Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ: Bước đi chuyên nghiệp và cần thiết
Ngày 18/1/2018, Khoa Luật - ĐHQGHN đã tổ chức hội thảo giới thiệu và khởi động dự án “Đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ cho khu vực bắc bộ và miền trung”.

PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh - Phó Chủ nhiệm phụ trách Khoa Luật, Chủ nhiệm dự án cùng TS. Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đồng chủ trì Hội thảo.

Tham gia Hội thảo có đông đảo các đại biểu đến từ Bộ Khoa học và Công nghệ, các viện nghiên cứu, trường đại học và một số tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (viết tắt là SHTT).

Tại Hội thảo, các đại biểu cùng thống nhất quan điểm rằng cần phải thông tin rộng rãi đến xã hội những kiến thức về sở hữu trí tuệ, nhằm nâng cao nhận thức về SHTT của công chúng, nâng cao trình độ, năng lực của các chủ thể trực tiếp liên quan đến hoạt động SHTT, đặc biệt là các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp và các cơ quan thực thi quyền SHTT.

Sở hữu trí tuệ - những đòi hỏi cấp bách của xã hội 4.0

Phó Cục trưởng Cục SHTT Lê Ngọc Lâm cho biết, SHTT là vấn đề không thể thiếu được trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay. SHTT không những là một nguồn tài sản giá trị của các doanh nghiệp mà còn giúp các doanh nghiệp phát triển rất mạnh. SHTT không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà trở thành vấn đề toàn cầu. Trong nhiều năm qua, Cục SHTT chủ động và phối hợp cùng nhiều đơn vị có liên quan tổ chức nhiều hoạt động để đem kiến thức SHTT đến với đông đảo các đối tượng khác nhau trong xã hội. Nhờ đó, sự hiểu biết của xã hội về SHTT đã từng bước được xác định và gia tăng. Gần đây, số người liên quan đến SHTT thông qua số lượng đơn đăng kí SHTT tăng mạnh sau mỗi năm.

 

Phó Cục trưởng Lê Ngọc Lâm nhấn mạnh, SHTT có tác động đặc biệt đến hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và hoạt động khởi nghiệp. Hoạt động đào tạo về SHTT được Cục SHTT triển khai thường xuyên xong không đủ để đáp ứng các nhu cầu ngày càng nhiều và chuyên sâu của các đối tượng khác nhau.

Ông Phan Tiến Dũng - Phó Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, nền kinh tế toàn cầu hiện nay gắn với đổi mới sáng tạo vì vậy đều có sự gắn kết với SHTT.  Đối với đơn vị khoa học và nghệ, cần có sự quan tâm đặc biệt đến hoạt động SHTT thì mới có thể chuyển giao thành công các kết quả nghiên cứu và thương mại hóa công nghệ.

Phó Trưởng ban Phan Tiến Dũng cho rằng, việc triển khai dự án đào tạo chuyên sâu về SHTT là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Các khóa đào tạo chuyên sâu về SHTT theo mục tiêu của Dự án là một bước đi chuyên nghiệp của hoạt động nâng cao nhận thức về SHTT, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam giai đoạn hiện nay. Tiếp tục các chương trình đào tạo chuyên sâu về luật SHTT, trong đó gắn với hoạt động thương mại hóa công nghệ.

Gần đây, số lượng sáng chế và giải pháp hữu ích của Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam tăng theo từng năm. Năm 2016, Viện có 28 sáng chế, trong khi đó số này đã tăng lên đến hơn 40 vào năm 2017.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn cho rằng, SHTT có quan hệ mật thiết đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của các đại học và viên nghiên cứu. Các đơn vị đào tạo và nghiên cứu thuộc khối ngành công nghệ và kĩ thuật có sự quan tâm đặc biệt đến các sáng chế và giải pháp hữu ích. Ông Sơn nhấn mạnh, SHTT sẽ giúp ích được nhiều hơn cho đội ngũ cán bộ khoa học nếu thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động này.

Đội ngũ cán bộ khoa học mong muốn có thể tra cứu dễ dàng nguồn dữ liệu có sẵn về các bằng sáng chế, nội dung sáng chế, giải pháp hữu ích,... Cùng với đó, ông Sơn tin rằng số lượng đăng kí SHTT sẽ tăng mạnh trong các năm tới nếu qui trình đăng kí SHTT thân thiện với người có nhu cầu và các cơ quan chức năng rút ngắn thời gian xử lí các đơn đăng kí sáng chế và các giải pháp hữu ích.

Xác lập SHTT là động lực của nhà khoa học

Chủ nhiệm Dự án Nguyễn Thị Quế Anh cho biết, cùng với Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh thì Khoa Luật của ĐHQGHN đã tiên phong trong đào tạo chuyên sâu về SHTT. Tại Khoa đã có nhiều chuyên đề và hội thảo liên quan đến xây dựng phát luật về quản lí tài sản trí tuệ. Nhiều học viên sau đại học đã tiến hành các luận văn, luận án liên quan đến SHTT.

Phó Cục trưởng Cục SHTT Lê Ngọc Lâm đánh giá cao những đóng góp của Khoa Luật – ĐHQGHN trong việc triển khai các hoạt động đào tạo về SHTT thời gian qua. Là một trong số các đơn vị tiên phong triển khai đào tạo về SHTT, Khoa phối hợp cùng với Cục nhiều hoạt động khoa học, đưa kiến thức về SHTT tới xã hội.

Ông Lâm nhấn mạnh, một trong những mục đích của dự án là thúc đẩy các đối tượng tận dụng được kiến thức SHTT để phục vụ hoạt động nghiên cứu một cách thực chất. Hoạt động NCKH tạo ra sáng chế và sáng chế đó nuôi lại hoạt động nghiên cứu, đem lại của cải vật chất cho chính cơ sở đào tạo và nghiên cứu đó. Tận dụng và khai thác được những yếu tố của SHTT thì tiết kiệm được nguồn đầu tư, sử dụng giải pháp đã có và không nghiên cứu lặp lại. Việc này sẽ giúp các đơn vị quan tâm đến việc sáng tạo ra các tri thức mới.

Dự án đào tạo chuyên sâu về SHTT: những kết quả trong tương lai

PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh cho biết, mục tiêu của Dự án là tổ chức đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ ở khu vực Bắc Bộ và miền Trung cho các nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp đến SHTT, nhằm góp phần khuyến khích, phát triển việc tạo dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ.

Tính chuyên sâu của chương trình đào tạo trong Dự án này được thể hiện trong thiết kế các chương trình đào tạo về SHTT gắn liền với hoạt động chuyên môn của từng nhóm đối tượng để đảm bảo đáp ứng thiết thực cho hoạt động SHTT của các nhóm đối tượng này.

Dự án dự kiến tổ chức 17 lớp đào tạo chuyên sâu (trong đó có 04 lớp đào tạo thí điểm và 13 lớp đào tạo chính thức) ở khu vực Bắc Bộ và miền Trung với khoảng hơn 400 lượt học viên thuộc các nhóm đối tượng khác nhau được đào tạo. Nhóm thực hiện Dự án có trách nhiệm qui tụ đội ngũ cán bộ khoa học có chuyên môn về SHTT biên soạn bộ tài liệu giảng dạy nhằm cung cấp cho các đối tượng có nhu cầu với mục đích giảng dạy hoặc tham khảo, tự học.

Các chương trình được áp dụng cho 5 nhóm đối tượng: (1) giảng viên các trường đại học khối Khoa học Tự nhiên – Kỹ thuật – Công nghệ; (2) giảng viên các trường đại học khối kinh tế - tài chính và doanh nghiệp; (3) giảng viên các trường đại học khối Khoa học Xã hội và Nhân văn, nghệ thuật, kiến trúc; (4) cán bộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong các cơ quan quản lý thị trường, hải quan, cơ quan công an; (5) cán bộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong các cơ quan viện kiểm sát nhân dân, tòa án.

 Đỗ Ngọc Diệp - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   |