Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Những đứa con hòa bình nghĩ về tương lai
Kỷ niệm 42 năm đất nước thống nhất, PV báo Tuổi Trẻ đã gặp gỡ những người sinh năm 1975 trên mọi miền đất nước, nghe họ chia sẻ về những kỳ vọng ở tương lai khi sinh ra đất nước không còn tiếng sung. Cổng Thông tin điện tử ĐHQGHN xin được trích đăng lại chia sẻ của PGS.TS Vũ Văn Tích – Trưởng ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQGHN và TS. Trịnh Thị Thúy Giang – Phó Chủ tịch CLB Nhà khoa học ĐHQGHN.

PGS.TS Vũ Văn Tích - Trương Ban Khoa học Công nghệ ĐHQGHN: Đổi mới sáng tạo - động lực của phát triển

PGS.TS Vũ Văn Tích trong Lễ ký kết thỏa thuận tài trợ với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Nhìn lại lịch sử nước ta hàng nghìn năm trước và hoàn cảnh của một số quốc gia đang trong cuộc chiến hiện nay, hơn bao giờ hết tôi thấy được trọn vẹn giá trị của nền độc lập và hòa bình.

Tôi nghĩ mỗi cá nhân trong gần 100 triệu đồng bào đều cần biết trân trọng và cố gắng hết mình để gìn giữ hòa bình và nền độc lập quan trọng này, không chỉ cho chúng ta mà còn cho con cháu đời đời sau.

42 năm trôi qua chỉ là một phần rất nhỏ trong lịch sử hàng ngàn năm hình thành và phát triển của dân tộc, nhưng vẫn đủ dài để một quốc gia với gần 100 triệu dân và nhiều tài nguyên có thể cất cánh.

Xét theo góc độ chính trị và bối cảnh xuất phát điểm của đất nước, sự phát triển bền bỉ và vượt bậc của Việt Nam được coi là một kỳ tích.

Từ đống đổ nát của chiến tranh, đến nay đất nước đã có một vị thế đáng kể. Việt Nam đã là thành viên chính thức của hầu hết các tổ chức chính trị, xã hội và diễn đàn kinh tế quốc tế quan trọng.

Có điều phải nói thành thực rằng không cần so sánh số liệu cụ thể, mọi người đều nhận thấy rằng quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam đang ở mức thấp trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, tôi nghĩ đất nước ta sẽ phát triển trong tương lai không xa. Đổi mới sáng tạo cần được đặt ở trung tâm chiến lược phát triển đất nước.

Đổi mới sáng tạo không còn giới hạn ở các phòng thí nghiệm nghiên cứu hoặc trong việc xuất bản các bài báo khoa học, mà còn bao gồm cả những đổi mới, sáng tạo về tổ chức quản lý xã hội hay các mô hình kinh doanh.

Đây chính là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế và sức cạnh tranh đối với các nước đã phát triển cũng như đang phát triển.

TS. Trịnh Thị Thúy Giang - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ các nhà khoa học ĐHQGHN, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên: Tin vào diện mạo tương lai

TS. Trịnh Thị Thúy Giang chụp ảnh lưu niệm cùng các chiến sĩ hải quân Việt Nam nhân chuyến công tác ở quần đảo Hoàng Sa tháng 4/2017

Trong ký ức tuổi thơ tôi, chỉ cần được ăn no mà cơm không phải “độn” khoai sắn đã là niềm mơ ước. Đến khi vào đại học, việc có một chiếc máy tính màn hình đen trắng gõ được văn bản thôi cũng đã quá xa xỉ.

Năm 1997, khi làm khóa luận tốt nghiệp, tôi cần tiếp cận một bài báo viết về 1 thuật toán liên quan đến đề tài của tôi.

Thầy hướng dẫn nói để thầy nhờ bạn nước ngoài gửi tài liệu cho tôi và chắc khoảng từ một đến một tháng rưỡi sẽ nhận được.

Nhưng thời gian làm khóa luận tốt nghiệp không cho phép tôi chờ đợi lâu vậy. Cuối cùng, thầy đã lựa chọn cho tôi một thuật toán khác thay thế mà tài liệu có sẵn ở Việt Nam. Chắc bây giờ trong thời đại thế giới phẳng này mọi người khó có thể tưởng tượng được điều đó...

Kể lại để thấy rằng đất nước hôm nay đã có diện mạo hoàn toàn khác.

Những ngày tháng 4 vừa qua, tham gia đoàn công tác tại quần đảo Trường Sa, tôi thấy ở nơi biển đảo xa xôi ấy cũng đã được trang bị khá đầy đủ dịch vụ phục vụ đời sống của quân và dân.

Đất nước chúng ta từ không đủ ăn bây giờ đã xuất khẩu nông sản và hải sản. Từ chỗ cả làng, cả xóm mới có 1 chiếc tivi, trẻ con cả năm chờ đợi một buổi chiếu phim ở sân bóng của xã... thì bây giờ nhiều nơi đã đạt chuẩn nông thôn mới. Bây giờ chúng ta nghĩ nhiều đến chất lượng cuộc sống chứ không chỉ lo đủ ăn, đủ mặc.

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã ở ngay trước mắt. Có thể chúng ta còn nhiều vấn đề tồn tại, bất cập nhưng không thể đứng ngoài sự phát triển chung của thế giới.

Tôi tin tưởng và kỳ vọng vào thế hệ trẻ - những người được đào tạo bài bản - chính là nguồn lực quan trọng sẽ làm cho Việt Nam hội nhập sâu sắc hơn và phát triển bền vững hơn nữa trong tương lai.

 Hương Giang (tổng hợp) - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   |