kiến và chính sách đã triển khai để góp phần xanh hóa hệ thống tài chính nhằm huy động các nguồn lực cần thiết phục vụ cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Bà Nguyễn Thiên Hương dẫn chứng, hệ thống quản lý và giảm thiểu rủi ro hiệu quả trong đó có rủi ro môi trường xã hội có thể lượng hóa được tác động của biến đổi khí hậu và giảm thiểu nguồn lực đối với mức sinh lời của danh mục tín dụng và đầu tư. Do vậy, cần tận dụng các cơ hội kinh nghiệm bền vững như: các sản phẩm tài chính mới và các mảng khách hàng mới.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã đánh giá vai trò của ngân hàng xanh trong quá trình phát triển bền vững, cụ thể là tập trung phân tích thực trạng triển khai mô hình ngân hàng xanh cũng như đưa ra một số khuyến nghị áp dụng mô hình ngân hàng xanh tại Việt Nam; đánh giá nhận thức chung cũng như nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và mức độ đáp ứng các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm thu hút doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư xanh cũng như gia tăng sự tham gia của hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp các nguồn tín dụng xanh.

Kinh tế xanh là một nền kinh tế hướng tới mục tiêu cải thiện đời sống của con người và tài sản xã hội, đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên. Phát triển kinh tế xanh đang là xu hướng lựa chọn cho một tương lai không thảm họa, thân thiện với môi trường.

Nền kinh tế xanh phải hội tụ đủ 3 điểm chính: Thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính; Tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu, phát triển các ngành công nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ; Tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.

>>> Các tin tức liên quan:

- Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2016

- Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2015

- Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2014

- Hội thảo quốc tế "Đánh giá tác động xã hội: Góc nhìn toàn cầu”

 Thiên Bình - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   |