Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Khởi nghiệp bằng điện ảnh ở Khoa Văn học
Cách đây hơn 10 năm, một dự án khởi nghiệp với sự tài trợ của Quỹ Ford (Ford Foundation) đã được khởi động tại khoa Văn học, trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội: dự án biên kịch, lý luận và phê bình điện ảnh. Tại nước ngoài, đặc biệt ở Mỹ, điện ảnh không hề xa lạ với bấtc ứ ai, dù học nghề gì, nhưng ở Việt Nam, chỉ cách đây hơn mười năm, học điện ảnh, ngay cả với sinh viên văn chương, cũng là một sự xa lạ. Sinh viên khoa Văn có học được điện ảnh không?Hãy nhìn lại mô hình một dự án khởi cách đây chưa lâu tại khoa Văn học…

Một phát biểu có tính khởi nghiệp

Không phải chỉ đến lúc này mà từ hàng chục năm trước, khoa Văn học, trường ĐHKHXH & NV dã lường trước được cái ngày, hàng trăm sinh viên mỗi khóa tốt nghiệp từ cơ sở đào tạo của mình sẽ có bước đầu khởi nghiệp vô cùng khó khăn. Hàng năm. Cứ vào  đầu và cuối năm học, trong các cuộc họp Hội đồng khoa học khoa, bài toán “đầu ra” cho sinh viên vẫn luôn là câu hỏi đau đầu nhất với các thầy, cô giáo. Tôi vẫn nhớ, một thầy giáo được coi là “nghệ sĩ hát rong” của khoa– thầy Nguyễn Hùng Vĩ, đã từng “nhại” lời bài hát Tình đất đỏ miền Đông của nhạc sĩ Trần Long Ẩn trong một lần bầu chủ nhiệm mới, (với kỳ vọng tìm ra được người tài giỏi nhất giải bài toán đầu ra cho khoa): sau khúc khởi đầu đầy hứng khởi (“Ăn tết ra là toàn khoa đi họp/Phương châm họp là vui vẻ, kết đoàn”), nhưng đến gần cuối thì “câu ca từ” không khỏi ngậm ngùi chua chát: “Được cái đầu vào, nhưng khó cái đầu ra”. Hiện tượng này không chỉ riêng với khoa Văn học, mà còn với nhiều khoa khác như Ngôn ngữ học, Chính trị học, Xã hội học, Sử học, Thông tin thư viện, thậm chí ngay với cả Báo chí và Truyền thông vốn được coi là một ngành học “hót”. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu: xã hội đổi thay, nhu cầu sống và việc làm của con người cũng thay đổi, không thể có cái gì đứng yên một chỗ. Giáo dục đại học cũng thế. Không thể có một nền giáo dục nào, dù tốt đến mấy, có thể đáp ứng được nhu cầu xã hội trong tất cả mọi thời kỳ. Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 60 năm thành lập khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nôi gần đây nhất (20/11/2016), Giám đốc Đại học Quốc gia Nguyễn Kim Sơn (vốn cũng xuất thân từ sinh viên chuyên ngành Hán Nôm), đã dám “đi thẳng” vào vấn đề “nóng nhất” – việc làm của sinh viên: “Thế gian vô thường, mọi thứ luôn biến đổi. Sự hoài niệm về  khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây rất cần được tôn trọng và coi đó là một giá trị mà Đại học Tổng hợp đã tạo ra trong quá khứ. Nhưng mọi thứ vẫn phải vận động và tiến lên. Khoa Văn học ngày nay, cần tiếp tục thay đổi và thích ứng với cuộc sống mới. Cần đổi mới về mô hình phát triển và tương lai của Khoa Văn học. Khoa học cơ bản, văn chương và nghệ thuật đang đứng trước thách thức to lớn của thời kinh tế thị trường. Sinh viên không thể có nhiều việc làm và sống bằng nghề nghiên cứu văn học, một nghề rất ít người và dành cho nhóm tinh hoa, có năng khiếu và đặc biệt đam mê. Mô hình giảng dạy và nghiên cứu phê bình văn học chuyên biệt như vậy chỉ còn tồn tại ở vài ba quốc gia trên thế giới”. Nhiều thầy cô giáo có mặt trong buổi lễ hôm đó đều tâm đắc với ý kiến của Giám đốc Nguyễn Kim Sơn. Thực ra, câu chuyện về sinh viên khoa học cơ bản, trong đó có sinh viên ngành văn thất nghiệp dài dài đã được bàn đến từ lâu rồi, hoặc chỉ ở các hậu trường. Đây là lần đầu tiên nó được phát biểu trên diễn đàn, nơi có cả các thầy cô giáo và sinh viên tham dự trong một ngày trọng đại. Và tôi coi đó là một Phát biểu có tính khởi nghiệp…

Khởi nghiệp bằng điện ảnh ở Khoa Văn học…

Thực ra nói đến một dự án khởi nghiệp tại Khoa Văn học, không phải chỉ đến bây giờ, do quá “bức xúc” mới được nhắc đến nhiều, mà từ hàng chục năm trước, nó đã được đặt ra một cách quyết liệt. Tôi nhớ vào khoảng năm 2003, khi thế kỷ XXI chỉ mới “rảo những bức chân đầu tiên”, Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội đã nhận một dự án, mà ban đầu ai cũng nghĩ nó quá xa lạ: dự án đào tạo biên kịch và lý luận, phê bình điện ảnh do Quỹ Ford tài trợ. Dự án kéo dài trong 8 năm, với khoản kinh phí tài trợ lên tới gần một triệu rưỡi đô la, với một cái đích rất rõ ràng: đào tạo mỗi năm 30 học viên (đã tốt nghiệp các ngành khoa học cơ bản) nghề viết kịch bản, phê bình điện ảnh và xây dựng chuyên ngành Nghệ thuật học. Về sau này khi có điều kiện, tôi tâm sự với Tiến sĩ Michael DiGrigorie, cán bộ điều phối chương trình của Quỹ Ford: Tại sao lại là Khoa Văn mà không phải là trường Sân khấu – Điện ảnh, ông trả lời rất dung  dị: Bởi lẽ, trường SKĐA đã là nơi đào tạo nghề điện ảnh rồi, nếu bảo rằng cần đào tạo nghề thì họ không cần nữa, họ có thể tự làm được. Trong khi, sinh viên Khoa Ngữ văn có cái nền văn chương rất cơ bản, nếu được học thêm điện ảnh, họ sẽ dễ dàng tìm kiếm việc làm. Mà biết đâu đấy, điện ảnh Việt Nam sẽ có thêm một cơ hội cất cánh?

Bây giờ thì tôi hiểu. Nhưng ở thời điểm cách đây hơn mười năm thì tôi không hiểu, hoặc nếu có thì cũng chỉ lờ mờ. Đúng ra, trong chuyên đề Tiểu thuyết phương Tây, học sinh đã được tiếp cận với “mối giao duyên” kỳ thú: tiểu thuyết và điện ảnh”. Đây có thể coi là một hướng nghiên cứu liên ngành - một phương pháp tất yếu cho nhiều ngành khoa học hiện nay. Vậy nhưng có một thời kỳ dài, chúng tôi, những nhà giáo Khoa Văn lại không nghĩ tới điều đó. Trong khoảng 8 năm dự án vận hành, một lớp học điện ảnh được coi  là hiện đại nhất đã được mở ra tại Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội. Năm đầu tiên, gần như toàn bộ sinh viên chất lượng cao khóa 46 đã tham gia lớp học. Họ thực sự thấy thích thú. Vì lớp học chỉ với 30 học viên, bàn ghế được sử dụng như một lớp học thông minh (có thế sắp xếp linh hoạt theo yêu cầu của từng tiết học); giáo viên được mời từ các trường đại học nổi tiếng nhất ở Mỹ, các nhà biên kịch, đạo diễn, những nhà làm phim từ các nền điện ảnh khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Vương quốc Anh, Giáo sư David Jame (Đại học Nam California), Giáo sư Timothy Corrigan (Đại học Pensylvania), nhà sản xuất phim Chiến tranh giữa các vì sao, đạo diễn Vichtor Vũ, Đặng Nhật Minh, Phạm Nhuệ Giang, Phan Đăng Di, Charlie Nguyễn (dạo diễn phim Dòng máu anh hùng), biên kịch Vincent Ngô…, đã được mời đến giảng dạy. Lớp học hoàn toàn thực hiện theo phương pháp khởi nghiệp. Sinh viên được chia thành các nhóm khác nhau (biên kịch và lý luận phê bình).

Mỗi buổi học bao giờ cũng được bắt đầu bằng việc xem và sau đó thì phân tích phim. Phương pháp giảng dạy không hẳn là “cầm tay chỉ việc”, nhưng cũng có thể gần như thế. Chẳng hạn, lớp biên kịch bắt đầu bằng các ý tưởng cho một kịch bản. Sau đó một ý tưởng hay nhất sẽ được lựa chọn. Và ít nhất trong ba tháng đầu tiên, thầy và trò sẽ phải “đánh vật” cùng nhau phát triển kịch bản này. Từng sinh viên sẽ phải phát biểu ý kiến riêng về phương hướng phát triển kịch bản. Giáo viên góp ý cho từng chi tiết. Rồi đến lượt mỗi người sẽ tốt nghiệp khóa học 10 tháng bằng một kịch bản do chính họ thực hiện. Với nhóm Lý luận và phê bình, mỗi buổi học đều là một thực hành phân tích phim. Do không phải học thụ động, sinh viên đã tìm được sự say mê trong mỗi buổi học của mình. Họ say sưa với các bộ phim, biết được thế nào là một khuôn hình, các loại cỡ cảnh, góc quay, ánh sáng, phân biệt được dựng phim (editing) khác với Montage như thế nào?; cứ sau mỗi cuối khóa, sinh viên lại được cấp học bổng sản xuất phim ngắn. Tóm lại, một lớp học khởi nghiệp với đúng nghĩa đen của nó. Tôi vẫn nhớ ngay trong khóa đầu tiên, một kịch bản dự thi của toàn lớp tại Đài truyền hình Trung ương, dưới sự hướng dẫn của biên kịch Nguyễn Quang Lập đã giành giải Bạc. Nhiều bài viết phê bình, giới thiệu phim đã được in trên các báo.

Trong 6 khóa đào tạo biện kịch tại dự án này, tôi cũng không ngờ, những em sinh viên chuyên ngành Ngữ văn (về sau còn có thêm các chuyên ngành khác kể cả khối kỹ thuật cũng được tham dự), lại có thể tạo nên được những thành tựu đáng tự hào như thế: một thế hệ những nhà biện kịch trẻ ra đời, hàng trăm tập phim truyền hình (Lập trình trái tim, Nhà có nhiều cửa sổ, Âm tính, Những người con rể nhà họ Lê…), và cả những kịch bản điện ảnh gần đây (Tâm hồn bé bỏng, Lệ phí tình yêu, Bi…, đừng sợ; Cha và con..và; Em là bà nội của tôi) của cả thầy và trò Dự án điện ảnh ra mắt công chúng, báo hiệu đây là một dự án khởi nghiệp thành công. Đấy là chưa nói đến hàng chục đầu sách, một thư viện phim với hàng ngàn đầu phim, một câu lạc bộ điện ảnh, và đặc biệt, một bộ môn Nghệ thuật học (đã chính thức đào tạo chuyên ngành cao học Lịch sử và lý luận phê bình điện ảnh và truyền hình) đã được hình thành nhờ qua một dự án khởi nghiệp.

Rất cần một ngọn lửa

Quỹ Ford chính thức dừng tài trợ cho dự án điện ảnh tại Khoa Văn học từ năm 2012, nhưng suốt từ 4 năm nay, tinh thần khởi nghiệp nơi đây chưa bao giờ kết thúc. Các lớp đào tạo biên kịch ngắn hạn vẫn được duy trì đều đặn. Nhiều môn học nghệ thuật, trong đó có Điện ảnh học, đã được đưa vào giảng dạy, một chương trình cao học điện ảnh và truyền hình đã chính thức tuyển sinh từ năm 2012; Câu lạc bộ điện ảnh do chính sinh viên quản lý vẫn chiếu phim đều đặn hàng tuần. Trong suốt thời gian vận hành các khóa đào tạo, những học viên ưu tú của dự án vẫn tiếp tục được Ford tài trợ học tiếp cao học tại trường Điện ảnh Nam California. Vũ Quỳnh Hà và Nguyễn Thái Hà đã học tiếp chuyên ngành Sản xuất phim; Phan Gia Nhật Linh, người tham gia dự án ngay từ ngày đầu, nhận học bổng tại khoa Đạo diễn; Hoảng Quý Hà hiện nay vẫn còn tiếp tục chương trình Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận, phê bình, một trong những chuyên ngành yêu cầu khắt khe nhất với những học viên nước ngoài, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Giáo sư David Jame, người đã có tới hai lần sang Việt Nam giảng bài cho lớp điện ảnh. Hiện, khoa Văn học đã chính thức làm việc với Trường ĐHSK&ĐA Thành phố Hồ Chí Minh, mở chương trình Cao học điện ảnh ở phía Nam. Mô hình khởi nghiệp bằng diện ảnh với sinh viên các chuyên ngành khoa học cơ bản, sẽ được tiếp tục duy trì và nhân rộng. Để làm được điều đó, rất cần những khối óc sáng tạo, những trái tim đam mê, và đôi  khi cả một chút liều lĩnh. Bởi lẽ, khôngcó sự say mê, sáng tạo và “liều lĩnh”, sẽ không thể có các dự án khởi nghiệp.

 Trần Hinh - Bản tin số 310-311
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   |