Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Sử dụng tiếng Anh như phương tiện trong giảng dạy và nghiên cứu – giải pháp phát triển nguồn nhân lực toàn cầu
Ngày 21/8/2019, Khoa Quốc tế - ĐHQGHN phối hợp với Trường Đại học Kansai (Nhật Bản) và Trường Đại học Soochow (Đài Loan) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Sử dụng tiếng Anh như phương tiện trong giảng dạy và nghiên cứu: Cơ hội và thách thức tại các quốc gia châu Á” (Moving Forward in English as a medium of instruction: Challenges and Prospects in Asian Countries).

Tiếng Anh như một phương tiện trong giảng dạy và nghiên cứu (English as a medium of instruction – EMI) là một chiến lược được áp dụng tại nhiều trường đại học nơi tiếng Anh là ngoại ngữ. Quan điểm này bắt nguồn từ các nước Châu Âu như Thụy Điển, Phần Lan, New Zealand vào đầu những năm 2000, sau đó lan rộng ra các nước Châu Á như Singapore, Hong Kong, Trung Quốc, Nhật Bản. Hiện nay, hơn 20 trường đại học ở Việt Nam áp dụng EMI trong nhiều lĩnh vực, ngành học khác nhau. Trong quá trình này, các giảng viên, sinh viên Việt Nam đã gặp nhiều thách thức liên quan tới năng lực ngôn ngữ, phương pháp giảng dạy, học liệu và trang thiết bị. Chính vì vậy, hội thảo lần này là diễn đàn để các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, giảng viên chia sẻ các quan điểm, chính sách, kinh nghiệm về EMI; qua đó xác định những thuận lợi và khó khăn khi cung cấp các bài giảng bằng tiếng Anh cũng như đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Văn Định – Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế cho rằng, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế hiện nay, nhu cầu học tập bằng tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến. Ông cho biết, Khoa Quốc tế là đơn vị tiên phong ở ĐHQGHN cũng như ở Việt Nam trong đào tạo các chương trình đại học và sau đại học bằng tiếng Anh. Các giảng viên người Việt tại Khoa đều tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học tại nước ngoài và có khả năng giảng dạy tốt các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Phó Chủ nhiệm Khoa Nguyễn Văn Định hy vọng rằng qua Hội thảo này, các giảng viên của Khoa có thêm điều kiện để trao đổi kinh nghiệm với giảng viên đến từ các trường ĐH Nhật Bản và Đài loan về giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của mình. Đồng thời, ông cũng mong rằng thông qua đây, Khoa có thể mở rộng quan hệ hợp tác trong trao đổi giảng viên, sinh viên, nghiên cứu khoa học các chương trình bằng tiếng Anh.

GS. Takaichi Okuda - Khoa Nghiên cứu ngoại ngữ, Đại học Kansai, Nhật Bản

Với tham luận “Hướng tới một lớp học EMI thân thiện với sinh viên tại châu Á”, GS. Takaichi Okuda - Khoa Nghiên cứu ngoại ngữ, Đại học Kansai, Nhật Bản đã chia sẻ về thực trạng sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy tại quốc gia này cũng như các cách để thúc đẩy sinh viên tự tin thể hiện ý kiến của mình trong lớp học. Theo GS. Takaichi Okuda, nhìn chung, khả năng sử dụng tiếng Anh của các sinh viên Nhật Bản không cao và nhiều em gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý tưởng của mình. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng các trường đại học tại Nhật Bản sử dụng tiếng Anh làm phương tiện giảng dạy, nghiên cứu ngày càng tăng.

GS. Takaichi Okuda tin rằng, việc sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy các môn học sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực toàn cầu; tăng tính cạnh tranh với quốc tế; thu hút sinh viên nước ngoài… Để cải thiện chất lượng của các lớp học này, giảng viên cần tìm hiểu, lựa chọn những khía cạnh và nội dung mà sinh viên sẽ dễ dàng nắm bắt được kiến thức nhất. Người thầy nên thay đổi phong cách giảng dạy của mình, không nên sử dụng phong cách khi mà họ giảng dạy môn học đó bằng tiếng mẹ đẻ. Họ cũng cần cố gắng sử dụng những từ vựng tiếng Anh đơn giản, dễ hiểu trong việc giải thích các định nghĩa, kiến thức chuyên ngành. Đồng thời, nếu có sự tham gia của các sinh viên nước ngoài trong các lớp học này sẽ giúp sinh viên tự tin trao đổi, thảo luận với nhau hơn.

TS. Vũ Thị Thanh Nhã - Trưởng Khoa tiếng Anh, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN

TS. Vũ Thị Thanh Nhã - Trưởng Khoa tiếng Anh, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN mang đến Hội thảo tham luận “Những vấn đề nan giải của giảng viên EMI: dạy nội dung hay dạy ngôn ngữ”. Theo bà, giảng viên trong lớp học nào đều có vai trò quan trọng, vừa là người tổ chức hoạt động, hỗ trợ, vừa hướng dẫn sinh viên. TS. Vũ Thị Thanh Nhã cho rằng, trong lớp học sử dụng tiếng Anh làm phương tiện giảng dạy thì vai trò của giảng viên không chỉ là hỗ trợ sinh viên học kiến thức chuyên ngành mà để việc học diễn ra hiệu quả thì người thầy cũng cần biết cách hỗ trợ quá trình học ngôn ngữ của người học.

Bà cho biết thêm, hiện nay, chưa có chương trình chính thống nào đào tạo giáo viên EMI ở Việt Nam. Tuy  nhiên, bà cũng nêu ra một số xu hướng phát triển đội ngũ giảng viên này như: (1) Lấy nguồn các giảng viên nước ngoài, sau đó đào tạo, bồi dưỡng thêm và giúp họ hiểu rõ hơn về người học, môi trường và hệ thống ở Việt Nam; (2) Với các giảng viên Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài về, giỏi về chuyên môn và tiếng Anh thì nên tập huấn và bồi dưỡng thêm về cách thức giảng dạy hoặc cách thức hỗ trợ người học trong lớp học EMI; (3) Với các giảng viên chuyên về ngôn ngữ thì có thể đào tạo thêm về chuyên ngành và khuyến khích họ tự trau dồi kiến thức để dạy chuyên ngành khác bằng tiếng Anh.

Chia sẻ tại Hội thảo, GS. Richard Lin từ Khoa Kinh tế, Trường ĐH Soochow cho rằng, trong các giờ học chuyên ngành Kinh tế, các giảng viên không nên chỉ đơn thuần dịch bài giảng từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh và giảng dạy trước lớp. Các giảng viên cần chú ý đến năng lực tiếng Anh của sinh viên, phương pháp sư phạm và kỹ thuật giảng dạy. Theo GS. Richard Lin, phương pháp tích hợp nội dung (Content and Language Integrated Learning - CLIL) và sử dụng tiếng Anh như một phương tiện trong giảng dạy và nghiên cứu (English as a medium of instruction – EMI) là những phương pháp hiệu quả có thể sử dụng trong các lớp dạy chuyên ngành Kinh tế.

 Các tin liên quan:

- Khoa Quốc tế, ĐHQGHN trao tặng 20 máy tính xách tay cho tân sinh viên K18 trong Ngày hội nhập học

- UADC 2019: Đưa kỹ năng tranh biện đến gần hơn với sinh viên Việt Nam

- Khoa Quốc tế: Chương trình đào tạo kế toán bằng tiếng Anh đầu tiên tại Việt Nam được CPA Australia công nhận

- Lễ Kỷ niệm 15 năm thành lập Khoa Quốc tế - ĐHQGHN

- Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên lần thứ XI của Khoa quốc tế, ĐHQGHN

 Sinh Vũ - Ảnh: Ngọc Tùng - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   |