Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Đề hay thì phải khó !
Thầy Bùi Việt Thắng - giảng viên Khoa Văn học Trường ĐHKHXH&NV chia sẻ những suy nghĩ của mình xung quanh đề thi đại học môn Văn khối C và khối D năm nay cũng như cách dạy và học văn cho học sinh THPT.

- Ông đánh giá như thế nào về đề thi văn khối C và D năm nay ?

Trong ba năm gần đây, mức độ khó về đề thi đại học của môn văn đã tăng lên rõ rệt. Dư luận cho rằng đề thi đại học môn Văn năm nay hay nhưng khó. Theo quan điểm của tôi thì không có cái gì hay mà lại dễ cả.

Trước đây, dư luận thường cho là đề thi đại học môn Văn khối D dễ hơn môn Văn khối C. Thế nhưng năm nay, đề thi đại học môn Văn của khối C và khối D tương đương nhau. Đây cũng là chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực tế chấm thi cũng cho thấy, thí sinh khối D thường có điểm Văn cao hơn thí sinh thi khối C. Có lẽ thí sinh thi khối D thông thường là thí sinh thành phố nên có cơ hội học tốt hơn. Những bài thi môn Văn đạt điểm cao nhất mỗi năm thường thuộc về thí sinh thi khối D.

- Đề thi năm nay được đánh giá là hay nhưng câu nghị luận khó so với tầm hiểu biết của thí sinh, ý kiến của ông như thế nào về nhận định này ?

PGS.TS Bùi Việt Thắng

Có ý kiến cho rằng câu nghị luận của cả 2 đề hay nhưng khó so với tầm hiểu biết của thí sinh khi các em mới ở độ tuổi 17, 18. Tôi không đồng ý với quan điểm này.

Câu nghị luận đề cập đến thói vô trách nhiệm và đạo đức giả - hai vấn nạn của xã hội hiện nay. Cách đây 2 năm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “hai không” nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong các trường, hướng tới đối tượng là các em học sinh. Thế thì tại sao lại nói là hai vấn đề này là lớn so với khả năng hiểu biết của các em được ? Với mặt bằng trình độ dân trí nói chung cũng như trình độ nhận thức và hiểu biết xã hội của học sinh hiện nay thì cũng không đáng quan ngại gì khi đề thi đề cập đến những vấn đề xã hội lớn như vậy. Tôi cho rằng nội dung đề thì như vậy không hề gây quá tầm hiểu biết cho thí sinh, nhất là trong một xã hội thông tin phát triển mạnh như hiện nay thì học sinh có nhiều cơ hội để nắm bắt thông tin và tham gia vào nhiều vấn đề xã hội lớn của đất nước.

- Đề thi năm nay yêu cầu thí sinh đi vào phân tích, cảm nhận vấn đề qua những chi tiết cụ thể trong tác phẩm, ý kiến của ông về cách ra đề thi kiểu này ?

Từ trước đến nay khi dạy môn Văn học, chúng ta hay đi vào những vấn đề chung như tư tưởng, chủ đề, phân tích tính cách nhân vật ... mà coi nhẹ việc giúp học sinh tăng cường năng lực mỹ cảm, tức là khả năng cảm thụ cái đẹp trong văn chương và cuộc sống. Mà cảm thụ cái đẹp qua tác phẩm thì phải qua từng chi tiết, hình ảnh cụ thể. Nếu thí sinh nào làm được những câu hỏi dạng này là đã vượt qua được lối học vẹt, học thuộc. Xu hướng ra đề như thế đã được áp dụng từ năm 2008 đến nay và tôi cho là rất đáng hoan nghênh. Đề ra kiểu như vậy thì sẽ dẫn tới môn Văn sẽ phải thay đổi nếp dạy và học theo lối cũ, qua đó tăng cường khả năng cảm thụ tác phẩm, cảm thụ vấn đề của học sinh trong mối liên hệ với thực tiễn xã hội sống động.

- Ông đánh giá thế nào về khả năng làm bài của thí sinh với 2 đề văn này ?

Như tôi đã nói ở trên, năm nay mức độ khó của đề thi đại học môn Văn khối C và D là tương đương. Tuy nhiên ở phần riêng, thí sinh được quyền chọn câu theo chương trình chuẩn hay chương trình nâng cao. Tôi cho rằng thí sinh sẽ thiên về câu cảm nhận thơ hơn là câu cảm nhận về chi tiết trong tác phẩm văn xuôi. Chúng tôi đã chấm thử bài thi của một trường trong một ngày và thấy là số thí sinh chọn câu 3B - câu cảm nhận về văn xuôi - chỉ chiếm từ 10 đến 15 %, còn lại 85% thì chọn đề cảm nhận các đoạn thơ. Có lẽ là do cái đẹp, cái hay phô diễn ở trong thơ dễ cảm nhận, dễ thấy hơn, trong khi những cái đẹp cái hay trong văn xuôi lại liên quan đến những chi tiết buộc phải nhớ nhiều hơn.

- Ông dự đoán như thế nào về phổ điểm của môn Văn năm nay ?

Vì đề hay và khó như đã nói ở trên, tôi nghĩ là với những bài thi đạt từ 5 trở lên, phổ điểm từ 5-7 sẽ chiếm 70% và phổ điểm từ 8-9 là 30%. Nếu xét một cách tổng quát thì thì các bài thi từ 1-5 điểm sẽ chiếm 40%, từ 5-7 điểm sẽ chiếm 40%, còn 20% bài thi sẽ đạt điểm trên 7. Điểm tuyệt đối của môn Văn sẽ rất khó có những tôi hy vọng ở Hội đồng thi của Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG sẽ có từ 1 đến 2 bài đạt 9,5.

- Ông có suy nghĩ gì về việc xây dựng đề Văn đại học của những năm sau ?

Từ năm 2008 đến nay, hướng ra đề thi môn Văn đại học có nhiều chuyển biến rõ rệt theo hướng làm cho người học và người dạy ở cấp phổ thông tránh lối học vẹt và học tủ. Cách ra đề như vậy kích thích tính năng động của thí sinh, thể hiện đặc biệt rõ ở những câu nghị luận xã hội. Đề thi yêu cầu thí sinh đi vào phân tích, so sánh các chi tiết cụ thể trong các tác phẩm khác nhau đòi hỏi thí sinh phải có sự cảm nhận tinh tế, có sự so sánh đối chiếu giữa các tác phẩm, buộc thí sinh phải học đều. Hướng ra đề thi những năm tiếp theo nên được phát huy theo hướng này. Đề thi càng khó thì càng hay và càng khiến cho việc học môn Văn ở cấp phổ thông cũng phải thay đổi theo hướng tích cực hơn.

- Hiện nay cũng đã có đề nghị là đề thi đại học môn Văn sẽ thoát ly dần khỏi SGK phổ thông, tức là sẽ yêu cầu cảm nhận những tác phẩm văn học nằm ngoài chương trình PTTH, ông nghĩ gì về đề nghị này ?

SGK chỉ nên là nơi cung cấp những kiến văn tối thiểu để rèn luyện năng lực cảm thụ văn học của học sinh mà thôi. Học sinh hoàn toàn có thể vận dụng kiến thức và khả năng cảm thụ của mình để cảm nhận, phân tích một tác phẩm bên ngoài sách giáo khoa. Nhiều nước khác cũng đã áp dụng cách dạy và học Văn theo kiểu này. Nhưng ở Việt Nam để làm được như thế thì phải có lộ trình, phải có thời gian để thay đổi, mà theo tôi ít nhất là phải 5 năm nữa. Đặc biệt, chúng ta phải có sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho học sinh, thày cô giáo và cho cả dư luận xã hội nữa.

- Xin cảm ơn những chia sẻ của thầy !

 Thanh Hà - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   |