Tin tức
Trang chủ   >  Tin tức  >   Chân dung
TS. Trần Thị Oanh (Khoa Quốc tế - ĐHQGHN)
TS Trần Thị Oanh là nhà khoa học về lĩnh vực Công nghệ thông tin. Chị hiện đang là giảng viên của Khoa Quốc tế - ĐHQGHN. Chị tốt nghiệp đại học và thạc sỹ tại Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN. Tháng 4/2010 chị nhận được học bổng của chính phủ Nhật Bản để tiếp tục làm nghiên cứu sinh tại Viện Khoa học công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) chuyên ngành Công nghệ Thông tin.  (06/03/2017)
Tiểu khúc về Thầy
Cách đây hai mươi năm, vào dịp GS. Nguyễn Tài Cẩn, nhà khoa học và văn hóa, bậc trưởng lão nổi tiếng của Ngôn ngữ học nước nhà, tròn bảy mươi tuổi, tôi có viết một bài nhỏ: *Thầy tôi* để kính thầy. Về sau tôi có viết thêm ba tiểu khúc nữa. Nay kính thầy bằng tiểu khúc thứ nhất (1996). (03/08/2016)
Hà Lê Kim Anh - Nét vẽ trong bức tranh đa sắc màu ULIS
Hà Lê Kim Anh - cái tên ấy chứa đựng sự yêu thương của đấng sinh thành, được ghép 4 chữ gồm họ và quê của bố mẹ. Kim Anh sinh năm 1977, tuổi Đinh Tỵ, là chị cả trong một gia đình có hai chị em.  (21/07/2015)
PGS.TS Đỗ Thị Hương Giang và chìa khóa thành công
Chia sẻ về cơ duyên đến với ngành Vật lý, Đỗ Thị Hương Giang chia sẻ rằng đó là mơ ước từ khi còn học phổ thông - một cơ duyên để rồi tiếp sau đó là những gắn bó, say mê theo đuổi sự nghiệp cho đến giờ. (08/03/2015)
Nấm Linh chi - sản phẩm thương mại hoá thành công từ nghiên cứu khoa học
Con đường từ một nhà khoa học đến một doanh nhân thành đạt là không đơn giản PGS.TS, doanh nhân Nguyễn Thị Chính đã “suy nghĩ theo một cách riêng, đi theo con đường riêng và hoạt động hiệu quả” trong suốt 40 năm vừa nghiên cứu khoa học vừa làm kinh doanh, để gặt hái thành công và trở nên giàu có. Trong giới khoa học và doanh nhân bà được tặng biệt danh là “Bà chúa nấm Linh Chi”. (02/10/2014)
Nhớ thầy Bùi Phụng
Thầy Phụng ngồi ở đâu thì ở đó mọi người thường phá lên cười vì tính hài hước và sự làm chủ tình thế của thầy. GS Nguyễn Lai đã nói với thầy khi có mặt chúng tôi là: “Cậu bao giờ cũng hấp dẫn”. Thầy có những câu nói làm người nghe lúc đầu thấy buồn cười nhưng rồi giật mình, càng ngẫm càng có lý, chẳng hạn khi dạy tiếng Anh, thầy hay nói: “I am a teacher. A teacher is a teacher” (Tôi là thầy giáo. Thầy giáo là thầy giáo). Sau khi nghỉ hưu thầy làm một cái danh thiếp, với 2 dòng: Bùi Phụng, Nhà giáo về hưu. (03/09/2014)
Hoàng Xuân Nhị - Giáo sư đại thụ
Mấy năm gần đây tôi được sống trong không khí kỷ niệm nhiều danh nhân Việt Nam. Mấy năm trước là kỷ niệm sinh nhật trăm năm đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, năm vừa qua là Giáo sư - Hiệu trưởng Ngụy Như Kontum, và năm nay: một thế kỷ giáo sư Hoàng Xuân Nhị.  (13/06/2014)
Chân dung nhà giáo: Tự sự nhỏ về một người thầy lớn - GS. Lê Đình Kỵ
Tôi nhớ... một chiều cuối hạ năm 1972, trên con đường làng lát gạch tại nơi sơ tán Ứng Hoà - Hà Tây cũ, lần đầu tiên tôi nhìn thấy Thầy. Lúc đó lớp Văn K16 của chúng tôi đang bước vào những tuần cuối của học kỳ II năm thứ nhất. Thầy đi chầm chậm, lâu lâu lại dừng bước để chờ một phụ nữ trẻ đi sau có hai bím tóc buông dài. Một anh trong ban cán sự lớp - những người đứng tuổi “thạo chuyện” hơn bọn trẻ đưa tay về phía Thầy và reo lên: “Thầy Lê Đình Kỵ kìa. Thầy Lê Đình Kỵ và vợ thầy đấy!”. Chúng tôi nhìn theo. Tôi thầm so sánh: vợ thầy trẻ hơn thầy nhiều. Sau này, từ nơi sơ tán trở về Hà Nội, có dịp lên thăm Thầy trong một căn phòng nhỏ tại tầng 3, nhà C1 - Ký túc xá Mễ Trì, tôi mới biết vợ Thầy tên là Long, tôi gọi là cô Long - và hai bím tóc dài cũng không còn… (02/05/2014)
Trung thực là đức tính quan trọng trong nghiên cứu khoa học
"Việc nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh phát triển khoa học mang tính quốc tế luôn là niềm đam mê và là động lực để tôi theo đuổi công việc của mình”, TS. Vũ Kim Chi (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển – ĐHQGHN) chia sẻ. Chị là một trong số 8 nhà khoa học nữ vừa được ĐHQGHN khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong NCKH. Nhân dịp này, phóng viên Website ĐHQGHN đã có cuộc trò chuyện với chị về sự nghiệp khoa học của mình. (10/03/2014)
Các cán bộ khoa học nữ có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc
Nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2014, Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ đã bầu chọn một số gương mặt cán bộ nữ có thành tích nghiên cứu khoa học tiêu biểu của ĐHQGHN.  (06/03/2014)
PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân (Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN)
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ (1999) tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2000, PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân trở thành giảng viên công tác tại Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Vân cho biết: “Tại đây, tôi có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nghiệp chuyên môn, được nâng cao trình độ và kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học”. (06/03/2014)
ThS. Nguyễn Thị Minh Hồng (Trường ĐH Công nghệ - ĐHQGHN)
“Làm nghiên cứu khoa học đã khó nhưng giảng viên nữ làm NCKH gặp khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài việc trường, họ còn gánh trên vai trách nhiệm với gia đình và con cái. Thành công của người phụ nữ ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự đóng góp không nhỏ của gia đình, cơ quan và xã hội.” – ThS. Nguyễn Thị Minh Hồng (Trường ĐH Công nghệ - ĐHQGHN) chia sẻ. (06/03/2014)
PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh (Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN)
Năm 2004, sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Tohoku, Nhật Bản, PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh về nước và làm việc tại Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. Tháng 9/2009, PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh chuyển sang công tác tại Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, đồng thời tham gia công tác giảng dạy tại Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. (06/03/2014)
ThS. Nguyễn Thuỳ Trang (Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN)
Say mê NCKH từ khi còn là sinh viên, ThS. Nguyễn Thuỳ Trang quyết định chọn con đường giảng dạy và NCKH với mong muốn được đem những kiến thức học được cùng niềm đam mê khoa học truyền cho các thế hệ sinh viên. (06/03/2014)
TS. Phạm Thị Thuý (Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN)
Tốt nghiệp Trường ĐH Xây dựng Hà Nội năm 2003, TS. Phạm Thị Thuý đã làm việc và tham gia nhiều đề tài NCKH tại Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học Cấp Thoát nước (thuộc công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam). Năm 2012, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ tại Trường ĐH Leuven (Bỉ), TS. Phạm Thị Thuý trở thành giảng viên Bộ môn Công nghệ Môi trường – Khoa Môi trường – Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN. (06/03/2014)
TS. Trần Thị Tuyết (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN)
Tốt nghiệp ĐH năm 1995 ngành giảng dạy tiếng Trung Quốc, tiếp tục hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ tại Melbourne, trải qua nhiều vị trí công tác, TS. Trần Thị Tuyết tự nhận con đường đến với nghề nghiệp của mình “khá lắt léo”. TS. Trần Thị Tuyết cho biết: “Cái được nhiều nhất từ sự lắt léo này là giúp tôi có cơ hội được đi nhiều, tiếp xúc và trò chuyện nhiều. Đây là yếu tố giúp các bài viết của tôi có chiều sâu hơn và dễ dàng được chấp nhận”. (06/03/2014)
TS. Trịnh Thị Loan (Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN)
TS. Trịnh Thị Loan lựa chọn con đường giảng dạy tại Trường ĐHKHTN (ĐHQGHN) vì bản thân yêu thích NCKH và giảng dạy. Với chị, Trường ĐHKHTN (ĐHQGHN) chính là một môi trường thích hợp để vừa có thể giảng dạy, vừa thoả mãn đam mê NCKH.  (06/03/2014)
TS. Vũ Kim Chi (Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển – ĐHQGHN)
“Việc NCKH, đẩy mạnh phát triển khoa học mang tính quốc tế luôn là niềm đam mê và là động lực để tôi theo đuổi công việc của mình”. TS. Vũ Kim Chi chia sẻ. Trong quá trình giảng dạy và NCKH của mình, chị đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ con người, xã hội và phát triển bền vững. Các công trình NCKH xuất bản gần đây của chị tập trung chủ yếu vào các vấn đề phát triển bền vững ở cộng đồng các dân cư, dân tộc miền núi Tây Bắc Việt Nam.  (06/03/2014)
Tìm về một vùng đất
Một số cảm nhận và suy nghĩ về cuốn sách Nghiên cứu Đô thị cổ Hội An của GS.TS Kikuchi Seiichi  (28/02/2014)
GS. Nguyễn Quang Mỹ - chuyên gia hàng đầu về hang động Việt Nam
GS.TSKH. Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Mỹ, sinh năm 1939, nguyên Chủ nhiệm Khoa Địa Lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN đã từ trần ngày 25/2/2014, website ĐHQGHN xin đăng lại bài viết về ông được in trong cuốn sách "100 chân dung – Một thế kỷ" nhân kỷ niệm 100 năm thành lập ĐHQGHN (1906 – 2006). (25/02/2014)
Trang :  1  |  2  |  3  |  4  |  5  |  6  |  7  |