Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Trường ĐH Công nghệ: linh hoạt trong liên kết với viện nghiên cứu & cơ sở công nghiệp
Ngày 9/4/2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Ðào tạo đã ký Quyết định số 2828/QĐ-BGDĐT bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thuộc ĐHQGHN, nhiệm kỳ 2009 - 2014. Ngày 6/5/2009 Trường ĐH Công nghệ đã tổ chức lễ trao quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng cho PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình. Nhân dịp này, chúng tôi đã có dịp trao đổi với ông về một số nội dung liên quan đến quá trình xây dựng và phát triển nhà Trường.

 

 

Với cương vị là người đứng đầu, PGS đánh giá thế nào về vị trí hiện nay của Trường ÐH Công nghệ - ÐHQGHN trong hệ thống giáo dục đại học?

Trường ÐH Công nghệ thuộc ÐHQGHN được thành lập theo Quyết định số 92/2004/QÐ-TTg ngày 25/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở phát triển Khoa Công nghệ thuộc ÐHQGHN và Trung tâm Hợp tác Ðào tạo về Cơ học.

Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Trường ÐH Công nghệ thực hiện hai nhiệm vụ: một là, đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng nhân tài thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ; hai là nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình

Ngay từ phiên họp đầu tiên của Hội đồng Khoa học & Ðào tạo và trong quá trình hoạt động, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển, xác định rõ sứ mệnh và mục tiêu tập trung đào tạo và nghiên cứu trình độ cao, chất lượng cao trên bốn lĩnh vực khoa học – công nghệ mũi nhọn mà Nhà nước ưu tiên phát triển là Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Ðiện tử và Tự động hóa, Khoa học và Công nghệ Nanô, Công nghệ Sinh học Phân tử dựa trên nền tảng khoa học cơ bản và công nghệ thông tin mạnh, trong đó Công nghệ Thông tin và Truyền thông là lĩnh vực truyền thống có thế mạnh của trường. Trường ÐH Công nghê đã tạo dựng được vị thế và uy tín bước đầu trong các ngành công nghệ mũi nhọn trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam.

Nghiên cứu khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và liên kết với các tập đoàn công nghiệp là những thế mạnh của Trường ÐH Công nghệ, ÐHQGHN. Ông có thể chia sẻ thêm một số thông tin về các hoạt động này của nhà trường?

Ðến nay, Trường ÐH Công nghê đã thiết lập quan hệ, ký kết các văn bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác với trên 50 tổ chức, cơ sở đào tạo đại học, viện nghiên cứu, công ty, tập đoàn sản xuất và dịch vụ KHCN tại các nước và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Một số hoạt động hợp tác đã được triển khai bước đầu có hiệu quả như Văn phòng Dự án JAIST-VNU Hanoi, Phòng thí nghiệm Công nghệ Phần mềm Toshiba-Coltech tại Trường ÐH Công nghê, một số đề tài nghiên cứu chung về các giải pháp công nghệ với Tập đoàn Mitani, Tập đoàn Toshiba và Panasonic (Nhật Bản), chương trình hợp tác đào tạo Tiếng Nhật cho sinh viên với học bổng tài trợ của Tập đoàn Human Resocia (Nhật Bản) ...

Các tập đoàn công nghiệp, công nghệ lớn khác như: IBM, Microsoft, Texas Instruments, Boeing... (Hoa Kỳ), NEC, Panasonic, Mitsubishi... (Nhật Bản) và một số công ty, tập đoàn công nghiệp khác cũng đã có những cuộc tiếp xúc thảo luận nghiêm túc, bước đầu thiết lập quan hệ hợp tác đào tạo, nghiên cứu với nhà trường.

Công tác hợp tác quốc tế kết hợp với các hoạt động KHCN của Trường ÐH Công nghê không chỉ phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của Nhà trường, mà còn góp phần quan trọng vào các hoạt động trong nhóm BESETOHA của bốn đại học chủ chốt ở Ðông Á và trong VinaREN - Mạng Nghiên cứu và Ðào tạo Việt Nam, mà ÐHQGHN là thành viên tích cực của cả hai tổ chức này.

Hiệu trưởng Trường ĐHCN các thời kỳ, từ phải sang: GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình, GS.TS Nguyễn Hữu Đức.

Hầu hết các giảng viên của Trường ÐH Công nghệ hiện nay đều được đào tạo SÐH ở nước ngoài. Ông cho biết quan điểm cá nhân về việc sử dụng và đãi ngộ người tài?

Trường ÐH Công nghê vinh dự có một số nhà khoa học đầu ngành. Trong ít năm vừa qua, nhiều tiến sĩ trẻ, những người từng là học sinh đạt huy chương tại các kỳ thi Olympic quốc tế trên các lĩnh vực khác nhau, sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài đã trở thành giảng viên của Trường ÐH Công nghê, tiếp tục tham gia sự nghiệp bồi dưỡng nhân tài tương lai cho đất nước.

Có thể nói Nhà trường là địa chỉ hấp dẫn các cán bộ khoa học trẻ tài năng về công tác. Hiện tỉ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ trở lên của Trường đạt gần 60% - là tỷ lệ cao trong các trường đại học hiện nay ở Việt Nam. Trường ÐH Công nghê sáng tạo thực hiện các hình thức ký hợp đồng “thực tập sinh khoa học”, “giảng viên dự nguồn” để đào tạo, bồi dưỡng các giảng viên tương lai cho trường và cho đất nước. Cũng trong giai đoạn này, trường đã cử được gần 50 giảng viên, thực tập sinh khoa học, giảng viên dự nguồn đi làm luận án tiến sĩ trong đó có 14 NCS ở nước ngoài và 10 NCS trong nước.

Trường ÐH Công nghê thường xuyên tổ chức xét thưởng các công trình khoa học tiêu biểu hằng năm nhằm khuyến khích cán bộ khoa học công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành có chỉ số ảnh hưởng (Impact Factor) cao, xét thưởng các thành tích tại các cuộc thi sản phẩm KHCN, tại các giải trong nước và quốc tế của sinh viên... Nhà trường cũng đang phấn đấu thực hiện sau khoảng 3 học kỳ thì mỗi cán bộ giảng dạy, cán bộ khoa học sẽ được tạo điều kiện đi nghiên cứu hoặc giảng dạy ở nước ngoài ít nhất một lần.

Một trong những vấn đề hiện nay Trường ÐH Công nghê cũng như đa số các đơn vị đào tạo nghiên cứu khác gặp phải là chế độ lương và thu nhập của cán bộ khoa học, viên chức trong trường còn thấp, nặng về đầu tư trang thiết bị, chưa hoặc ít được đầu tư cho kinh phí vận hành, kể cả chi phí cho con người.

Ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu với Công ty Toshiba - Nhật Bản.

Thời gian qua, Trường ÐH Công nghê đã có quan hệ mật thiết trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với các viện nghiên cứu. Ông có thể cho biết rõ hơn những thông tin về sự phối hợp này?

Mối liên kết Trường ÐH Công nghê – Viện nghiên cứu được coi là “đặc trưng” có tính “điển hình, kiểu mẫu” của nhà trường. Việc quyết tâm thực hiện nhanh mục tiêu xây dựng một trường đại học công nghệ hàng đầu gắn với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu các ngành công nghệ trọng điểm, mũi nhọn trên nền tảng khoa học cơ bản mạnh của ÐHQGHN, Trường ÐH Công nghê đã tìm giải pháp liên kết mạnh và bền vững với các viện nghiên cứu và các bộ, ngành liên quan. Uy tín và nỗ lực cá nhân của các Hiệu trưởng GS.VS Nguyễn Văn Hiệu và GS.TS Nguyễn Hữu Ðức đã góp phần không nhỏ trong việc hiện thực hóa các mối hợp tác, liên kết ngay từ thời điểm Trường ÐH Công nghê được thành lập cho đến nay.

Trường ÐH Công nghê cùng các đối tác đã tiếp tục phát triển một cách bền vững mô hình liên kết này bằng ý tưởng xây dựng các phòng thí nghiệm, các bộ môn phối thuộc của viện và trường. Quan hệ hợp tác liên kết với Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp (IMI) thuộc Bộ Công thương được thiết lập với một hình thức mới hơn nữa: cùng phối hợp xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo ngành Cơ Ðiện tử, hợp tác nghiên cứu trên lĩnh vực công nghệ hiện đại này, cấp học bổng và đảm bảo việc làm cho sinh viên khi ra trường. Gần đây, văn bản thỏa thuận hợp tác đào tạo và nghiên cứu giữa Trường ÐH Công nghê và Viện Công nghệ Vũ trụ thuộc Viện KH&CN Việt Nam đã được ký kết với nội dung cụ thể xây dựng chuyên ngành đào tạo Công nghệ Hàng không Vũ trụ. Ngoài ra, Trường ÐH Công nghê cũng đang thúc đẩy mô hình liên kết theo hình thức phối thuộc với Viện CNTT, ÐHQGHN; cùng triển khai thí điểm đào tạo bằng kép qua hình tức tín chỉ với các trường đại học và đơn vị thành viên khác trong ÐHQGHN.

Thực tiễn triển khai hợp tác liên kết giữa Trường ÐH Công nghê với các viện nghiên cứu chuyên ngành trong thời gian 5 năm vừa qua cho thấy mô hình hợp tác trường - viện của Trường ÐH Công nghê đã đi đúng hướng, khẳng định ý nghĩa chiến lược lâu dài, bền vững của mô hình liên kết đối với sự phát triển của Trường ÐHCN và các viện nghiên cứu - triển khai. Mô hình này cũng đáp ứng “đào tạo gắn với nhu cầu xã hội” của Bộ GD - ÐT đang triển khai, cũng như kinh nghiệm tốt cho liên kết đào tạo, nghiên cứu triển khai giữa đại học - doanh nghiệp mà ÐHQGHN đang đẩy mạnh.

Xin Hiệu trưởng cho biết một số kế hoạch phát triển Trường ÐH Công nghệ trong thời gian tới?

Trường ÐH Công nghê sẽ tiếp tục giữ vững nhịp độ phát triển, phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được và năng lực của toàn thể cán bộ công chức và sinh viên thực hiện tốt những nhiệm vụ trong kế hoạch chiến lược. Nhà trường cũng quyết tâm sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các phòng thí nghiệm mục tiêu, các trung tâm nghiên cứu... để khởi động việc ưu tiên đầu tư cho mục tiêu nghiên cứu thành công một số sản phẩm khoa học - công nghệ tiêu biểu quốc gia vào năm 2010 và những năm tiếp theo.

Bên cạnh hàng loạt các giải pháp như liên kết hàn lâm – công nghiệp, xây dựng môi trường giảng dạy, học tập, nghiên cứu hiện đại, hiệu quả, thân thiện và giàu tính nhân văn,.. nhà trường đặc biệt chú trọng xây dựng “văn hoá kiểm định chất lượng”, lấy kiểm định chất lượng làm phương pháp và các tiêu chí kiểm định chất lượng làm thước đo để điều chỉnh và hoàn thiện mọi mặt hoạt động hoạt động.

Xin cảm ơn PGS!

Các ngành/ chuyên ngành đào tạo

● Bậc cử nhân: Khoa học Máy tính; Công nghệ Thông tin; Công nghệ Ðiện tử - Viễn thông; Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Cơ Ðiện tử.

● Ðào tạo kỹ sư ngành Cơ học Kỹ thuật.

● Bậc thạc sĩ: Khoa học Máy tính, Hệ thống Thông tin, Truyền Dữ liệu và Mạng Máy tính, Công nghệ Phần mềm, Kỹ thuật Ðiện tử, Vật liệu và Linh kiện Nanô, Công nghệ Nanô Sinh học, Cơ học Kỹ thuật.

● Bậc tiến sĩ: Khoa học Máy tính, Hệ thống Thông tin, Truyền Dữ liệu và Mạng Máy tính, Công nghệ Phần mềm, Kỹ thuật Ðiện tử, Kỹ thuật Viễn thông, Vật liệu và Linh kiện Nanô.

Các chương trình đào tạo liên kết quốc tế

● Liên kết với Ðại học Troy (Hoa Kỳ) tổ chức đào tạo cử nhân Khoa học Máy tính ứng dụng.

● Liên kết với Ðại học New South Wales (UNSW, Úc) tổ chức đào tạo liên thông Cử nhân về Kỹ nghệ Máy tính, Kỹ nghệ Ðiện, Kỹ nghệ Viễn thông, Kỹ nghệ Cơ điện tử.

● Hợp tác với Ðại học Paris-Sud 11 đào tạo thạc sĩ “Thông tin, Hệ thống và Công nghệ” (PUF Hà Nội); thạc sĩ Công nghệ Micro-Nanô và Ứng dụng, đào tạo tiến sĩ về Khoa học và Công nghệ Nanô, Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Tự động hóa (Ðề án 322).

 Ngọc Diệp - Ảnh: BT - Bản tin ĐHQGHN số 218 / Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   |