Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
GS. Lê Thị Quý - nhà khoa học suốt đời cho "giấc mơ" bình đẳng giới
Nhiều năm qua, giáo sư Lê Thị Quý – Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN được cộng đồng biết tới như một nhà khoa học có những hoạt động tích cực đấu tranh cho bình đẳng giới, đặc biệt là các hoạt động hỗ trợ những phụ nữ là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình, buôn bán người.

GS Lê Thị Quý là người đặt nền móng cho các mô hình phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở nhiều địa phương; là người đầu tiên gióng hồi chuông nghiên cứu lĩnh vực phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới và cùng với Viện Nghiên cứu Thanh niên lập những mô hình hỗ trợ những phụ nữ là nạn nhân trở về tại Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương từ những năm 1997 - 2000.

Ở Việt Nam, GS Lê Thị Quý còn là nhà khoa học đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy về khoa học Giới, Lí thuyết Nữ quyền, Gia đình học, Xã hội học gia đình. Cô đã có tiếng nói đóng góp quan trọng xây dựng Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 và các luật khác liên quan đến Giới như Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình. Trong bối cảnh khoa học nghiên cứu về gia đình ở nước ta còn khá mới mẻ, công trình Gia đình học (NXB Lí luận Chính trị, 2007; tái bản năm 2009) - do GS Lê Thị Quý cùng GS Đặng Cảnh Khanh thực hiện - là cuốn sách đầu tiên đưa ra khái niệm Gia đình học với tính cách là một môn khoa học chuyên ngành ở Việt Nam.

Nghiên cứu khoa học là công việc vất vả và đòi hỏi sự đam mê, kiên trì, thậm chí nhiều hi sinh mới có thành quả, điều ấy hoàn toàn đúng với cuộc đời của GS Lê Thị Quý. Với tính cách quyết liệt, xốc vác, ưa hoạt động, lại sinh ra trong một gia đình theo Nho học, nề nếp, lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh nên cô sớm có ý thức tự lập, biết chấp nhận hoàn cảnh và luôn nỗ lực vượt khó. Từ bé cô đã ham học, đặc biệt học giỏi các môn Văn, Sử. Khi trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, cô theo học ngành Lịch sử - một sự lựa chọn mà đến giờ cô vẫn cảm thấy là đúng đắn. Được học Sử tại một trong những cái nôi khoa học hàng đầu đất nước với những nhà giáo danh tiếng đã giúp cô có kiến thức nền tảng vững chắc, có nhân sinh quan và thế giới quan đúng đắn, có cách nhìn nhận các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống một cách khách quan, đa diện và có chiều sâu. Đây là những yếu tố quan trọng để thành công trong mọi nghề nghiệp.

Một bước ngoặt đến với cuộc đời và sự nghiệp của GS Lê Thị Quý vào năm 1975, sau giải phóng miền Nam, cô cùng gia đình vào TP Hồ Chí Minh và về nhận công tác tại Ban Sử của Viện Khoa học Xã hội tại TP Hồ Chí Minh. Thời gian này, không chỉ nghiên cứu Lịch sử mà cô còn bắt đầu tiếp xúc với Xã hội học qua chính người bạn đời - GS Đặng Cảnh Khanh (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên).

Giai đoạn 1977 - 1981 là những năm cả đất nước khó khăn, đặc biệt đối với những gia đình trí thức. Thiếu thốn vật chất nhưng cô vẫn gồng mình lên chịu đựng, vượt qua và kiên trì với khoa học. Chính trong những năm tháng này, cô bắt đầu có những nghiên cứu đầu tiên về mại dâm tại Sài Gòn.

Năm 1989, cô sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh và nhận bằng Tiến sĩ tại Viện hàn lâm khoa học. Về Hà Nội, cô được phân công làm Thư kí tòa soạn Tạp chí Khoa học và Phụ nữ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ (Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam). Chính trong thời gian này, cô tìm hiểu sâu hơn về nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, bạo lực gia đình lúc đó được coi là những vấn đề “nhạy cảm” không ai muốn làm... và nhận thấy sợi dây liên kết các vấn nạn này thành một vòng tròn oan nghiệt với cuộc sống của nhiều người phụ nữ. Vào những năm 90 của thế kỉ trước, đây là những vấn đề không dễ tiếp cận và khai thác.

Khi theo đuổi hướng nghiên cứu này, cô gặp nhiều khó khăn như sự ngăn cản từ nhiều phía và sự bất hợp tác từ chính các nạn nhân nhưng với sự kiên trì và nỗ lực không ngừng nghỉ, cô đã đạt được những thành công bước đầu trong việc đưa nạn mại dâm thành vấn đề nghiên cứu khoa học và đóng góp nhiều giải pháp với Ủy ban phòng chống AIDS quốc gia, Bộ Lao động Thương binh Xã hội lúc đó. Sau đó là những nghiên cứu ngăn chặn nạn bạo hành gia đình tại Hà Nội, Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Thừa Thiên Huế và các tỉnh khác. Những mô hình dựa vào cộng đồng, dùng sức mạnh của cộng đồng chống bạo lực gia đình sau này còn được nhân thêm ở một số địa phương khác…

Năm 1996, cùng với một số nhà nghiên cứu Hà Lan, Campuchia, Thái Lan, GS Lê Thị Quý là người đầu tiên triển khai dự án về Phòng chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam. Kết quả của dự án là công trình Các vấn đề về buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới xuất bản năm 2000, để ngay sau đó, đề tài về nạn buôn bán người được đưa lên bàn thảo luận tại nhiều hội thảo chính thức cấp quốc gia và quốc tế. Đồng thời, kế hoạch bảo vệ, giúp đỡ nạn nhân của nạn buôn bán người hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống bắt đầu được đặt ra trong toàn xã hội.

Nhờ những nghiên cứu tiên phong và gây tiếng vang về bình đẳng giới tại Việt Nam, ngay từ năm 1992, giáo sư được UNESCO, UNIFEM và nhiều quốc gia mời tham dự hội thảo, nghiên cứu, thuyết trình, được Quĩ Fulbright mời giảng tạị trường đại học Clark (bang Massachussett) của Mỹ. Năm 2005, cô là một trong số 1000 phụ nữ trên thế giới được đề cử giải Nobel hòa bình. Cho đến nay, cô là học giả uy tín và quen thuộc của Việt Nam tại nhiều diễn đàn, sự kiện khoa học quốc tế về các chủ đề Giới, Nữ quyền, Công tác xã hội… Năm 2010, cô trở thành nữ giáo sư đầu tiên của ngành Xã hội học.

Bên cạnh sự nghiệp khoa học và hoạt động xã hội với những thành tích đáng ghi nhận, GS Lê Thị Quý còn có một tổ ấm gia đình thật sự hạnh phúc. Đó là một gia đình từng có nhiều thế hệ cùng tham gia nghiên cứu khoa học, và ít nhiều đều để lại những thành tựu. Có lẽ chính điều đó đã góp phần chắp cánh để một phụ nữ bề ngoài tưởng như “yếu đuối” như cô đã dám “dấn thân” đau đáu suốt đời trong sự nghiệp đấu tranh vì quyền bình đằng giới cho phụ nữ.

Đôi nét về GS Lê Thị Quý

- Năm sinh: 1950

- Quê quán: Bắc Ninh

- Tốt nghiệp đại học tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1967

- Nhận bằng Tiến sĩ Lịch sử tại Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô năm 1989

- Được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 2002, Giáo sư năm 2010

- Đơn vị công tác:

 + Khoa Xã hội học, Trường ĐHKHXH&NV.

+ Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển, Trường ĐHKHXH&NV.

- Chức vụ quản lí:

+ Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển (2002 - 2013).

+ Viện trưởng Viện nghiên cứu Giới và Phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học Kĩ thuật Việt Nam (2013 - 2015).

- Các hướng nghiên cứu chính: Lí thuyết Nữ quyền, Phụ nữ và các vấn đề tệ nạn xã hội. 

- Các công trình khoa học tiêu biểu:

+ Vấn đề ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ ở Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, 2000.

+ Bạo lực gia đình - Một sự sai lệch giá trị (viết chung), NXB Khoa học Xã hội, 2007.

+ Mại dâm, quan điểm và giải pháp (chủ biên), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xuất bản, 2000.

+ Gia đình học (viết chung), NXB Lí luận Chính trị, 2007.

+ Giáo trình Xã hội học Giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.

+ Giáo trình Xã hội học Gia đình, NXB Chính trị - Hành chính, 2011.

 Thanh Hà / VNU-USSH / - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   |