Sinh viên
Trang chủ   >  Tin tức  >   Sinh viên  >  
Từ cuộc thi Ý tưởng sáng tạo Parabolic Flight 2013
Sáng 12/11/2013, Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) đã tổ chức buổi thẩm định kỹ thuật sản phẩm công nghệ do sinh viên thực hiện được lựa chọn tham gia thí nghiệm trên chuyến bay không trọng lực.

Tham dự buổi thẩm định có đại diện lãnh đạo ĐHQGHN, GS.TS. Nguyễn Thanh Thuỷ - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCN (ĐHQGHN), PGS.TS. Doãn Minh Chung – Giám đốc Viện Công nghệ Vũ Trụ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và đoàn chuyên gia đến từ DAS (Diamond Air Service) và JSF (Japan Space Forum), tổ chức phối hợp với JAXA trong tổ chức các chuyến bay không trọng lực tại Nhật Bản.
 “Ý tưởng sáng tạo thử nghiệm trong môi trường không trọng lực” (Parabolic Flight 2013) là cuộc thi nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa các quốc gia thành viên của diễn đàn thuộc nhóm Khai thác Môi trường Vũ trụ (thuộc Viện Công nghệ Vũ trụ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) kết hợp với Trường ĐHCN (ĐHQGHN) và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).
Được phát động từ tháng 6/2013, trải qua nhiều vòng thi, nhóm sinh viên Trường ĐHCN (ĐHQGHN) với sản phẩm “Hoạt độngcủa gia tốc các thiết bị thông minh trong điều kiện trọng lực” đã được chọn tham gia thí nghiệm trên chuyến bay không trọng lực tại Nhật Bản vào tháng 12 tới.
Phát biểu tại buổi lễ, ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh – Phó Ban CT-CT HSSV bày tỏ sự vui mừng khi thấy sinh viên ngày càng sáng tạo và nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia. ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh mong muốn các bạn sinh viên Trường ĐHCN nói riêng và ĐHQGHN nói chung cần tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa để có những bước tiến xa hơn trong tương lai.
Sau khi lắng nghe phần trình bày ý tưởng và tiến hành thực nghiệm của nhóm sinh viên, các chuyên gia Nhật Bản đã trực tiếp hướng dẫn chi tiết về cách thức và những điều cần chú ý trong chuyến bay không trọng lực để sản phẩm được hoàn thiện hơn và không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra trong thí nghiệm vào tháng 12 tới.
Ý tưởng của nhóm sinh viên Vũ Xuân Lai, Thái Công Khanh, Vũ Tiến Tùng và Nguyễn Mạnh Cường xuất phát từ bối cảnh năm 2007, khi các thiết bị di động thông minh đã trở nên phổ biến và phát triển nhanh hơn bao giờ hết, nhiều công nghệ đã được tích hợp bên trong các thiết bị nhỏ này. Câu hỏi mà nhóm sinh viên này đặt ra là: Liệu các phi hành gia có thể mang điện thoại thông minh lên vũ trụ? Và liệu nó có làm việc bình thường như trong điều kiện có trọng lực dưới mặt đất?

 

 Hương Giang - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   |