Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Tuyển sinh 2019: ĐHQGHN đào tạo chuyên gia Luật thương mại quốc tế
Hoạt động thương mại quốc tế đang dần khẳng định vị thế quan trọng trong nền kinh tế hội nhập và chuyên môn hóa ngày càng cao. Để hoạt động này diễn ra một cách lành mạnh và có tổ chức, phát huy được vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Luật thương mại quốc tế chính là “kim chỉ nam” các cá nhân, tổ chức cần trang bị. Vì vậy, trong năm học tới, 2019 – 2020, Khoa Luật, ĐHQGHN sẽ tổ chức tuyển sinh và đào tạo chuyên ngành mới này. Để các thí sinh và các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về chuyên ngành đào tạo Cử nhân Luật Thương mại Quốc tế, Khoa Luật đã có buổi phỏng vấn PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh – Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế.

- Thưa PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh, mục tiêu của Chương trình đào tạo Luật Thương mại Quốc tế mà Khoa Luật, ĐHQGHN đang triển khai là gì?

Ngày 26/2/2019, Giám đốc ĐHQGHN đã ký Quyết định 538/QĐ-ĐHQGHN ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật thương mại quốc tế và giao Khoa Luật - ĐHQGHN tổ chức tuyển sinh, đào tạo từ năm học 2019-2020 này. Mục tiêu của chương trình đã được xác định rõ trong Đề án mở mã ngành đào tạo, đó là:  Trang bị cho người học những kiến thức pháp lí nền tảnghệ thống về ngành Luật thương mại quốc tế, bao gồm cả lĩnh vực chính sách thương mại giữa các nước, vùng lãnh thổ và những quan hệ, giao dịch kinh doanh - thương mại mang tính xuyên biên giới giữa các thương nhân, đồng thời giúp người học hình thành, trau dồi một số kỹ năng pháp lý, kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động mang tính cạnh tranh và quốc tế, có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn. Mục tiêu này thể hiện ở chuẩn đầu ra về kiến thức, về kỹ năng của chương trình đào tạo, được cụ thể hóa qua Khung chương trình đào tạo và Đề cương chi tiết các học phần của chương trình đào tạo.

- Chương trình đào tạo Luật Thương mại Quốc tế gồm những học phần nào và điểm ưu việt của Chương trình đào tạo này với các Chương trình đào tạo khác là gì, thưa ông?

Chương trình đào tạo Luật thương mại quốc tế đã được Khoa Luật - ĐHQGHN chuẩn bị công phu, đã trải qua các bước thẩm định, đánh giá nghiêm túc với mục tiêu đem đến cho người học một chương trình hiện đại, khoa học, chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường lao động trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh hội nhập kinh tế, thương mại khu vực và quốc tế của nước ta hiện nay. Chương trình được xây dựng trên cơ sở tuân thủ quy chế của Bộ GD&ĐT, của ĐHQGHN, đồng thời mang những đặc trưng, lợi thế riêng có. Tổng số thời lượng đào tạo của chương trình là 135 tín chỉ. Về kết cấu và nội dung, chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế có một số ưu điểm và lợi thế sau:

Thứ nhất, chương trình được thiết kế tạo sự chủ động của người học, thể hiện ở việc đưa thêm nhiều các học phần mà sinh viên có quyền lựa chọn; Khối kiến thức riêng của ngành được chia thành hai hướng cơ bản: những học phần đáp ứng nhu cầu người học có định hướng đi sâu vào Luật thương mại quốc tế công (chính sách) và những học phần đáp ứng người học có định hướng chuyên về Luật thương mại quốc tế tư, phục vụ hoạt động kinh doanh, đầu tư, thương mại của thương nhân; Phần thời lượng thảo luận, seminar, tự học được coi trọng trong mỗi học phần.

Thứ hai, trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài, chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế được thiết kế với những nội dung cập nhật, hiện đại. Nhiều học phần trong chương trình là những môn học mới, lần đầu được giảng dạy ở bậc đại học tại Việt Nam.

Thứ ba, chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế hướng đến cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đáp ứng những yêu cầu của thị trường lao động năng động, mang tính quốc tế. Vấn đề hình thành, trau luyện các kỹ năng tư duy, kỹ năng thực hành nghề nghiệp đã được chú trọng trong thiết kế trong một số học phần riêng biệt, được lồng ghép trong từng học phần. Nhiều học phần được thiết kết nhằm phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, xử lý hồ sơ pháp lý, giải quyết tranh chấp…Đặc biệt, ngoài những học phần ngoại ngữ cơ sở (hoặc tiếng Anh hoặc tiếng Pháp), chương trình còn thiết kế riêng 2 học phần tiếng Anh pháp lý trong thương mại quốc tế.

Thứ tư, để tổ chức triển khai, chương trình đào tạo Luật thương mại quốc tế đã có sự thỏa thuận, cam kết của một số nhà tuyển dụng, các cơ quan, doanh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn là đối tác, hỗ trợ chương trình thông qua các hoạt động: tham gia nghiên cứu, đào tạo; tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận, diễn án…; tiếp nhận sinh viên kiến tập, thực tập, thực tế; cung cấp học bổng, hướng dẫn tốt nghiệp, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp. Chương trình cũng được thiết kế để mở cho sự tham gia của các giảng viên, chuyên gia và đối tác nước ngoài. Đối với một số học phần, người học có thể lựa chọn học toàn bộ hoặc một phần bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

- Học Luật Thương mại Quốc tế sẽ có những thử thách và tiềm lực nào sau khi tốt nghiệp của sinh viên?

Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Luật thương mại quốc tế là một chương trình mới, đáp ứng những đòi hỏi của một thị trường lao động năng động, chất lượng cao và quốc tế hóa, do vậy đương nhiên đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực của người học. Đổi lại, tốt nghiệp chương trình đào tạo này là một đảm bảo chắc chắn cho tương lai học vấn, nghề nghiệp của người học. Sau khi tốt nghiệp chương trình, ngoài cơ hội lớn tiếp tục học ở bậc học cao hơn, người học có một sự lựa chọn lớn, đa dạng cho các vị trí nghề nghiệp: Làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực pháp luật thương mại, kinh doanh, đầu tư, tài chính quốc tế; Hành nghề luật sư độc lập hoặc làm việc cho các công ty, hãng luật, các trung tâm tư vấn pháp lí trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh quốc tế; Làm việc trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp thuộc bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh tế, thương mại quốc tế; Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại quốc tế và các vấn đề có liên quan; Nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật kinh doanh tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong và ngoài nước.

- Thí sinh muốn tham gia chương trình đào tạo này cần những điều kiện gì khi tham gia xét tuyển?

Để nắm rõ những thông tin, điều kiện tham gia xét tuyển vào ngành đào tạo Luật thương mại quốc tế, các em nên tham khảo Đề án tuyển sinh và Thông báo tuyển sinh đại học chính quy của Khoa Luật, ĐHQGHN trên trang Web của Khoa tại địa chi: http://law.vnu.edu.vn/acategory-Tin-DHQGHN-1098-1.html. Ở đây, xin nêu một số nội dung cơ bản sau: Năm 2019 này, chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành Luật thương mại quốc tế dự kiến là 60. Đối tượng tuyển sinh trong phạm vi cả nước, thuộc các khối A00; A01; D01; D78 và D82, ngưỡng điểm để xét tuyển là 17 điểm. Dự kiến 2 đợt trong tháng 8 (đợt 1) và đến tháng 9 (đợt bổ sung) năm 2019.

Trân trọng cảm ơn ông!

>>> Các tin tức liên quan:

[Infographic] Thông tin tuyển sinh ĐHCQ Khoa Luật

 Giang Nghiêm - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
  • Không có tin nào liên quan!
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   |