Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu: Nhà khoa học và nhà quản lý mang tầm chiến lược
Ngày 21/7/2018, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đã tổ chức chức Hội thảo khoa học “Cơ hội và thách thức của ngành Vật lý và Khoa học vật liệu Việt Nam”.

 

Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tặng hoa chúc mừng sinh nhật lần thứ 80 GS.VS Nguyễn Văn Hiệu

 

Đây là một hoạt động khoa học được tổ chức nhân dịp sinh nhật 80 tuổi (21/7/1938 – 21/7/2018) của GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu - nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm KHTN&CN Quốc gia, nguyên Hiệu trưởng đầu tiên của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN.

Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức cùng đại diện lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN đã tham dự hội thảo này.

Cùng dự hội thảo có đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương và các nhà khoa học đến từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, Giám đốc Nguyễn Kim Sơn đã chúc mừng sinh nhật và bày tỏ sự cảm ơn đặc biệt đến GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đối với những đóng góp của Giáo sư đối với nền khoa học và công nghệ Việt Nam nói chung và ĐHQGHN nói riêng. GS.VS Nguyễn Văn Hiệu là một nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược, người dành cả cuộc đời cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học, luôn đau đáu trăn trở tìm giải pháp cho sự tiến bộ của nền khoa học nước nhà, một nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực vật lý và khoa học vật liệu. GS.VS Nguyễn Văn Hiệu được ví như một tượng đài khoa học thuộc thế hệ các nhà khoa học đầu đàn của nền khoa học Việt Nam mới. Với GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, thành công nào cũng bắt nguồn từ đam mê, nhiệt huyết và sáng tạo.

Năm 1999, nhận lời mời đặc biệt của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội GS.VS Nguyễn Văn Đạo - người đồng nghiệp đã gắn bó với ông nhiều năm trên quãng đường công tác, ông trở về ngôi nhà chung Đại học Quốc gia Hà Nội - nơi ông đã từng học tập và giảng dạy khi mới bắt đầu sự nghiệp - đảm đương chức vụ Chủ nhiệm Khoa Công nghệ. Năm 2004, Trường Đại học Công nghệ - một mô hình trường đại học công nghệ hiện đại trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực được thành lập, và ông lại là người Hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường này. Suốt những năm qua, tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên của trường vẫn luôn khắc ghi hình ảnh vị giáo sư tóc đã bạc luôn say sưa trong các bài giảng, thân tình cởi mở và thẳng thắn trong đời sống thường nhật với tất cả mọi người.

Là một người gắn bó và trưởng thành cùng với sự phát triển của nền khoa học và giáo dục Việt Nam, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đồng thời là một người quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục và việc đào tạo thế hệ trẻ. Không ít người trong ngành giáo dục đã biết đến những đóng góp mang ý nghĩa quan trọng của ông khi ông còn là đại biểu Quốc hội.

Các thế hệ lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ chúc mừng GS.VS Nguyễn Văn Hiệu

Nhân dịp Viện sĩ tròn 80 tuổi, thay mặt Đảng ủy, lãnh đạo và toàn thể cán bộ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, GS.VS Châu Văn Minh nhiệt liệt chúc mừng, trân trọng ghi nhận và cám ơn GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, kính chúc Viện sĩ dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc và tiếp tục có những đóng góp vào sự phát triển của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói riêng và của đất nước nói chung, đặc biệt là ngành vật lý - khoa học vật liệu và đào tạo nhân tài cho đất nước.

Nhờ vào ý chí, nghị lực và lòng ham học của bản thân, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đã liên tiếp gặt hái nhiều thành công, góp phần không nhỏ trong việc đưa trình độ các nhà khoa học Việt Nam gần hơn với trình độ khoa học thế giới. Ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng về khoa học có uy tín nhất ở trong nước cũng như trên thế giới (Giải thưởng Lê nin về Khoa học và Kỹ thuật năm 1986, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về khoa học và kỹ thuật năm 1996,...). 

Tại hội thảo, GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu bày tỏ niềm xúc động và chân thành cám ơn các vị lãnh đạo Viện Hàn lâm KHCNVN, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ KHCN… và các đồng nghiệp đã dành tình cảm và chúc mừng ông nhân dịp ông tròn 80 tuổi. Về những cơ hội và thách thức của ngành Vật lý và Khoa học vật liệu Việt Nam, tại hội thảo Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu nêu ra hai phần chính. Phần thứ nhất là sự tăng trưởng nhanh và bền vững nền kinh tế nước nhà tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển vật lý và khoa học vật liệu. Phần thứ hai là những thách thức đối với ngành vật lý và khoa học vật liệu của nước ta.

GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu sinh ngày 21/7/1938, tại Quận Hà Đông, Hà Nội trong 1 gia đình viên chức nhỏ. Năm 1956, ông tốt nghiệp cử nhân Vật lý loại xuất sắc, và được điều về giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp (Nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm 1960, ông được cử sang làm việc tại Viện liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna thuộc Liên Xô Cũ. Tháng 4/1963 sau hơn 2 năm ở Dubna cùng với việc công bố 12 công trình về vật lý, ông đã bảo vệ xong luận án Tiến sĩ khi chưa đầy 26 tuổi. Năm 1968, khi mới 30 tuổi ông đã được công nhận chức danh Giáo sư Vật lý lý thuyết và Vật lý toán của Viện Dubna và Đại học Lô mô nô xốp. Năm 1969, ông trở về Việt Nam và trở thành người có đóng góp to lớn trong việc thành lập Viện Vật lý – Viện Khoa học Việt Nam.

GS.VS Nguyễn Văn Hiệu là uỷ viên Trung ương Đảng các khoá V, VI, VII, VIII và là đại biểu Quốc hội nhiều khoá. Ông cũng là một trong những người đi tiên phong trong việc nhìn nhận cần có cải cách tiền lương cho ngành giáo dục. Theo ông, để đảm bảo sự công bằng cho đội ngũ những “người đứng bục” cần có các mức phụ cấp khác nhau cho những từng đối tượng làm công tác giảng dạy: phụ cấp dành cho giảng viên - thạc sĩ phải có sự khác biệt với giảng viên - tiến sĩ hoặc giáo sư. Gắn bó nhiều năm với giảng đường đại học, ông không ngừng suy nghĩ và trăn trở về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Ông cho rằng: “Chất lượng giảng dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Yếu tố thứ nhất là người học muốn học và có động cơ học tập chân chính: học để hiểu biết, thành người có tài phục vụ cho xã hội và làm giàu cho bản thân. Yếu tố thứ hai là người thầy. Để học trò đạt được những mơ ước chân chính cần phải có những người thầy hết sức tâm huyết, muốn giúp cho học trò của mình đạt được điều đó”. Trong cương vị một người thầy, ông có một mong muốn thật giản dị nhưng rất thiết thực với đời sống: “Làm sao giảng dạy được cho các học trò của mình: nếu là kỹ sư trong nhà máy thì làm việc thật tốt, nếu là nhà khoa học thì có nhiều phát minh, nếu là thầy giáo thì giảng bài thật hấp dẫn và truyền thụ được nhiều kiến thức cho học trò…”.

 

 Tuyết Nga - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   |