Khoa học và Công nghệ
Trang chủ   >  Tin tức  >   Khoa học và Công nghệ  >  
Kinh tế Việt Nam 2008 suy giảm - vì sao?
Đó là câu hỏi được đặt ra và trở thành chủ đề tranh luận chính tại hội thảo "Kinh tế Việt Nam 2008 - suy giảm và thách thức đổi mới" do Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN tổ chức ngày 8/5/2009.

PGS.TS Phạm Trọng Quát - Phó giám đốc cùng đại diện Ban Khoa học - Công nghệ ĐHQGHN; lãnh đạo một số cơ quan Trung ương, viện nghiên cứu, các trường đại học, các hội và hiệp hội, các doanh nghiệp cùng hàng trăm học giả, nhà nghiên cứu kinh tế đã đến dự.

TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR) thuộc Trường ĐH Kinh tế đã trình bày báo cáo nghiên cứu “Kinh tế Việt Nam 2008: Suy giảm và thách thức đổi mới” . Báo cái tập trung vào các vấn đề lớn như: Khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới năm 2008; Tổng quan kinh tế vĩ mô Việt Nam 2008; Quản lý tổng cầu trong môi trường bất ổn vĩ mô; Chính sách thương mại quốc tế trong bối cảnh suy thoái toàn cầu; Biến động của thị trường chứng khoán dưới góc nhìn kinh tế vĩ mô; Năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới; Vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: nên tăng cường thu hút hay tăng cường quản lý...

PGS.TS Phạm Trọng Quát - PGĐ ĐHQGHN - Ảnh: Thúy Diệp

Thông qua công trình nghiên cứu này, nhóm các tác giả là các nhà khoa học của Trung tâm CEPR do TS. Nguyễn Đức Thành chủ biên đã tổng kết được những thành tựu và khó khăn, cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam năm 2008, đồng thời đưa ra những dự báo về viễn cảnh kinh tế nước ta năm 2009.

Sôi nổi tranh biện, các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế đã cùng đi đến nhận định: Suy giảm và bất ổn của nền kinh tế Việt Nam năm 2008 xuất phát từ sự bất cập trong chính sách quản lý vĩ mô cũng như những yếu kém về mặt cơ cấu của nền kinh tế, khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới đóng vai trò đẩy sâu thêm quá trình này. Để khắc phục những "lỗ hổng" của nền kinh tế đất nước trong năm 2009, ngay tại hội thảo, các đại biểu đã bàn bạc và thống nhất đưa ra 4 khuyến nghị cơ bản về chính sách, đó là: Bình ổn vĩ mô; Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp; Theo dõi và định hướng dòng vốn nước ngoài và Giám sát thị trường tài chính...

Phát biểu tại hội thảo, Phó giám đốc ĐHQGHN - PGS.TS Phạm Trọng Quát đã đánh giá cao vai trò của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách nói riêng, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN nói chung trong việc tổ chức những diễn đàn khoa học có giá trị thực tiễn như hội thảo lần này.

 

Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2008 đã được các chuyên gia nghiên cứu đánh giá bằng những số liệu cụ thể

 Trường N.M - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :