Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
An toàn thực phẩm và phòng chống tác hại của rượu, bia: Thiết lập cơ chế pháp lý thực thi hiệu quả
Ngày 10/5/2018, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Aix - Mareille (Pháp) tổ chức hội thảo quốc tế “Pháp luật về an toàn thực phẩm và phòng chống tác hại của rượu, bia - nghiên cứu so sánh”.

Đây là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, chuyên gia của hai nước Pháp và Việt Nam chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm về các vấn đề liên quan an toàn thực phẩm và phòng chống tác hại của rượu, bia; đồng thời cùng nghiên cứu, trao đổi và đưa ra các đề xuất để hoàn thiện hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia về những vấn đề này.

Hướng học thuật gắn với đời sống

Hội thảo này là một trong nhiều hoạt động khoa học được Khoa Luật tổ chức nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2018. Hội thảo có sự tài trợ của Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu Châu Á - ĐHQGHN.

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu Châu Á Nguyễn Thị Anh Thu chia sẻ,  pháp luật chỉ có giá trị khi gắn liền với đời sống xã hội và phục vụ con người. An toàn thực phẩm, đặc biệt việc quản lí rượu, bia hiện nay đang là vấn đề nổi cộm và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia đang được giới luật học, cơ quan hoạch định chính sách và các nhà quản lý đặc biệt quan tâm. Bà Anh Thu nhấn mạnh, để thực hiện tốt mục tiêu này, nghiên cứu kinh nghiệm lịch sử của các quốc gia trên thế giới là vô cùng cần thiết, tạo cơ sở lí luận quan trọng nhằm cung cấp thêm những đánh giá so sánh và các căn cứ thực hiện để góp phần hoàn thiện dự thảo luật về kiểm soát tác hại của rượu bia.

Với ý nghĩa đó, Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu Châu Á cùng các đơn vị phối hợp hội thảo nhằm mong muốn tạo diễn đàn để các nhà nghiên cứu, chuyên gia của hai nước Pháp và Việt Nam gặp gỡ, chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm và phòng chống tác hại của rượu, bia ở mỗi nước, đồng thời cùng nghiên cứu, trao đổi và đưa ra các đề xuất để hoàn thiện hơn pháp luật của mỗi quốc gia về vấn đề này.

Tạo lập cơ sở lý luận và thực tiễn

An toàn thực phẩm và phòng chống tác hại của rượu, bia là hai trong nhiều vấn đề nhận được sự quan tâm lớn không chỉ ở mỗi quốc gia mà của toàn nhân loại. Thực phẩm bẩn, chứa chất độc hại, không an toàn; lạm dụng bia, rượu và các chất có cồn, không chỉ gây tác hại cho sức khỏe mỗi người, làm gia tăng gánh nặng cho xã hội cả về tài chính, nhân lực và môi trường, mà còn để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nòi giống, sự phát triển bình thường của các thế hệ và xã hội mai sau. Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức vô cùng lớn trong lĩnh vực vệ sinh, an toàn thực phẩm… Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ… đang vô tình hoặc hữu ý vây quanh đời sống thường nhật của mỗi gia đình Việt Nam. Tương tự như vậy, lạm dụng bia rượu, rượu giả, rượu bẩn, rượu được sản xuất bằng cồn công nghiệp… đã trở thành những vấn nạn, gây ra nhiều hệ lụy.

Trong bối cảnh ấy, bên cạnh tuyên truyền nâng cao ý thức, đạo đức của người dân và doanh nghiệp, thiết lập cơ chế quản lý, theo Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội Nguyễn Thị Quế Anh, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thiết lập cơ chế pháp lý thực thi hiệu quả là quan trọng nhất. “Để làm được điều đó, ngoài nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan, tổ chức hữu quan, rất cần vai trò chủ động, đóng góp tích cực hơn của các chuyên gia, nhà khoa học. Những trao đổi, chia sẻ thẳng thắn tại diễn đàn mang tính học thuật chắc chắn sẽ góp phần thiết thực tạo lập cơ sở lý luận và thực tiễn, đồng thời đưa ra những giải pháp mang tính khoa học, hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thiết lập cơ chế pháp lý hữu hiệu, bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống tác hại của rượu, bia”.

Tiếp cận dựa trên quyền được sử dụng thực phẩm an toàn

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: Quyền được sử dụng thực phẩm an toàn theo pháp luật quốc tế và Việt Nam; các cơ chế, công cụ thực thi, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm ở các quốc gia và tiếp cận so sánh với Việt Nam; trách nhiệm pháp lý, bồi thường thiệt hại liên quan đến vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm - kinh nghiệm thế giới và Việt Nam; chính sách phòng, chống tác hại của rượu, bia; đề xuất khoa học góp phần xây dựng chính sách, pháp luật và cơ chế bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống lạm dụng, tác hại của rượu, bia…

Theo các đại biểu, quyền được sử dụng thực phẩm an toàn là một yếu tố cấu thành của quyền được có thực phẩm thích đáng - một quyền hàm chứa trong quyền có mức sống thích đáng được ghi nhận trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1996 của Liên Hợp Quốc. Quyền này đòi hỏi các nhà nước phải chủ động thực thi những biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp để ngăn ngừa, xử lý việc sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn, và hỗ trợ người dân tiếp cận với thực phẩm sạch. Các đại biểu cho rằng, khung pháp luật hiện hành của Việt Nam cơ bản đã tương thích với các tiêu chuẩn và hướng dẫn của các tổ chức quốc tế về kiểm soát thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn cần sửa đổi, củng cố theo cách tiếp cận dựa trên quyền, nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn và cơ chế huy động, phối hợp các chủ thể khác tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm cùng với nhà nước.

Khả thi, phù hợp với thực tiễn

Trong khi đó, phòng, công tác hại của lạm dụng bia, rượu, đồ uống có cồn cũng được nhiều chủ thể quan tâm vì mục tiêu sức khỏe cộng đồng. Nhà nước vừa cho phép sản xuất và tiêu thụ bia, rượu, vì đây là hoạt động mang lại nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế và lệ phí, nhưng nhà nước lại vừa chịu trách nhiệm bảo vệ sự toàn vẹn thể chất và sức khỏe của người dân. Thậm chí ở nhiều quốc gia, nhà nước còn can thiệp trực tiếp vào việc quản lý cơ thể của các cá nhân bằng những hình thức tác động đặc thù (chữa bệnh nghiện rượu bắt buộc). Về cơ bản, luôn tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là kinh doanh hợp pháp rượu, bia được nhà nước ủng hộ và bảo vệ bằng chính sách, một bên là chính sách vì sức khỏe cộng đồng do nhà nước thực hiện. Chính sách này nhằm tác động tới những người lạm dụng rượu, bia và gây ra rối loạn, bất ổn cho xã hội, chi phí tốn kém cho cộng đồng.

Các số liệu nghiên cứu, khảo sát thực tiễn cho thấy, tình hình sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Nghiêm trọng hơn, tình trạng uống rượu, bia ở mức nguy hại đang là thách thức lớn. Tác hại của việc lạm dụng bia, rượu gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe, cũng như tình hình kinh tế - xã hội. Vì thế, các đại biểu cho rằng, việc xây dựng và ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia là một nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, việc lựa chọn chính sách cũng nên ưu tiên theo mục tiêu phát triển đã được hoạch định; các quy định phải khả thi, phù hợp với bối cảnh thực tiễn. Bên cạnh quy định chung, cần có ngoại lệ. Đơn cử, thay vì các giải pháp kiểm soát về giờ bán, lượng bán, hay các hình thức quảng cáo, khuyến mại, tài trợ của rượu, bia, có tể cấm bán rượu, bia tại địa điểm công cộng, …

>>>>> Các tin bài liên quan

- [+Video] Sinh viên ngành Luật: Thách thức và cơ hội

- Cách mạng 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với cải cách hệ thống pháp luật Việt Nam

- Đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ: Bước đi chuyên nghiệp và cần thiết

- Tọa đàm khoa học về Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017

-  Phân quyền hành chính: chia sẻ kinh nghiệm giữa Ma-rốc và Việt Nam

- VNU-LAW: 14 học viện nhận tài trợ của Chính phủ Australia

-  Lần đầu tiên đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Pháp luật về quyền con người tại Việt Nam

-  Phiên họp lần thứ 95 của AUN – QA: Đánh giá ngoài 4 chương trình đào tạo của ĐHQGHN

 Hồng - Diệp - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   |