Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Ngành Di sản học: Quản lý di sản tiếp cận theo hướng liên ngành
Ngày 3/6/2019, ĐHQGHN tổ chức thẩm định chương trình đào tạo (CTĐT) bậc Thạc sĩ ngành Di sản học và giao nhiệm vụ đào tạo ngành này cho Khoa Các khoa học liên ngành.

Hội đồng thẩm định gồm 9 thành viên do Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn làm Chủ tịch Hội đồng.

Buổi thẩm định CTĐT còn có sự tham gia đóng góp ý kiến của các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng CTĐT, các nhà văn hóa học, ngôn ngữ học, kiến trúc – đô thị…

Việt Nam sở hữu một khối lượng đồ sộ các di sản đa dạng và phong phú. Rất nhiều di sản được công nhận ở tầm cỡ quốc tế, khu vực và quốc gia. Đó không chỉ là những giá trị tinh thần to lớn của dân tộc, mà còn là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước.

Mặc dù đem lại những giá trị không nhỏ cho con người, nhưng di sản tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung lại đang đứng trước nhiều nguy cơ, khiến chúng có thể bị mai một hoặc biến mất hoàn toàn. Thế giới đã cảnh báo 4 nguy cơ về di sản, đó là: quy hoạch, môi trường, du lịch và quản lý.  Trong số đó, quản lý di sản là vấn đề đang được thế giới đặc biệt quan tâm.

Tương tự như vậy, thực tiễn quản lý di sản ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. Việc quản lý di sản chủ yếu theo ngành dọc của các bộ, ngành, cơ quan chủ quản, mà chưa có sự tham gia của tất các ngành, lĩnh vực liên quan. Điều này dẫn đến một số hệ quả như: quản lí di sản thiếu tính bền vững, xung đột giữa bảo tồn di sản và tăng trưởng kinh tế vẫn chưa được giải quyết triệt để; vấn đề tái đầu tư cho văn hóa và di sản khi khai thác hầu như chưa được quan tâm thích đáng.

Do đó, quản lý di sản hiện nay cần được tiếp cận theo hướng liên ngành để các giá trị di sản được bảo tồn, gìn giữ và phát huy vì sự phát triển bền vững.

Từ thực tiễn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về di sản hiện nay và trên cơ sở phát huy thế mạnh tiên phong về việc phát triển các chương trình đào tạo mới, có tính liên ngành, liên  lĩnh vực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Các khoa học liên ngành đã xây dựng Đề án mở chương trình đào tạo Thạc sĩ Di sản học - một ngành học được đánh giá có tính ứng dụng thực tiễn cao, đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.

Các thành viên Hội đồng thẩm định thống nhất cao về sự cấp thiết của Đề án. Các nhà khoa học đánh giá đây là chương trình được chuẩn bị công phu, cẩn trọng; có hàm lượng khoa học cao; có tính ứng dụng và tính khả thi trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Hội đồng thẩm định nhất trí thông qua với 100% phiếu tán thành. Trong thời gian gần nhất, Khoa Các khoa học liên ngành sẽ tiếp tục hoàn thiện Đề án để trình Giám đốc ĐHQGHN phê duyệt và chuẩn bị cho các bước tiếp theo.

 Mai Hoàng - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   |