Sinh viên
Trang chủ   >  Tin tức  >   Sinh viên  >  
Phạm Thị Thu Trang – Cô phát thanh viên năng động của kí túc xá Mễ Trì
Hiện đang là sinh viên năm cuối của Khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, Phạm Thị Thu Trang đã khá quen thuộc với nhiều bạn sinh viên tại kí túc xá Mễ Trì qua những bản tin phát thanh thường niên của kí túc xá. Ngoài ra, cô bạn còn đảm nhận rất nhiều những vị trí khác như Trưởng ban Văn – Thể - Mĩ của Câu lạc bộ Hoa Đá, Trưởng ban Truyền thông của kí túc xá Mễ Trì,...

 Phạm Thị Thu Trang (bên trái) tại Lễ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
Các bạn đang nghe chương trình Phát thanh của Đài Truyền thanh kí túc xá Mễ Trì…
Đó là câu mở đầu rất quen thuộc của mỗi chương trình Phát thanh tại kí túc xá Mễ Trì phát sóng lúc 18h chủ nhật hàng tuần. Và chính qua những bản tin phát thanh như thế mà cái tên Phạm Thị Thu Trang đã dần trở nên quen thuộc với các bạn sinh viên. Vào năm thứ ba Đại học, khi được tín nhiệm là thành viên của Ban đại diện kí túc xá, Trang đã không ngần ngại chọn Ban Truyền thông là nơi mình sẽ gắn bó. Không chỉ đảm nhận vai trò phát thanh viên, cô còn trực tiếp lên ý tưởng nội dung cho các bản tin phát thanh. Từ đó cho đến nay, Trang luôn cố gắng hết mình để mỗi chương trình phát thanh của kí túc xá đều phản ánh một cách chân thực đời sống sinh hoạt, học tập của các bạn sinh viên tại đây.
Nói về những khó khăn gặp phải trong quá trình đảm nhận vai trò phát thanh viên, Trang chia sẻ: “Là sinh viên khoa Ngôn ngữ học, mình không được học chút nào về phát thanh tại trường bởi vậy tất cả mọi thứ mình đều phải tự học. Hồi đầu, số lượng thư cộng tác của các bạn gửi về rất ít bởi vậy mình đã cố gắng đẩy mạnh các chương trình phát thanh trong những dịp đặc biệt như 14/2 hay 8/3. Dần dần, như một thói quen, có rất nhiều bạn gửi thư tham gia cộng tác cũng như thể hiện sự yêu quí dành cho chương trình, điều này đã là nguồn động lực để giúp chúng mình làm tốt công việc hơn nữa”.
Nhờ có sự nỗ lực của Trang cũng như các thành viên khác trong ban Truyền thông mà các chương trình phát thanh đã dần trở nên gần gũi hơn với các bạn sinh viên, trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống sinh viên tại kí túc xá. Mỗi chương trình phát thanh không chỉ đưa tin về trường lớp, về các hoạt động, tổ chức mà còn là nơi hết sức gần gũi để các bạn sinh viên chia sẻ những tâm sự, tình cảm của mình.
Cô gái yêu tình nguyện
Hiện đang là Trưởng ban Văn – Thể - Mĩ của câu lạc bộ Hoa Đá (một câu lạc bộ chuyên giúp đỡ các bạn sinh viên khuyết tật), trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trang không chỉ tham gia các hoạt động tình nguyện cùng câu lạc bộ mà cô còn tham gia rất nhiều những hoạt động khác như chương trình Hoa trạng nguyên, hướng dẫn tân sinh viên nhập học, các hoạt động tình nguyện tại làng trẻ em SOS,…
Khi được hỏi về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong quá trình đi làm tình nguyện của mình, Trang đã xúc động chia sẻ: “Trước đây, khi đi làm tình nguyện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Ân thi, tỉnh Hưng Yên, mình đã gặp anh Tẹo - một người khuyết tật bị teo cơ tay, cơ chân và không nói được. Hôm đó mình đang quét sân thì anh Tẹo gọi đến rồi đưa cho mình một mẩu giấy với những dòng chữ nghuệch ngoạc: “em giúp anh gọi vào số điện thoại này, hỏi là bố mẹ đã ăn cơm chưa? Chị dâu đã có em bé chưa? Tại sao mẹ không lên thăm con?”. Khi mình gọi thì có người trả lời: “Bố mẹ vẫn khỏe, chị dâu bỏ nhà đi rồi và mẹ không có thời gian”. Vì mình bật loa to nên anh nghe được hết những lời nói ấy và khóc rưng rức. Ngồi nói chuyện với anh mình mới biết mẹ anh đưa anh lên Trung tâm từ năm anh 15 tuổi đến nay đã 9 năm và chưa một lần bà quay lại thăm anh. Anh đã viết giấy cảm ơn mình và nhắn rằng: “thỉnh thoảng lên đây chơi, ở đây buồn lắm em à”, mình đã ôm anh và khóc. Khi về, hình ảnh anh cứ ảm ánh mình mãi, mỗi trung tâm mình đi tình nguyện lại để lại cho mình những kỉ niệm không thể nào quên như thế”.
Làm tình nguyện với Trang là một niềm hạnh phúc khi được mang nụ cười, sự ấm áp đến cho những con người bất hạnh. Chẳng thế mà dù có bận bịu với công việc học hành, khi có thời gian rảnh rỗi Trang lại đi làm tình nguyện, cô bảo rằng với cô, tình nguyện là niềm vui, cô không hề thấy mệt mà còn cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa và có động lực để cố gắng học hành hơn.
Ước mơ làm những điều có ý nghĩa cho cuộc sống
Vừa bảo vệ xong Khóa luận Tốt nghiệp với kết quả khá tốt, dự định trong tương lai của Trang là làm ở một trung tâm dành cho trẻ bị chậm ngôn ngữ theo đúng chuyên ngành mà cô đang học. Trang bảo lí do cô chọn công việc này là vì cô cảm thấy mình có ý nghĩa hơn trong cuộc sống khi được giúp đỡ những em nhỏ bị thiệt thòi.
 





 Trần Diệu Linh - CLB Bút trẻ - Khoa Báo chí Truyền thông (VNU-USSH) - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   |