Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Sáng tỏ vai trò của cộng đồng Thái – Kadai trong hội nhập và phát triển bền vững
Hội nghị Quốc gia về Thái học với chủ đề 'Phát huy vai trò, bản sắc của cộng đồng các dân tộc Thái - Kadai trong hội nhập và phát triển bền vững' được tổ chức tại huyện Con Cuông, Nghệ An từ 24 - 25/6/2017.

Đây là hội nghị lần thứ VIII được Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội (VVNH&KHPT) phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức.

Hội nghị đã thu hút được hơn 100 tác giả tham gia trong 86 báo cáo khoa học, là cơ hội để các nhà khoa học, các nhà quản lý cùng trao đổi, luận bàn, tiếp tục làm sáng tỏ những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của cộng đồng Thái - Kadai ở Việt Nam gồm nhóm Tày - Thái (8 dân tộc: Tày, Thái,  Nùng, Sán Chay (Cao Lan – Sán Chỉ), Giáy, Lào, Lự, Bố Y) và nhóm Kadai (4 dân tộc: La Chí, La Ha, Cơ Lao,  Pu Péo), đồng thời đề xuất cácgiải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của các cộng đồng dân tộc này trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (ĐHQGHN) Phạm Hồng Tung phát biểu tại hội thảo

Hội nghị góp phần làm sáng tỏ vai trò, vị trí của cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và cộng đồng Thái - Kadai trên thế giới, trong lịch sử và hiện tại. Đề xuất các chính sách và cơ chế đặc thù phục vụ cho mục tiêu phát triển đối với cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam, trên quan điểm phát triển bền vững vùng Tây Bắc và cả nước.

GS.TS Phạm Hồng Tung - Viện trưởng Viện VNH&KHPT, ĐHQGHN cho biết, qua 7 kỳ tổ chức, Hội nghị toàn quốc về Thái học Việt Nam đã thu hút 519 lượt tác giả tham gia trong 486 báo cáo khoa học, trên tổng số 4.403 trang sách và kỷ yếu. Các báo cáo khoa học tham gia Hội nghị đã phản ánh sinh động thực tiễn phát triển của cộng đồng cư dân ngữ hệ Thái - Kadai ở Việt Nam; là cơ sở khoa học cho việc hoạch định và thực thi hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của cộng đồng các tộc người ngữ hệ Thái - Kadai nói riêng, cộng đồng cư dân khu vực Tây Bắc nói chung; đóng góp tích cực, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An Lê Minh Thông nhấn mạnh, việc Hội nghị Quốc gia về Thái học được phối hợp tổ chức tại các tỉnh, địa phương nói chung và Nghệ An nói riêng, là một chủ trương đúng và hiệu quả, thiết thực góp phần vào việc tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị, di sản văn hóa của các tộc người ngữ hệ Thái - Kadai nói riêng và các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung; góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường ở các địa phương, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Một trong các dân tộc ngữ hệ Thái - Kadai của cả nước nói chung, ở Nghệ An nói riêng, người Thái cũng là dân tộc ít người có dân số đông nhất trong cộng đồng các dân tộc ít người của tỉnh (có trên 324.000 người), có mặt ở 12 huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Người Thái có những nét văn hóa đặc sắc, phong phú và đa dạng.

Hội thảo quốc gia về Thái học này là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc giữ gìn những giá trị lịch sử và phát huy văn hóa truyền thống của cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam, nhằm thể hiện sự tôn vinh văn hóa của một cộng đồng người giàu truyền thống, góp phần giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Hội nghị lần này là điểm nhấn quan trọng, điểm mốc đánh dấu bước chuyển hết sức quan trọng về chuyên môn, về khoa học của Chương trình Thái học Việt Nam: Bước chuyển từ việc nghiên cứu, thảo luận về các vấn đề lịch sử, kinh tế, văn hóa trong xã hội truyền thống sang nghiên cứu, thảo luận các vấn đề của cuộc sống đương đại phục vụ cho sự nghiệp phát triển và phát triển bền vững từng cộng đồng, từng dân tộc, khu vực và đất nước. 

Sau phiên khai mạc, Hội nghị được chia thành 2 Tiểu ban, mỗi tiểu ban có 2 phiên làm việc vào buổi sáng và buổi chiều, với tổng cộng 22 tham luận được trình bày và nhiều đại biểu có ý kiến trao đổi và thảo luận, tập trung vào 4 nội dung chính được đặt ra trong Hội nghị: Phát huy vai trò, bản sắc cộng đồng các tộc người Thái – Kadai trong hội nhập và phát triển bền vững trên 4 góc độ văn hóa, xã hội, kinh tế và môi trường.

Hội nghị cũng ghi nhận một chùm tham luận về “Vai trò và phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong hệ thống chính trị và hệ thống chính quyền” ở các tỉnh Nghệ An, Hòa Bình và Sơn La do Ban Dân tộc các tỉnh này thực hiện và nhóm bài về “Tính chất, bản sắc và khả năng thích ứng của cộng đồng dân tộc Thái trong mối quan hệ với cộng đồng các dân tộc khác trong khu vực về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, của TS. Vi Văn An, TS. Hoàng Thị Tố Quyên, HVCH Trần Thị Huệ,…

Bên cạnh đó, còn có một số bài viết của các nhà nghiên cứu trẻ thuộc Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển góp phần nhỏ bé vào thành công của Hội nghị, như bài của ThS. Đặng Ngọc Hà (Liên tục và đứt gẫy của truyền thống trong một cộng đồng người Thái ở Tây Bắc), ThS. Giang Văn Trọng và ThS. Đỗ  Kiên (Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại bản Cắm, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An),…

Các bài này hầu hết đã được trình bày trong các phiên làm việc của Hội nghị, đóng góp phần công sức, trí tuệ vào thành công của Hội nghị Quốc gia về Thái học Việt Nam lần thứ VIII.

Người Thái là một trong những dân tộc có khả năng thổi vào tự nhiên một sức sống mới, khả năng ấy chính là chiều dày của văn hóa phát triển thành truyền thống. Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc văn hoá dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển và hội nhập của đất nước. Hội nghị Thái học được tổ chức tại Nghệ An - vùng đất còn lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa của người Thái ở Việt Nam, tại mảnh đất này cách đây 6 thế kỷ đã làm nên lịch sử “miền Trà Lân trúc chẻ, tro bay”.

(Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Minh Thông)

 Đỗ Ngọc Diệp; ảnh: IVIDES - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   |