Sinh viên
Trang chủ   >  Tin tức  >   Sinh viên  >  
Kỷ lục gia thế giới trò chuyện với sinh viên ĐHQGHN
Trong buổi hội thảo “Tối đa năng lực não bộ và cơ thể” tại ĐHQGHN vào tối 12/5, Tiến sĩ, bác sĩ Biswaroop Roy Chowdhury – kỷ lục gia 41 tuổi người Ấn Độ đã khiến hàng trăm học sinh, sinh viên ngạc nhiên về khả năng ghi nhớ khi đọc lại vanh vách một dãy dài các số cuối của số điện thoại mà các em vừa cung cấp.

TS. Biswaroop trò chuyện với học sinh, sinh viên ĐHQGHN
Nói về khả năng trí nhớ siêu phàm của mình, kỷ lục gia thế giới cho rằng con người có khả năng ghi nhớ rất tốt nhưng chưa được khai thác hết. Để làm được điều ấy, ông chia sẻ, trước hết phải thật tập trung khi cần ghi nhớ một điều gì đó. Trên thực tế, trong lúc làm việc và học tập, não bộ chúng ta không tập trung 100% vào mục đích chính mà còn nghĩ đến các vấn đề khác.
“Các em càng tập trung cao độ thì các em càng ghi khắc thông tin tốt hơn vào não bộ. Nếu muốn học tập có hiệu quả, các em phải tập cho mình thói quen tập trung vào vấn đề chính, khi đó não bộ sẽ chỉ tập trung giải quyết những công việc mà chúng ta đang làm thay vì chạy lòng vòng hết việc này sang việc khác”, TS. Biswaroop chia sẻ.
Nói về kỹ thuật ghi nhớ mọi thứ một cách nhanh nhất và chính xác, TS. Biswaroop khuyên các em học sinh, sinh viên ĐHQGHN cần ghi nhớ 3 chữ cái “A” (Associuation), “I” (Imagination) và “R” (Ridicule thinking)”. TS. Biswaroop nhấn mạnh, những người có khả năng liên tưởng tốt thì sẽ có trí nhớ tốt hơn. Thay vì nhớ những con số, sự kiện khô khan, kỷ lục gia về trí nhớ cho rằng cần phải biết liên tưởng và suy nghĩ theo cách hóm hỉnh, hài hước để tạo ra sự phấn khích cho não bộ. Nghĩ đến những gì càng khác biệt thì não bộ càng dễ thu nạp và lưu lại hơn.
“Nếu chúng ta dùng mắt và não để ghi nhớ thì hiệu quả sẽ cao hơn 20 lần so với việc chỉ dùng thính giác. Chính khả năng kết nối hình ảnh với hình ảnh, liên tưởng hình ảnh này với hình ảnh khác giúp chúng ta nhớ lâu hơn”, kỷ lục gia chia sẻ.
Ngoài ra, kỷ lục gia khẳng định, não bộ và suy nghĩ có một sự liên kết rất chặt chẽ. Khi có suy nghĩ tích cực thì não cũng sẽ hoạt động tích cực và ngược lại. Khi hạnh phúc, vui vẻ thì sẽ tạo ra được một trạng thái tích cực, lúc này não sẽ phát ra những tần số nhất định để có thể bắt được năng lực tự nhiên từ vũ trụ. "Ngược lại khi chúng ta tức giận, buồn chán sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Lúc này lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ giảm đi, sức đề kháng cũng vì thế sẽ giảm theo nên cơ thể dễ bị ốm đau, bệnh tật", TS. Biswaroop cho biết.
Tình trạng căng thẳng cũng được ông cho là ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Khi đó, chúng ta sẽ tạo áp lực lên nhịp tim của mình khiến tậm trạng hồi hộp, lo lắng, cần một lượng lớn oxy và tạo ra nhiều hoocmon. Nếu chúng ta lặp đi lặp lại tình trạng căng thẳng, lượng dư thừa này sẽ khiến cho cơ thể mắc các bệnh như đột quỵ, tim mạch, đái tháo đường…
Ngoài khả năng về trí nhớ, kỷ lục gia còn có một cơ thể rất khỏe mạnh khi ông luyện tập sức khỏe theo sự điều khiển của não bộ. Từ một cậu bé vừa sinh ra đã bị bệnh tim bẩm sinh, gần như không được tham gia bất kỳ hoạt động thể thao nào, TS. Biswaroop đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng não bộ có thể điều chỉnh được hoạt động tác động lên sức khỏe của con người theo chiều hướng tích cực. Hiện nay ông cũng là người đang nắm giữ kỷ lục có khả năng hít đất nhanh nhất thế giới với 198 lần mỗi phút.
Biswaroop chia sẻ, khi còn là sinh viên của Trường Cao đẳng Punja Engineer (PEC), ông thường bị bạn bè gọi là “bhullakad” (người hay quên, đãng trí), chính “khiếm khuyết” này đã trở thành động lực để ông vượt qua những rào cản phía trước, phấn đấu học tập và rèn luyện tối ưu năng lực não bộ và trở thành Kỷ lục gia của Thế giới về trí nhớ siêu phàm nhất vào năm 2006. Ông có khả năng nhớ 140 ký tự (bao gồm hơn 14 tên, ngày, tháng và năm) chỉ trong 2 phút.

Tiến sĩ, bác sĩ Biswaroop (quốc tịch Ấn Độ) được biết đến là người duy nhất trên thế giới nắm giữ hai kỷ lục thế giới: Kỷ lục về năng lực não bộ và cơ thể. Hiện ông là Tiến sĩ Y khoa thuộc Trường Đại học WRU (Vương quốc Anh) và tham gia chuyên ngành nghiên cứu Y khoa Trung Hoa tại trường Đại học Cornell, Mỹ. Vị diễn giả này là “cha đẻ” của hơn 25 cuốn sách về Trí nhớ, Não bộ và Cơ thể học; ghi danh trên Cẩm nang về các nhân vật nổi tiếng của thế giới “Who’s Who in the World”; sáng lập phương pháp luyện trí nhớ DMM (Dynamic Memory Method) và là nhà phát minh độc quyền cùng nhiều công cụ phát huy trí nhớ.

 

 






 Sinh Vũ - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   |