Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Phan Đại Doãn – Người của làng quê Việt Nam qua đời ở tuổi 84
Đại học Quốc gia Hà Nội vô cùng thương tiếc báo tin: Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Đại Doãn nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN sinh năm 1936, tại Diễn Quảng, Diễn Châu, Nghệ An, trú tại Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội, do tuổi cao sức yếu đã tạ thế hồi 7 giờ 45 phút ngày 07/8/2019 (tức ngày 07 tháng 7 năm Kỷ Hợi), hưởng thọ 84 tuổi.

 

GIÁO SƯ, NHÀ GIÁO NHÂN DÂN PHAN ĐẠI DOÃN

Sinh: 1936. Nguyên quán: Diễn Quảng, Diễn Châu, Nghệ An. Trú tại Phòng 307, A1, Tập thế 51 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tốt nghiệp Khóa 1 Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1959.

Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại (1996-2000), Khoa Lịch Sử, Trường ĐHKHXH&NV.

Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1992.

Được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2000.

Huân chương Lao động Hạng Nhì.

Các công trình khoa học tiêu biểu:

Khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào giải phóng đất nước vào đầu thế kỉ XV (viết chung), Nxb Khoa học Xã hội, 1965; lần 2, 1969; lần 3, 1977.

Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (viết chung), Tập III. Nxb Giáo dục, 1965.

Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc (viết chung). Nxb Quân đội Nhân dân, 1976.

Kinh nghiệm tổ chức và quản lí nông thôn Việt Nam trong lịch sử (đồng chủ biên). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994.

Tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức quản lí nông thôn ở một số khu vực Đông Á và Đông Nam Á (đồng chủ biên). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

Quản lí nông thôn nước ta hiện nay: Một số vấn đề và giải pháp (chủ biên). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.

Làng xã Việt Nam: Một số vấn đề kinh tế - văn hoá - xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002

Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005 cho công trình Làng xã Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế - văn hoá - xã hội (2001).

Lễ viếng từ 9g30 đến 10g45 thứ bẩy, ngày 10/8/2019 (tức ngày 10/7 Kỷ Hợi) tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng, hoả táng tại Đài hoá thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Hà Nội.

Cổng thông tin Điện tử ĐHQGHN trân trọng giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Đại Doãn do GS. Nguyên Quang Ngọc, nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Trường ĐH KHXH&NV, nguyên Viện Trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triết viết nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đại học Đông Dương, tiền thân của ĐHQGHN (1906 – 2006).

Từ những năm 1990, nhiều công trình của giáo sư Phan Đại Doãn không chỉ có tính tổng kết khoa học cao mà còn có khả năng dẫn dắt nghiên cứu ứng dụng phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống thực tiễn… Ông chính là người khai mào, thúc đẩy và góp phần tạo nên sự phát triển vượt bậc của môn học về làng xã Việt Nam ở trong nước và nhiều nước trên thế giới, tính từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây.

Suốt trong tiến trình phát triển của lịch sử đất nước, làng Việt Nam bao giờ cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng cho tất cả các nhà nước, các vương triều hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển đất nước. Thành công hay không thành công của các nhà nước, vương triều hay thể chế chính trị nhiều khi tuỳ thuộc vào sự hiểu biết và các chính sách đối với làng xã dưới quyền cai quản của mình. Làng Việt Nam vì thế đã được sự quan tâm lâu dài trên hầu hết các lĩnh vực của các học giả trong nước và nước ngoài từ hàng trăm năm nay. Có khá nhiều công trình chuyên khảo về làng Việt Nam đã đạt đến độ chuẩn mực. Cũng có không ít những tác giả đã trở thành học giả xuất chúng của thế kỷ XX vì những cống hiến nổi bật trong nghiên cứu và đào tạo về làng xã Việt Nam. Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Đại Doãn là một trong những người như thế.

Ông sinh năm 1936 tại xã Diễn Quảng, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An và sống trọn tuổi thơ ở làng quê nghèo khó xứ Nghệ cho đến khi trở thành sinh viên ngành Sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khoá đầu tiên. Ông tốt nghiệp năm 1959 và làm cán bộ giảng dạy khoa Lịch sử cho đến lúc nghỉ hưu (năm 2001). Dường như ông được sinh ra là để nghiên cứu và đào tạo về làng xã Việt Nam. Ông quanh năm, suốt đời chỉ cặm cụi với cái làng “đa nguyên và chặt" của mình, bởi vì theo ông, "làng quê là một điểm tựa trong cuộc sống của tất cả mọi người từ khi chào đời cho đến lúc tạ thế”.

Từ đầu những năm 1960 cho đến giữa những năm 1970, là thời kỳ ông chuyên tâm học hỏi, tự tìm, tự bơi, tự xác định phương hướng cho riêng mình giữa biển cả làng xã mênh mông của các vùng xứ Đông, xứ Đoài, xứ Nam, xứ Bắc, xứ Thanh, xứ Nghệ... Thế nhưng loạt bài viết đầu tiên của ông vào cuối những năm 1970 cũng mới chỉ là một số làng chiến đấu, làng gốm miền Bắc, làng khai hoang ở Kim Sơn, Tiền Hải. Phải đến đầu những năm 1980, ông mới bắt đầu xuất hiện với tư cách là một chuyên gia đích thực về làng xã Việt Nam. Ông dồn tâm dồn sức, thể nghiệm, suy tư, tìm chọn cho mình một lối đi riêng, một phương pháp tiếp cận làng xã riêng, thật dân dã, chất phác mà sâu sắc và độc đáo đến bất ngờ. Đây cũng là những năm tháng ông tự hoàn thiện các mô hình lý thuyết với những khái niệm và thuật ngữ khoa học, có thuật ngữ đã trở thành tài sản chung của giới nghiên cứu làng xã Việt Nam và thế giới, mà vẫn còn rất đậm phong cách Phan Đại Doãn. Từ cuối những năm 1980 và những 1990, ông viết hối hả, viết như đang chạy đua với thời gian để thể hiện hết mình. Ông “bao sân” từ những vấn đề về lý luận chung, những khái quát mô hình làng Việt cổ truyền cho đến các vấn đề cụ thể. Ông say mê với cơ cấu tổ chức, quản lý, kinh tế, văn hoá làng xã nhưng vẫn không bỏ qua chỉ một góc sân riêng. Lúc đầu ông định khoanh phạm vi nghiên cứu của mình ở làng Việt cổ truyền miền Bắc, rồi sau ông mở rộng ra cả khu vực các dân tộc thiểu số ở miền núi, làng xã thời kỳ cận đại và hiện đại, làng xã ở các khu vực miền Trung, miền Nam. Ông trăn trở với những vấn đề hết sức bức xúc của nông thôn, nông nghiệp như lao động, việc làm, phân hoá giàu nghèo, công bằng xã hội, thiết chế dân chủ... Ông đặc biệt quan tâm đến thể chế kinh tế và xã hội nông thôn, cấp thôn bản, bộ máy quyền lực cấp xã, quản lý nông thôn vùng dân tộc thiểu số....

Từ những năm 1990, nhiều công trình của GS. Phan Đại Doãn không chỉ có tính tổng kết khoa học cao mà còn có khả năng dẫn dắt nghiên cứu ứng dụng phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống thực tiễn. Thời kỳ này cũng là thời kỳ ông được giao chủ nhiệm nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước về nông thôn, làng xã, nông dân... Ông hướng dẫn 60 cử nhân, 20 thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó có gần 5 chục cử nhân và 12 thạc sĩ đã bảo vệ thành công luận văn, luận án về đề tài làng xã. Có những vị giáo sư lẫy lừng uy danh, bóng trùm thế kỷ, mà học trò điểm mặt không được mấy ai. GS. Phan Đại Doãn chắc hẳn đã mãn nguyện vì đứng bên cạnh ông, theo sát sau ông có lớp lớp các học trò. Ông không chỉ chia cho học trò đồng xu cuối cùng, đấu gạo cuối cùng trước khi đi điền dã nông thôn thời bao cấp, mà còn muốn truyền trao cho họ hết thảy, cả đến những ý tưởng khoa học vừa chợt loé lên trên giường bệnh... Ông chính là người khai mào, thúc đẩy và góp phần tạo nên sự phát triển vượt bậc của môn học về làng xã Việt Nam ở trong nước và nhiều nước trên thế giới, tính từ đầu những năm 1990 trở lại đây.

Từ giữa năm 2000, sau những năm tháng gồng lên làm việc hết mình, đã có lúc tưởng như ông không còn khả năng tiếp tục công việc mình yêu được nữa. Nhưng may sao, chính tiếng gọi của làng xã đã trở thành nguồn lực diệu kỳ, vực ông dậy, hối thúc ông viết tiếp những trang vàng về kinh tế, xã hội và văn hoá làng xã Việt Nam. Theo kinh nghiệm của ông, người nghiên cứu về làng xã "phải nhìn một cách hệ thống trong tổng thể các quan hệ kinh tế - xã hội, từ cái kinh tế và phi kinh tế, cái quyền lực và siêu quyền lực, chuyển hoá lẫn nhau. Điều nổi bật là cái cộng đồng - một giá trị được tạo lập, duy trì và củng cố qua nhiều thế hệ. Đó là sức mạnh truyền thống vừa có tính quốc gia lại vừa có tính địa phương được sản sinh từ làng xã.... Tìm hiểu làng xã là tìm hiểu một mặt quan trọng, thậm chí là chủ yếu của con người và xã hội Việt Nam hiện nay".

Năm nay Khoa Lịch sử, nơi mà GS. Phan Đại Doãn cống hiến trọn vẹn sự nghiệp khoa học và đào tạo, vừa tròn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành. GS. Phan Đại Doãn, một trong những sinh viên tiêu biểu của khoá học đầu tiên ấy cũng bắt đầu được đặt chân vào hàng những người "xưa nay hiếm". Tuy không còn sức để đi điền dã, không còn đến được giảng đường, nhưng ông vẫn sục sôi nguyện vọng được viết tiếp, được bàn giao toàn bộ những gì ông đã dày công tích luỹ cho những thế hệ đi sau.

Làng Việt Nam đang ngày một đổi thay, nhưng những ý tưởng cao sâu, những tinh tuý được chắt lọc suốt một cuộc đời nghiên cứu và đào tạo về làng Việt Nam của GS. Phan Đại Doãn, thì chắc hẳn sẽ không bao giờ thay đổi. Làng Việt Nam đa nguyên và chặt, cùng với thời gian đã trở thành bức chân dung không thể mờ phai của GS. NGND Phan Đại Doãn.

>>> Tin bài liên quan:

- Phan Đại Doãn – nhà khoa học, nhà giáo

- GS. Phan Đại Doãn và làng Việt Nam

- Mừng sinh nhật GS. Phan Đại Doãn

- Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Đại Doãn

- Về khối tài liệu của giáo sư Phan Đại Doãn hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III

 

 

 Nguyễn Quang Ngọc - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   |