Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Chương trình Tây Bắc: Ứng dụng khoa học công nghệ là khâu đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Ngày 14/6/2019, ĐHQGHN phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Tọa đàm khoa học “Kết quả nghiên cứu của Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc tư vấn tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW”.

Phó Trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn và Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn – Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc đồng chủ trì tọa đàm.

Phát biểu tại tọa đàm, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn, Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc cho biết, nhằm góp phần xây dựng vùng Tây Bắc phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã chuẩn y đề xuất của ĐHQGHN và Ban Chỉ đạo Tây Bắc về việc tổ chức triển khai Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”. Đây là chương trình KH&CN có tính liên ngành, liên lĩnh vực, tính hướng đích và ứng dụng cao, nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản và nóng bỏng nhất đang đặt ra trong thực tiễn nhằm giải phóng các tiềm năng, tháo gỡ khó khăn, phát huy cao độ các nguồn lực, tạo nên xung lực mạnh mẽ trong quá trình phát triển bền vững của vùng Tây Bắc.

Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc cho biết thêm, trong thời gian vừa qua, Chương trình đã và đang triển khai 55 đề tài và 3 dự án sản xuất thử nghiệm cho 4 nhóm mục tiêu hướng đến phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

“Có thể nói, các nhiệm vụ đã và đang triển khai, nghiên cứu trong Chương trình Tây Bắc vừa có tính vĩ mô gắn với bài toán chung của toàn vùng, liên vùng và tiểu vùng, vừa tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể của một số địa phương vùng Tây Bắc” – Chủ nhiệm Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Các hoạt động của Chương trình góp phần giúp cho địa phương thay đổi nhận thức, quan điểm lựa chọn ứng dụng khoa học công nghệ là khâu đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đồng thời, góp phần mở rộng quan hệ hợp tác giữa ĐHQGHN, các nhà khoa học, các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp với các địa phương. Bên cạnh các nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học, Chương trình cũng nhận được một số kết quả cụ thể, thực tiễn về ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa và các mô hình tăng trưởng, phát triển giáo dục đào tạo và nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa – xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh.

Đại diện Ban Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc, PGS.TS Trương Vũ Bằng Giang – Thư ký khoa học Chương trình đã trình bày báo cáo tóm tắt kết quả triển khai Chương trình Tây Bắc, tính đến tháng 6/2019.

Theo đó, Chương trình Tây Bắc có 04 mục tiêu cơ bản, phân kỳ triển khai thành 2 giai đoạn. Đến nay, có 37 nhiệm vụ đã được nghiệm thu trong tổng số 58 nhiệm vụ được xác định và tuyển chọn, trong đó có 03 dự án sản xuất, thử nghiệm.

Các kết quả nghiên cứu ban đầu của Chương trình đã bám sát mục tiêu, được tách chiết, chuyển giao cho các địa phương thông qua 4 nhóm kết quả: Cung cấp luận cứ khoa học; Ứng dụng khoa học và công nghệ; Phát triển giáo dục – đào tạo và nguồn nhân lực; Phát triển văn hóa xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Về nhóm kết quả cung cấp luận cứ khoa học, Chương trình Tây Bắc đã tư vấn cho các địa phương xác định, bổ sung các nội dung trọng tâm và các khâu đột phá trong các báo cáo Đại hội Đảng bộ 14 tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020. Hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc cũng đã hoàn thiện và được chuyển giao với 18 tiêu chí: Điều kiện tự nhiên, Tài nguyên thiên nhiên, Môi trường, Kinh tế, Dân cư, Xã hội, Liên kết vùng… thể hiện tính ưu việt trong việc hỗ trợ, giám sát thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng cũng như hỗ trợ giải quyết bài toán phân tích không gian, đánh giá mức độ phát triển bền vững theo 3 trụ cột: Kinh tế/Xã hội/Môi trường hoặc chỉ số phát triển bền vững tổng hợp. Bộ tiêu chí, cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng định hướng quy hoạch phát triển bền vững vùng Tây Bắc đã được hoàn thiện…

Một số kết quả ứng dụng khoa học và công nghệ tiêu biểu như: Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế phẩm từ Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm; Hệ thống máy chế biến thức ăn dự trữ cho trâu bò vào mùa rét; Hệ thống dây chuyền sản xuất viên nén sinh khối từ phụ phẩm sau chế biến gỗ bã mía…

Về nội dung phát triển giáo dục – đào tạo và nguồn nhân lực, Chương trình đã triển khai nghiên cứu, xây dựng Khung năng lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công Việt Nam với 42 năng lực và đã bàn giao cho Sở Nội vụ các tỉnh Hà Giang, Sơn La.

Về nội dung phát triển văn hóa – xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng, các đề tài đã tập trung nghiên cứu các giải pháp vận động đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, hoàn thiện chính sách phát triển đặc thù đối với các tộc người ở vùng Tây Bắc.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận về các kết quả nghiên cứu của một số đề tài, nhiệm vụ nổi bật của Chương trình Tây Bắc.

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh – Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường, định hướng quy hoạch phát triển bền vững các tiểu vùng Tây Bắc góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở khoa học phân chia tiểu vùng theo tiếp cận địa sinh thái – xã hội, định hướng quy hoạch phát triển bền vững các tiểu vùng dựa trên lợi thế so sánh. Các định hướng quy hoạch phát triển bền vững lần đầu tiên được thực hiện ở quy mô tiêu vùng, hình thành được các định hướng quy hoạch hoàn toàn mới so với các quy hoạch đã và đang có ở vùng Tây Bắc. Định hướng quy hoạch mới được xây dựng dựa trên sự phù hợp về đặc thù lãnh thổ (điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, văn hóa, xã hội…). Định hướng quy hoạch không gian phát triển các tiểu vùng và các mô hình phát triển bền vững được thực hiện theo chuỗi liên kết nội và ngoại vùng, tăng cường liên kết vùng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, gắn với bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng vùng Tây Bắc.

GS.TS Hoàng Văn Hoa – Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đề xuất các chính sách liên kết kinh tế vùng Tây Bắc. Thứ nhất, hoàn thiện chính sách liên kết vùng phù hợp phân vùng kinh tế - xã hội để bố trí không gian kinh tế hợp lý; Thứ hai, xác định rõ vai trò vùng Tây Bắc khác với các vùng khác, đặc biệt là nhiệm vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ tài nguyên tự nhiên, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên văn hóa…; Thứ ba, thành lập Ban điều phối liên kết vùng Tây Bắc có chức năng và quyền lực điều phối các hoạt động liên kết vùng; Thứ tư, về dài hạn, nghiên cứu, sáp nhập một số tỉnh ở vùng Tây Bắc đối với một số tỉnh có quy mô kinh tế, dân số và diện tích rất nhỏ, có điều kiện hạ tầng kết nối nhằm giảm tình trạng cát cứ, quản lý hành chính cấp tỉnh, giảm chi phí quản lý.

PGS.TS Trần Thị Thanh Tú – Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN đưa ra các đề xuất, khuyến nghị nhằm phát triển tài chính toàn diện để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị bền vững ở khu vực Tây Bắc. Đối với Chính phủ, nhóm nghiên cứu đề xuất hoàn thiện hành lang pháp lý tạo động lực cho kinh tế Tây Bắc phát triển; Xây dựng cơ chế phối hợp nhằm thúc đẩy mối liên kết vùng, tận dụng thế mạnh của từng tỉnh; Đầu tư có trọng điểm nhằm thúc đẩy kinh tế của tỉnh hạt nhân, từ đó lan tỏa sang các tỉnh lân cận, đồng thời có chiến lược truyền thông về tài chính toàn diện và chuỗi giá trị liên kết vùng Tây Bắc. Đối với cơ quan quản lý các cấp, cần thay đổi nhận thức của lãnh đạo tỉnh/địa phương, coi “Tây Bắc là vùng đặc biệt khó khăn, cần hỗ trợ, bao cấp của Nhà nước”; Tạo động lực từ nội lực; Trao quyền cho lãnh đạo cấp dưới, gắn với trách nhiệm; Áp dụng thí điểm KPI trong đánh giá lãnh đạo cấp địa phương…

Nghiên cứu phát triển dược liệu Tây Bắc nhằm xây dựng và kết nối chuỗi giá trị bền vững, PGS.TS Nguyễn Thanh Hải – Khoa Y Dược, ĐHQGHN đã chia sẻ một số kết quả chính. Vấn đề đặt ra là sản xuất hàng hóa nhằm tạo ra được sản phẩm đặc hữu có giá trị cao để liên kết vùng miền; Hình thành chuỗi giá trị bền vững để liên kết vùng Tây Bắc với các vùng miền và ngành nghề. Phát triển cây thuốc để chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một hướng có nhiều lợi điểm để xây dựng chuỗi giá trị bền vững. Duy trì và phát huy tri thức bản địa giúp bảo tồn và gia tăng giá trị cho cây thuốc.

Nghiên cứu về một số vấn đề đặt ra trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, đảm bảo an ninh ở vùng Tây Bắc, PGS.TS Trần Vi Dân – Học viện Chính trị Công an Nhân dân kiến nghị phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia; Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các chương trình, kế hoạch về đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia; Thường xuyên tiến hành tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc; Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là hợp tác với Lào và Trung Quốc trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc; Đầu tư kinh phí và huy động các nguồn lực.

Liên quan đến công tác đào tạo nghề, PGS. TS Lê Minh Nguyệt – Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động Tây Bắc bao gồm: Các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy nhu cầu học nghề của người lao động vùng Tây Bắc; Khuyến khích người lao động học nghề và các cơ sở đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; Các giải pháp về mạng lưới cơ sở đào tạo nghề ở địa phương; Tuyên truyền, vận động, thay đổi nhận thức, khắc phục các rào cản tâm lý – văn hóa ảnh hưởng đến nhu cầu và hành vi học nghề của thanh niên dân tộc; Phát triển giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, tạo cơ sở cho đào tạo nghề ở địa phương.

PGS.TS Đào Thanh Trường – Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN chỉ ra những nhận diện rào cản chính sách, từ đó đưa ra một số khuyến nghị khắc phục nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Theo đó, cần minh bạch hóa thông tin của văn bản chính sách, ban hành chính sách đi kèm các văn bản hướng dẫn thực hiện đến cấp cơ sở. Nâng cao năng lực thực thi chính sách cho đội ngũ nhân lực các Bộ, Sở, ban ngành, địa phương thông qua hoạt động đào tạo kỹ năng làm chính sách; Tăng cường vai trò của các bên liên quan trong triển khai chính sách; Rà soát và điều chỉnh, bổ sung các văn bản hướng dẫn cho cấp cơ sở và những địa bàn còn yếu trong khâu thực thi chính sách… Chuẩn bị các nguồn lực đảm bảo tính bền vững của chính sách, khả năng tự chủ của các đối tượng tiếp nhận chính sách và đối tượng thụ hưởng. PGS.TS Đào Thanh Trường cũng nêu một số chính sách công cụ trong phát triển vùng Tây Bắc gồm: Chính sách phát triển kinh tế; Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Chính sách liên kết theo hệ thống đổi mới vùng.

Báo cáo các kết quả chính triển khai dự án sản xuất thử nghiệm “Sản xuất trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng Tây Bắc”, TS. Trần Ngọc Hưng – Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp cho biết, sản phẩm chính của dự án là 01 dây chuyền thiết bị chế biến trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trên cơ sở ứng dụng các công nghệ chế biến sâu như công nghệ sấy bằng hồng ngoại công nghệ chiết xuất và cô đặc; 01 mô hình vùng trồng thực nghiệm 05ha Táo mèo và 01ha Chùm ngây, 01 mô hình chế biến với việc ứng dụng công nghệ và dây chuyền thiết bị. Dự án lựa chọn các công nghệ chế biến sâu nguyên liệu, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao có giá trị gia tăng.

Kết quả của dự án tạo tiền đề cho việc đầu tư sản xuất hàng loại hệ thống thiết bị công nghệ và tổ chức chuyển giao cung cấp cho thị trường địa phương vùng Tây Bắc, nơi có dồi dào nguồn nguyên liệu cho dự án, đặc biệt là Táo mèo. Dự án triển khai phù hợp với điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của vùng, khai thác tối đa nguồn nguyên liệu tại địa phương để sản xuất thành hàng hóa nhằm tăng thu nhập, phát triển bền vững kinh tế vùng.

Phát biểu kết luận tọa đàm, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí đặc biệt quan trọng, là khu vực đảm bảo sinh thái cho khu vực Đồng bằng sông Hồng, được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt. Với những kết quả đạt được của Nghị quyết 37 cũng như những khó khăn tồn tại vùng đang phải đối mặt, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn cho rằng cần nghiên cứu, đề xuất Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới, khả thi, căn cơ và thiết thực hơn; nhận diện và giải quyết các nút thắt để giúp vùng phát triển trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Hồng Sơn cũng khẳng định, thông qua các tham luận trình bày tại tọa đàm có thể thấy, mặc dù là vùng nghèo, khó khăn nhất cả nước nhưng vùng Tây Bắc rất có tiềm năng phát triển. Để phát triển kinh tế - xã hội của vùng phải phát triển từ các điều kiện đảm bảo an ninh – quốc phòng.

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của liên kết vùng cho phát triển du lịch, chuỗi giá trị và các cơ chế điều tiết phát triển vùng. Song song với đó là vấn đề thay đổi tư duy, phong tục tập quán của đồng bào địa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

Ban Kinh tế Trung ương sẽ tiếp thu, cân nhắc và lựa chọn các ý kiến đóng góp tại hội thảo, phục vụ cho việc xây dựng báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 37 cũng như xây dựng các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có vị trí địa - kinh tế, địa - chiến lược, địa-chính trị, địa - văn hóa - xã hội và dân tộc đặc biệt quan trọng; là vùng "phên dậu" của Tổ quốc. Bao gồm 14 tỉnh trực thuộc trung ương và 21 huyện phía Tây của hai tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An; là khu vực có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của hầu hết các địa phương khu vực Bắc Bộ. Tổng diện tích toàn vùng khoảng 115.153,4 km2, chiếm hơn 35% diện tích tự nhiên của cả nước, với hơn 30 dân tộc đang sinh sống. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp Đồng bằng sông Hồng; là khu vực  giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế; có nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng, các địa danh nổi tiếng; có đông đồng bào dân tộc sinh sống, gắn bó lâu đời với bản sắc văn hoá độc đáo, phong phú.

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt. Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và vùng, ngày 01/7/2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW và Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị khoá IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. Chính phủ và các bộ, ngành đã dành một khối lượng vốn lớn tập trung đầu tư vào phát triển kinh tế-xã hội vùng thông qua các quy hoạch, kế hoạch và các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quốc gia… tạo nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội các địa phương nói riêng và toàn vùng nói chung.

>>> Các tin tức liên quan:

- Chương trình Tây Bắc tại Hà Giang: Cần nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ màng lọc xử lý nước suối sinh hoạt cho người dân vùng núi

- Chương trình Tây Bắc và Chương trình Xây dựng Nông thôn mới: triển khai nhiều hoạt động hợp tác chung

- Chương trình Tây Bắc: Nhiều đề tài triển khai tại Lào Cai có tác động tốt đến hoạch định chính chính sách của tỉnh

- Chương trình Tây Bắc: Chú trọng phát triển các sản phẩm đặc trưng và có lợi thế của tỉnh Phú Thọ

- Chương trình Tây Bắc tại tỉnh Hòa Bình: một mô hình thành công của sự phối hợp hiệu quả

- Chương trình Tây Bắc: Tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi Thanh Hóa

- Chương trình Tây Bắc: các dự án khoa học công nghệ đi sâu vào giải quyết các nhu cầu thực tiễn của địa phương

- Chương trình Tây Bắc: Ứng dụng công nghệ Nano trong canh tác cây ngô tại tỉnh Sơn La

 Hương Giang - Ngọc Tùng - Lan Anh - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   |