Thông báo
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >  
Thông tin LATS của NCS Trương Đắc Chiến

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trương Đắc Chiến                     2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 10/9/1981                                                             4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3676/QĐ-SĐH ngày 28/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Di tích Giồng Lớn và vai trò của nó với sự hình thành văn hóa Óc Eo ở vùng ven biển Đông Nam Bộ.

8. Chuyên ngành: Khảo cổ học                                                  9. Mã số: 62 22 03 17

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Quốc Hiền, PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án tập hợp, hệ thống các tư liệu và kết quả nghiên cứu về di tích Giồng Lớn nói riêng và các di tích có liên quan nói chung, qua đó cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin, tư liệu đầy đủ về một nhóm các di tích trong giai đoạn chuyển tiếp và hình thành văn hoá Óc Eo ở vùng ven biển Đông Nam Bộ.

- Trên cơ sở những đặc trưng di tích, di vật của Giồng Lớn cũng như so sánh nó với các di tích khác trong không gian và thời gian, luận án góp phần làm rõ một con đường phát triển nội sinh của văn hoá Óc Eo ở vùng ven biển miền Đông Nam Bộ.

- Trên cơ sở những tư liệu đã có, luận án đã phác thảo bức tranh lịch sử sôi động giai đoạn đầu công nguyên của khu vực này, khẳng định tầm quan trọng của những “cú hích” ngoại sinh đối với việc hình thành văn hoá Óc Eo.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở đáng tin cậy cho việc trưng bày và phát huy giá trị di tích, di vật của địa điểm Giồng Lớn nói riêng, các di tích khảo cổ ở Long Sơn nói chung tại Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về giai đoạn chuyển tiếp Tiền Óc Eo - Óc Eo ở miền Nam Việt Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Quá trình chiếm lĩnh và khai phá vùng ngập mặn Đông Nam Bộ của các cộng đồng cư dân thời Tiền - Sơ sử.

- Vai trò của văn hóa Sa Huỳnh với việc hình thành văn hóa Óc Eo.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án

Vũ Quốc Hiền, Trương Đắc Chiến (2009), "Góp bàn về quá trình hình thành văn hóa Óc Eo ở vùng ven biển Đông Nam Bộ", Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa Óc Eo - Nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích, An Giang, tr. 54 - 58.

Lê Cảnh Lam, Trương Đắc Chiến (2013), "Nghiên cứu gốm khảo cổ học bằng phương pháp khoa học tự nhiên", Khảo cổ học (3), tr. 82 - 90.

Trương Đắc Chiến (2014), "Đồ gốm di tích Giồng Lớn trong phức hệ gốm tiền - sơ sử Nam Bộ", Khảo cổ học (5), tr. 27 - 49.

Trương Đắc Chiến (2015a), "Kết quả khảo sát các di tích khảo cổ trên đảo Long Sơn (Vũng Tàu) năm 2008", Thông báo Khoa học (1), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tr. 43 - 54.

Trương Đắc Chiến (2015b), "Về ba ngôi mộ có mặt nạ vàng ở Giồng Lớn", Khảo cổ học (3), tr. 63 - 76.

Trương Đắc Chiến (2016), "Quá trình chiếm lĩnh vùng ngập mặn Đông Nam Bộ thời tiền - sơ sử", Thông báo Khoa học (1), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tr. 17 - 37.

Thông tin LATS bang tiếng Anh

 

 Thu Minh - VNU USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   |