Đảng - Đoàn thể
Trang chủ   >  Tin tức  >   Đảng - Đoàn thể  >  
Thăm chùa Bái Đính với news.VNU
Chùa Bái Đính hay Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính là tên một quần thể chùa nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình. Quần thể chùa này gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới dự kiến xây dựng xong giai đoạn 1 vào năm 2010.

Nơi đây không chỉ đơn thuần là một khu chùa thờ Phật tổ, thờ Thần núi và Chúa Thượng Ngàn mà còn gắn với lễ tế cờ khi vua Quang Trung ra Thăng Long đại phá quân Thanh.

Chùa Bái Đính cổ được phát hiện bởi đức thánh Nguyễn Minh Không, ông là người đã biến các hang động thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông. Bái Đính còn là một di tích cách mạng thuộc chiến khu Quỳnh Lưu.

Dự án mở rộng núi chùa Bái Đính thành một khu chùa nằm trong các hạng mục bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử của khu di tích cố đô Hoa Lưsẽ hoàn thành vào năm 2010 để phục vụ đại lễ 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội. Khi hoàn thành, đây được xem là khu chùa có quy mô lớn nhất Việt Nam. Tương lai, nơi đây trở thành một khu văn hóa tâm linh hấp dẫn với nhiều kỷ lục Việt Nam và khu vực. Kiến trúc hoành tráng, đồ sộ nhưng đậm chất Á Đông của chùa Bái Đính phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người Việt hiện đại. Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một điểm đến có “tiếng vang”. Chùa Bái Đính được các báo giới nhắc đến như là một siêu chùa, ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, khu chùa kỷ lục Việt Nam, trung tâm Phật giáo tương lai…

Mặc dù đang trong quá trình xây dựng nhưng chùa Bái Đính đã thu hút khá đông du khách về thăm quan, chiêm bái. Chùa khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 17 tháng 5 năm 2008 nhân dịp cùng với khu di tích Yên Tử, vịnh Hạ long (Quảng Ninh) đón đoàn đại biểu các nước về chiêm bái trong chương trình đại lễ Phật Đản thế giới lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam. (Wikipedia)

Tam quan nội
Xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết cao tới đỉnh 16,5 m. Điều độc đáo là có 4 cột cái bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 13,85m, đường kính 0,85m, nặng khoảng 10 tấn.

Đây là một tam quan lớn, đồ sộ, đều dựng bằng gỗ. Trong tam quan đặt 10 t­ượng Hộ Pháp bằng đồng, có hai tượng lớn, mỗi tượng cao 5,5 m, nặng 12 tấn

Tam quan có 3 tầng mái uốn cong ở bốn phía, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm.

Hành lang La Hán
Gồm 234 gian, ở hai phía Đông Tây, có chiều dài 1.052 m. Trong các gian nhà hành lang đó đặt 500 tư­ợng La Hán bằng đá nguyên khối to, mỗi tượng cao 2,4 m, nặng khoảng 4 tấn, do bàn tay các nghệ nhân làng nghề đá xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chế tác. Ở Việt Nam ch­ưa có một ngôi chùa nào có nhiều tượng La Hán bằng đá như ở chùa Bái Đính.

Tháp chuông
Tháp chuông đ­ược xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, cao 22 m. Đ­ường kính trong tháp là 17 m, tính phủ bì đến chân đế đường kính là 49 m. Tháp chuông cao 3 tầng, có 3 tầng mái cong, gồm 24 mái với 24 mái đao cong vút lên. Tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn đúc tại Huế. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam (Phá kỷ lục Việt Nam)”, ngày 12 tháng 12 năm 2007.

Các vị La Hàn đang được hoàn thiện đợi nhà mới

Hành lang La Hán

Điện Quan Thế Âm Bồ Tát
Xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, 100% kiến trúc bằng gỗ. Điện cao 14,8 m, dài 41,8 m, rộng 17,4 m, gồm 7 gian. Gian giữa của điện, trên bệ cao, đặt tư­ợng Quan Thế Âm Bồ Tát, có gần 1.000 mắt và 1.000 tay, đúc bằng đồng, nặng 80 tấn, cao 9,57 m. Đây cũng là một pho t­ượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam sắp hoàn thành.

Chùa Pháp Chủ
Xây dựng toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ đồ sộ, cao 30m, chiều dài 47,6m, chiều rộng 43,3m, gồm 2 tầng mái cong. Điện có 5 gian, gian giữa rất rộng dài đến 13,5m, 4 gian hai bên, mỗi gian dài 8m.

Từ trái sang phải: Tam quan, Gác chuông và Điện Quan thế âm Bồ tát

Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam được đúc bằng đồng nguyên khối, cao 10 m, nặng 100 tấn. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận kỷ lục ngày 4 tháng 5 năm 2006. 

Trong điện treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng. Đây là bức hoành phi và cửa võng lớn nhất Việt Nam, mới chỉ có ở chùa Bái Đính.

Điện Tam Thế
Tọa lạc ở trên đồi cao, so với mặt n­ước biển là 76 m. Đây là một toà điện rất cao, rộng, đồ sộ, hoành tráng nhất ở khu chùa Bái Đính. Tòa điện nằm trên đồi cao nhất vùng, cao tới 34 m, dài 59,1 m, rộng hơn 40 m, diện tích trong nhà khoảng 3.000 m2.

Trong điện Tam Thế cũng treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn và đặt 3 pho t­ượng Tam Thế bằng đồng nguyên khối, mỗi tượng cao 7,2 m, nặng 50 tấn. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”, ngày 12 tháng 12 năm 2007.

Công việc còn dang dở, các thợ đã đang hoàn thiện những khâu cuối cùng của đôi rồng đá ở Điện Tam Thế

Những súc gỗ lớn được nhập khẩu để dùng làm các cột lớn trong chùa

Quốc vương Campuchia tặng quà cho Gia đình ông Vũ Xuân Trường - chủ đầu tư công trình xây dựng chùa Bái Đính (ảnh: Xuân Loan)

 Bùi Tuấn thực hiện - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :