Thông báo
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >  
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Trung Thành

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Trung Thành  

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 05/09/1976                                      

4. Nơi sinh: Bắc Giang

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định 4307/QĐ-SĐH ngày 14 tháng 12 năm 2011;

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 73/QĐ-ĐHKHTN ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

7. Tên đề tài luận án: Tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen khu vực thềm lục địa Đông Nam Việt Nam

8. Chuyên ngành: Địa chất                   

9. Mã số: 62440201

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

      Hướng dẫn chính: GS.TS.Trần Nghi

      Hướng dẫn phụ:   TS. Phùng Văn Phách

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Đề tài nghiên cứu "Tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen khu vực thềm lục địa Đông Nam Việt Nam" thông qua việc phân tích minh giải tài liệu địa chấn nông phân giải cao kết hợp với phân tích thạch học, địa hóa các cột mẫu trầm tích và mẫu trầm tích bề mặt đáy biển đã đưa ra được nhiều kết quả mới. Trên cơ sở đó xác lập ra các điểm mới của luận án như sau:

- Xác lập bốn bề mặt địa tầng chính bao gồm SB2, SB1, TS và MFS tương ứng với năm tập trầm tích T1, T2, T3, T4 và T5 tương ứng với các miền hệ thống biển cao-thoái (HST), biển thấp (LST), biến tiến (TST), biển tiến-thềm (TST/SST) và biển cao trẻ nhất (HST) cho TĐN giai đoạn Pleistocen muộn-Holocen.

- Xác định sự hình thành lớp đất cứng (mức độ cao nhất là lớp laterit), sự phát triển của lớp phủ thực vật, và tốc độ hạ xuống chậm của mực nước biển từ thời kỳ MIS 5 cho đến LGM là những nguyên nhân làm cho tập trầm tích T1 dày hơn so với tập T4.

- Xác định các đường bờ cổ còn sót lại trên khu vực thềm ở các độ sâu 120-100m; 55-60m; và 25-30m dựa trên các dấu hiệu thềm cổ, cồn cát, sóng cát đáy biển, hình thành vào các thời kỳ tương ứng 18 nghìn năm, 13 nghìn năm và 10 nghìn năm.

- Xác định được hệ thống dòng chảy cổ của hệ thống Sông Đồng Nai, sông Mekong chảy qua khu vực thềm chuyển tiếp và một số chi lưu địa phương khu vực gần bán đảo Cà Mau chảy về phía Vịnh Thái Lan vào thời kỳ LGM.

- Xác định được vai trò của địa hình chi phối hình thái thung lũng sông cắt xẻ trên khu vực thềm thời kỳ mực nước biển thấp.

- Phân chia được các đới tích tụ trầm tích ở khu vực thềm trong và lân cận, đánh giá được xu hướng tích tụ và vận chuyển trầm tích giai đoạn Holocen muộn-hiện đại thềm lục địa ven bờ biển.

- Xác định thềm lục địa ĐN Việt Nam là vùng thềm động lực tích cực với tốc độ tích tụ trầm tích thấp ở khu vực thềm chuyến tiếp ra đến thềm ngoài.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Xác định tiến hóa trầm tích giai đoạn Pleistocen muộn-Holocen TĐN chịu sự chi phối bởi sự thay đổi mực nước biển toàn cầu, các yếu tố địa phương bao gồm gradient địa hình, vai trò hoạt động của sông góp phần làm sáng tỏ các quy luật cộng sinh tướng trầm tích.

- Nghiên cứu tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen TĐN Việt Nam góp phần xác định các trường sóng cát và ba đới đường bờ cổ trên đáy biển theo các độ sâu 25-30 m, 55-60 m nước và 100-120 m nước là tiến đề để đánh giá tiềm năng sa khoáng và vật liệu xây dựng trên thềm lục địa.

- Quy luật vận chuyển và tích tụ trầm tích trên vùng thềm ven bờ ĐBSCL góp phần quan trọng trong việc phục vụ dự báo tương lai của ĐBSCL, đồng thời nhìn nhận đánh giá quy luật tích tụ trầm tích trên thềm đã diễn ra trong giai đoạn Pleistocen muộn-Holocen.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiến hành nghiên cứu định lượng hơn về tiến hóa trầm tích và biến đổi cổ khí hậu giai đoạn Pleistocen muộn-Holocen có thể thông qua các chương trình khoan trên thềm lục địa.

- Tiến hành nghiên cứu khảo sát chi tiết hơn khu vực thềm ngoài của thềm lục địa Đông Nam Việt Nam để xác định miền hệ thống trầm tích biển thấp trên thềm.

- Nghiên cứu cơ chế động lực chi phối quá trình vận chuyển và tích tụ trầm tích khu vực cửa sông đới ven bờ biển ĐBSCL.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Hồng Lân, Phùng Văn Phách, Dư Văn Toán, Bùi Việt Dũng, Daniel Unverricht, Karl Statteger (2011), "Xu thế vận chuyển và tích tụ trầm tích trên phần châu thổ ngầm ven bờ đồng bằng Sông Cửu Long", Tạp chí Các Khoa học Trái đất, 33(4), tr.607-615.

2. Phùng Văn Phách, Nguyễn Trung Thành, Bùi Việt Dũng, Aaron Fricke, Karl Stattegger, Lê Đức Anh (2012), "Quá trình tích tụ trầm tích Holoxen- hiện đại tại một số thung lũng sông lấp đầy phần đông bắc thềm lục địa kế cận đồng bằng Sông Cửu Long", Tạp chí Khoa học Công nghệ Biển, 12( 4A), tr.100-109.

3. Nguyễn Trung Thành, Phùng Văn Phách, Lê Ngọc Anh, Nguyễn Trung Minh, Bùi Việt Dũng, Nguyễn Quang Long (2013), "Một số kết quả nghiên cứu về tốc độ tích tụ trầm tích phần chân châu thổ Mê Kông và thềm kế cận", Tạp chí Các khoa học Trái đất, 35(1), tr.10-18.

4. Nguyễn Trung Thành, Phùng Văn Phách, Bùi Việt Dũng, Karl Stattegger, Lê Đức Anh, Phạm Tuấn Anh (2014), Tiến hóa trầm tích thềm trong cận kề bán đảo Cà Mau giai đoạn cuối Pleistocen muộn - Holocene", Tạp chí Khoa học Công nghệ biển,14(4A),  tr.90-102.

5. Dung B.V., Stattegger K., Unverricht D., Phach P.V., Thanh N.T. (2013), "Late Pleistocene-Holocene seismic stratigraphy of the Southeast Vietnam Shelf", Global and Planetary Change 110, pp.156-169.

 Quang Lợi - VNU-HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   |