Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Tư tưởng của Phật Hoàng Trần Nhân Tông với không gian mở rộng từ dân tộc đến nhân loại
Trong 3 ngày 05, 06 và 07 tháng 12 năm 2018, tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm, xã Thượng Yên Công, Thành phố Uông Bí, Viện Trần Nhân Tông - ĐHQG Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm - Đặc sắc tư tưởng, văn hóa”.

- Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại (Phát biểu của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn)

Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc hội thảo

Hội thảo thu hút sự quan tâm của gần 400 đại biểu đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc …

Phát biểu tại phiên khai mạc, Giám đốc ĐHQGHN – Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông Nguyễn Kim Sơn cùng Hoà thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (HĐTS GHPGVN) và bà Vũ Thị Thu Thuỷ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của hội thảo khoa học này. Hội thảo là hoạt động thiết thực của giới nghiên cứu, các nhà khoa học, của tăng ni, phật tử trong và ngoài nước hướng về Phật hoàng Trần Nhân Tông với thái độ trân trọng, biết ơn đối với bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho dân tộc và nhân loại, nhân dịp kỷ niệm 760 năm đản sinh và 710 năm nhập Niết bàn của Phật hoàng.

Hội thảo nhằm mục đích huy động trí tuệ, tâm huyết của giới khoa học trong và ngoài nước nhằm thảo luận, làm rõ thêm, đồng thời khai thác, phát huy những nội dung, giá trị đặc sắc trong di sản tư tưởng, văn hóa của Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm, đặt trong dòng chảy liên tục của lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và định hướng tương lai, với không gian mở rộng từ dân tộc đến nhân loại, với tiếp cận chuyên ngành và liên ngành, nghiên cứu trường hợp và nghiên cứu so sánh…

Giám đốc ĐHQGHN, Viện trưởng Trần Nhân Tông Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, Hội thảo khoa học lần này mang nhiều ý nghĩa học thuật, văn hóa và tâm linh đặc biệt, nhằm gia tăng và làm sâu rộng thêm những hiểu biết và khám phá về tư tưởng Phật giáo của Đức vua Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, nhằm làm cho những giá trị sâu bền, tinh hoa của những tư tưởng đó tiếp tục tỏa chiếu vô lượng hào quang cho nhân quần và chúng sinh. Trong hơn chục năm qua, kể từ lần kỷ niệm 700 năm ngài tịch diệt tới nay, giá trị tư tưởng và văn hóa của ngài đã được người đời biết tới nhiều hơn, cả trong và ngoài nước. Nhiều giá trị tư tưởng của ngài đã được phát hiện thêm và làm sâu sắc thêm.

Hội thảo kỷ niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông hôm nay, so với những đợt kỷ niệm trước có nhiều điểm mới, trước hết là sự gia tăng ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm và tư tưởng Phật giáo của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông vào đời sống thực tế, cả sự hiện hữu vật thể và phi vật thể, cả Bắc tới Nam, cả trong và ngoài nước. Có thêm vô số người hướng tâm tới Phật Hoàng, có sự khai triển mạnh hơn tinh thần nhập thế của Phật giáo, bằng con đường tu Thập Thiện Nghiệp giản dị mà nhằm giải quyết các vấn đề của con người. Thời điểm này có thêm đội ngũ hùng hậu những nhà tu hành, nhà nghiên cứu, các cư sĩ… đang từng ngày phát huy tư tưởng và phương pháp Thiền của Ngài. Và từ năm 2016 tới nay, có Viện Trần Nhân Tông là cơ quan khoa học chuyên môn do Thủ tướng chính phủ thành lập triển khai nghiên cứu chuyên sâu và kết nối học giới trong và ngoài nước nghiên cứu và phát huy tinh hoa tư tưởng Trần Nhân Tông. Lại có có cung Trúc Lâm và Trung tâm văn hóa Trúc Lâm với hệ thống cơ sở vật chất khang trang phục vụ cho các hoạt động văn hóa tín ngưỡng và tâm linh như chúng ta đang sử dụng.

Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của Việt Nam, sứ mệnh của ĐHQGHN không chỉ ở việc phát triển các ngành khoa học công nghệ mới, các ngành khoa học liên ngành, liên lĩnh vực, các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, khoa học sự sống… mà còn đặc biệt coi trọng phát triển các khoa học nhân văn, tham gia giải quyết các vấn đề lớn của đất nước, xã hội và con người. ĐHQGHN vinh dự được chính phủ thành lập và giao nhiệm vụ phát triển viện Trần Nhân Tông. Đây là việc lớn và thiêng liêng. Hội thảo lần này do ĐHQGHN phối hợp cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cùng phối hợp tổ chức, nhưng đơn vị chuyên môn trực tiếp là Viện Trần Nhân Tông.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã phát biểu và ghi nhận những đóng góp to lớn về mặt tư tưởng và văn hóa của một bậc tiền nhân xuất chúng của dân tộc, một bậc chân tu liễu ngộ của Phật giáo Việt Nam, qua đó phát huy những giá trị nhân bản, nhân văn cao quý, giúp cho hàng Tăng lữ hậu học ứng dụng những tinh hoa tư tưởng Phật học của Ngài vào đời sống thực tiễn, từ đó nâng cao Phật chất trong các hoạt động Phật sự, góp phần phát triển bền vững GHPGVN trong tương lai.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn nhấn mạnh: “Phật giáo Trúc Lâm là Phật giáo bản địa đầu tiên của người Việt, đã được Phật hoàng Trần Nhân Tông Việt hóa nhằm nêu cao ý chí tự lực tự cường và thống nhất các tổ chức hệ phái của Phật giáo thành một giáo hội độc lập thuần túy của dân Việt, theo nguyện vọng của người Việt, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của đất nước Đại Việt và bản sắc văn hóa Việt, có thể nói đây là nét văn hóa đặc sắc của Phật giáo và dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN Vũ Minh Giang phát biểu tại hội thảo

Phật giáo Trúc Lâm dưới sự lãnh đạo của Phật hoàng Trần Nhân Tông đã phát huy một cách toàn diện tư tưởng “Hòa Quang Đồng Trần” của Tuệ Trung Thượng Sĩ, tư tưởng Phật học của Phật hoàng Trần Nhân Tông được kế thừa và phát huy từ nguồn tuệ giác của các bậc thiền sư lỗi lạc đương thời, ngài đã giản lược phương pháp tu hành không câu nệ vào hình thức hay chấp trước vào văn tự, phát huy nội lực và định hướng cho người học Phật quay về tánh giác vốn thường hằng nơi mỗi con người, đó là “Bụt ở trong nhà, chẳng phải xa”, “Tịnh Độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương; óc đã là tính sáng soi, mựa phải nhọc nhằn tìm về Cực Lạc”, đó là “Biết Chân Như, tin Bát Nhã, chớ cầu tìm Phật Tổ Tây Đông; chứng thực tướng, tỏ vô vi, nào nhọc công kinh thiên Nam Bắc”.

Các tham luận tại hội thảo tập trung vào các chủ đề:

- Hành trạng, đặc sắc tư tưởng, văn hoá của Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm; vai trò, ảnh hưởng trong lịch sử, hiện tại và xu hướng tương lai.

- Phật giáo tại các quốc gia trong khu vực và trên thế giới - tiếp cận địa văn hoá và nghiên cứu so sánh.

- Phật giáo và các vấn đề đời sống con người đương đại.

Hội thảo thu hút được sự quan tâm đông đảo của các nhà khoa học trong và ngoài nước, với 141 tham luận toàn văn, trong đó có 34 tham luận của các học giả đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số hơn 100 bài của các nhà khoa học, có 31 tham luận của các học giả đang nghiên cứu, giảng dạy trong hệ thống các cơ sở giáo dục thuộc giáo hội Việt Nam. Các học giả tu hành đến từ nhiều sơn môn, thiền viện và học phái khác nhau, trong đó có nhiều hành giả đức cao vọng trọng, học thuật uyên bác, có chức sắc, học vị và đang hành trì ở các học viện, thiền viện Phật học hay thiền viện Trúc Lâm trong cả nước. Các học giả thế tục tham gia hội thảo với 71 tham luận là các nhà nghiên cứu, giảng viên đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan trung ương.

 

>>> Tin bài liên quan:

- Họp báo Hội thảo khoa học quốc tế: Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm – Đặc sắc tư tưởng văn hóa

Hội thảo Khoa học Quốc tế “Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại”

ĐHQGHN tổ chức Lễ ra mắt Viện Trần Nhân Tông

 

 Ngọc Diệp - Ảnh: Ngọc Tùng - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   |