Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
GS. David Camroux tặng 400 đầu sách quý về nghiên cứu châu Âu cho Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
Buổi trao tặng sách của GS. David Camroux - Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế, Học viện Chính trị Paris – CERI cho Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn diễn ra ngày 12/11 vừa qua với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Nhà trường, đại diện phái đoàn EU tại Việt Nam, Đại sứ quán Pháp và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp. Bộ sưu tập sách của ông gồm 400 đầu sách về nghiên cứu về châu Âu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao.

GS. David Camroux chia sẻ: buổi lễ trao tặng sách được dành để tưởng nhớ bố vợ ông - bác sĩ người Việt Nam Đoàn Văn Thứ - người có cuộc đời gắn với giai đoạn 1920-1950, “khi đất nước, dân tộc Việt Nam bắt đầu phôi thai”. Và câu chuyện về cuộc đời ông còn phản ánh sự chuyển mình của Việt Nam vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Đó là khi một gia đình, một dân tộc phải xoay xở thế nào trong một bối cảnh biến động không ngừng cả ở góc độ địa phương lẫn quốc tế.

Bác sĩ Đoàn Văn Thứ là một trong những người Việt đầu tiên học Y tại Đại học Montpellier (Pháp). Ngay sau khi tốt nghiệp, ông về Việt Nam hành nghề và cưới vợ năm 1939, sinh 8 người con. Là một trong những bác sĩ người Việt đầu tiên nói tiếng Pháp, ông từ chối gia nhập quân đội Pháp ở Nam Kỳ. Ông phải đối mặt với thế lưỡng nan của biết bao gia đình Việt Nam lúc đó: bảo vệ gia đình hay đấu tranh cho đất nước? Không muốn đầu quân cho một đội quân giết hại đồng bào mình, ông chọn con đường duy nhất để tránh rơi vào cái bẫy đó là sang Pháp. 

Chính tình cảm và những kỷ niệm về người bố vợ Việt Nam đã thúc đẩy GS. David Camroux quyết định trao tặng tập hợp sách về nhiên cứu châu Âu cho Nhà trường. GS. David Camroux phát biểu: “Bố vợ tôi, trong quá trình theo học giáo dục và y học phương Tây, sau đó lại học một chuyên khoa Đông y là châm cứu đã cho thấy ông muốn hài hòa những yếu tố phương Tây với phương Đông. Ông hẳn sẽ nói rằng: trong tương lai, phương Tây phải học hỏi phương Đông và ngược lại. Ông nhìn thấy những trải nghiệm chung giữa dân tộc mình với người Châu Âu mà chính họ cũng không thấy. Ngay từ đầu, ông nhận thấy rằng một nền giáo dục thuần túy quốc dân là chưa đủ. Do vậy, tôi muốn nói với bố rằng ông cứ yên nghỉ, phần linh hồn Châu Âu của ông đã được đem tới Việt Nam!”.  

GS.TS Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, GS. David Camroux là một người bạn lâu năm của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Khoảng 20 năm trước, trong giai đoạn 1998-1999, khi Phái đoàn EU tại Việt Nam khởi động xây dựng chuyên ngành Châu Âu học ở Việt Nam, GS. David Camroux đã bắt đầu làm việc tại Việt Nam. Là giảng viên thỉnh giảng tại trường, các thế hệ sinh viên, học viên đã học hỏi được rất nhiều từ những khóa học và các buổi tọa đàm với ông.

“Hôm nay là một ngày đặc biệt vì sau 3 năm giảng dạy cho Nhà trường, ông muốn trao tặng bộ sách về Châu Âu học cho trường chúng tôi. Đặc biệt không chỉ vì số lượng 400 đầu sách, mà còn vì nó sẽ cung cấp nhiều kiến thức phong phú và quý giá cho các cán bộ, giảng viên Nhà trường. Và quan trọng hơn cả chính là chúng ta được chứng kiến tình cảm, sự nồng ấm của một con người muốn thúc đẩy Châu Âu học ở Việt Nam” - GS.TS Phạm Quang Minh nói.

Ông Juan Zaratiegui, đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam bày tỏ niềm tin rằng những cuốn sách GS. Camroux trao tặng sẽ giúp tăng cường hiểu biết về sự hội nhập của Châu Âu tại Việt Nam. Sự kiện này càng có ý nghĩa khi diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 100 năm ký kết Hòa ước chấm dứt Thế chiến thứ nhất, để rồi sau đó nổ ra Thế chiến thứ hai và dẫn tới sự hình thành của Liên minh Châu Âu. Hiện tại, sự hội nhập của Châu Âu có liên quan tới nhiều thách thức và các vấn đề của thời đại như chủ nghĩa quốc gia dân tộc.

"Trong một thế giới đa cực và cạnh tranh hiện nay, tôi nghĩ bộ sưu tập sách này và sự quan tâm của Trường ĐHKHXH&NV tới Châu Âu học có thể góp phần lớn vào giải quyết những thách thức đó từ góc nhìn Việt Nam. Phái đoán Châu Âu cũng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Truowgnf ĐHKHXH&NV để nhân rộng những nỗ lực của GS. Camroux trong việc nâng cao hiểu biết về sự hội nhập Châu Âu".

Tham tán Hoạt động và Hợp tác Văn hóa ĐSQ Pháp - ông Etienne Roland-Piegue chia sẻ niềm vui: Trân trọng sách cũng là chính là trân trọng quá khứ, như GS. Camroux đã kể lại câu chuyện về bố vợ ông và gia đình. Nhưng trao tặng sách cũng là một cách để hướng tới tương lai, giúp chúng ta chèo lái con thuyền của mình trên dòng nước xiết. Một số chuyên gia đã nói: trong tương lai sẽ không có sách, không có Châu Âu. Ở đây chúng ta có các sử gia, với vai trò nghiên cứu quá khứ và lưu giữ ký ức về giai đoạn mà chúng ta còn sách, còn Châu Âu. Họ lưu giữ không chỉ ngôn từ mà còn lưu giữ một tầm nhìn, một tinh thần. Các sử gia, những cuốn sách cũng giúp ta tìm đường hướng tới tương lai, để nói với những chuyên gia nói trên rằng: tương lai chúng ta vẫn có sách và có Châu Âu.

TS. Andrew Hardy- Giám đốc Viện Viễn đông Bác cổ Pháp chia sẻ: Quá trình cho ra đời một cuốn sách rất nhọc nhằn với nhiều công đoạn từ lên ý tưởng, viết, biên tập, hiệu đính cho đến lấy ý kiến đánh giá của chuyên gia... Do đó, việc trao tặng 400 đầu sách quý của nhà khoa học Pháp cho Trường ĐHKHXH&NV là rất đáng trân trọng, nhất là khi chỗ sách này đã đến được với thư viện Nhà trường, đến được với những đối tượng phù hợp nhất để lĩnh hội kiến thức trong đó là đội ngũ giảng viên, sinh viên.

GS. David Camroux là nghiên cứu viên cao cấp của CERI.  Ông tốt nghiệp cử nhân Đại học Sydney (Úc), nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Sorbonne nouvelle (Paris III). Ông là đồng chủ bút tại Tạp chí Các vấn đề thời sự Đông Nam Á, là bình luận viên về các vấn đề Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho các đài phát thanh, truyền hình và báo chí Pháp.  

GS. David Camroux thỉnh giảng tại Trường ĐHKHXH&NV 3 năm qua, là một nhà khoa học gần gũi với nhiều cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường. Ông đã giảng dạy nhiều khóa học về Quan hệ EU-ASEAN, EU-Việt Nam; các khóa học ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ như Quan hệ quốc tế ở Châu Á-Thái Bình Dương.

 

 Thanh Hà - Công Minh - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   |