Giới thiệu chung
Trang chủ   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >   Giới thiệu chung  >  
Đào tạo - Nghiên cứu - Triển khai ứng dụng tại ĐHQGHN

 
 
 
ĐHQGHN kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn, giữa khoa học và công nghệ; cung cấp các luận cứ, kết quả nghiên cứu KHCN tầm cỡ quốc gia và tiếp cận chuẩn quốc tế cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Trong 17 năm qua (1993-2010) ĐHQGHN đã triển khai toàn diện các nhiệm vụ KHCN, thực hiện 99 nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước; 4442 đề tài cấp Bộ/ngành/ĐHQG, bao gồm 1510 đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực KHTN, công nghệ và khoa học xã hội nhân văn (KHXH&NV), 107 đề tài trọng điểm, 434 đề tài đặc biệt cấp ĐHQGHN, 2120 đề tài cấp ĐHQGHN, 39 dự án sản xuất thử nghiệm, 57 nhiệm vụ bảo vệ môi trường; 1421 đề tài cấp đơn vị, 75 đề tài dự án quốc tế... Số lượng đề tài, chương trình trung bình tăng từ 5 – 7 đề tài/năm (trước năm 2006) tăng lên 10 đề tài, chương trình (năm 2006) và tăng đến 32 đề tài (5/2009). Đến tháng 5/2010 tổng số đề tài cấp nhà nước ĐHQGHN đang thực hiện nhiều hơn toàn bộ số đề tài cấp nhà nước giai đoạn 5 năm 2001 - 2005 (Biểu đồ 1). Trong số các đề tài cấp Nhà nước, các đề tài trọng điểm KC, KX, đề tài độc lập là chủ yếu (chiếm 90%);
Nguồn: Số liệu của Ban KH-CN (ĐHQGHN) – 2011
Ngoài ra, trong năm 2010, các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN còn tổ chức thực hiện 59 đề tài, dự án hợp tác quốc tế. Trong giai đoạn 2008-2010, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHKHTN) vẫn giữ được vị trí hàng đầu trong nghiên cứu khoa học công nghệ, tiếp đó là Trường ĐHKHXH&NV, Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN), Trường Đại học Kinh tế (ĐHKT), Viện Việt Nam học và khoa học phát triển (VNH&KHPT), Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học (VSV&CNSH) và Trung tâm Nghiên cứu TN&MT;
Bảng 1: Số bài báo và báo cáo khoa học của ĐHQGHN công bốtừ năm 2006 đến 2010

Năm
Số bài báo đăng tạp chí khoa học quốc tế
Số bài báo đăng tạp chí khoa học trong nước
Số báo cáo đăng kỷ yếu hội thảo quốc tế
Số báo cáo đăng kỷ yếu hội thảo trong nước
2006
101
490
141
350
2007
127
523
267
696
2008
132
537
241
580
2009
169
603
293
419
2010*
175
699
378
481

* Số liệu thống kê chưa đầy đủ. Nguồn: Số liệu của Ban KH-CN (ĐHQGHN ) - 2011
ĐHQGHN là đơn vị dẫn đầu công bố các kết quả nghiên cứu KHCN để chuyển giao tri thức, đặc biệt là các tạp chí quốc tế (khoảng 500 bài trong các tạp chí quốc tế uy tín ở giai đoạn 2001 – 2006, 704 bài ở giai đoạn 2006 – 2010. Riêng 2010 có 175 bài đăng trên tạp chí quốc tế, 378 bài tại các hội nghị quốc tế, 699 bài trong các tạp chí trong nước (Bảng 1). Từ năm 1993, ĐHQGHN đã công bố hàng trăm công trình chuyên khảo, sách chuyên khảo bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài có giá trị khoa học cao.
1. Các kết quả nghiên cứu của ĐHQGHN được đánh giá cao
Nhiều công trình KHCN được tặng những giải thưởng lớn, trong đó có 13 Giải thưởng Hồ Chí Minh, 21 Giải thưởng Nhà nước và hàng chục giải thưởng khoa học có uy tín trên thế giới. Một số sản phẩm KHCN đã tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế, có giá trị thực tiễn cao. Riêng năm 2007 có 4 giải thưởng KHCN tiêu biểu của năm, một tập thể nữ được giải thưởng Kovalepxkaia và 3 sản phẩm đoạt Cúp vàng tại Hội chợ triển lãm Techmart Vietnam năm 2007;
Một số nhà khoa học của ĐHQGHN đã nhận giải thưởng quốc tế, như Giải thưởng Kovalevskaia; 01 cán bộ ĐHQGHN là thành viên nhóm tác giả được Giải thưởng Nobel 2007; 01 cán bộ nhận Giải thưởng COSMOS 2008; 01 cán bộ được trao giải thưởng Hành tinh Xanh 2003 (Blue Planet Prize 2003) – giải thưởng quốc tế về môi trường do Tổ chức Asahi Glass (Nhật Bản) bảo trợ - một giải thưởng được coi như tương đương giải Nobel về Môi trường được trao mỗi năm một lần cho 2 tổ chức hoặc cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
2. Đóng góp quan trọng cho phát triển khoa học cơ bản của Việt Nam
Các kết quả nghiên cứu về toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học trái đất, ngôn ngữ học, lịch sử, văn học... được công bố trong các tạp chí khoa học có uy tín quốc tế và ở Việt Nam, nhiều sách chuyên khảo, góp phần xây dựng nền khoa học cơ bản của Việt Nam, cũng như làm nền tảng cho phát triển và tiếp nhận công nghệ cao (công nghệ sinh học từ các nghiên cứu cơ bản về sinh học phân tử và vi sinh vật; công nghệ thông tin từ các nghiên cứu toán học, khoa học tính toán; công nghệ điện tử viễn thông từ các kết quả nghiên cứu về vật lý...); Các công trình nghiên cứu của Trường ĐHNN đã góp phần quyết định mở ra hướng nghiên cứu mới về tâm lý học giáo dục ngoại ngữ, đất nước học các nước…;
Đặc biệt xuất sắc là những công trình nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực KHXH&NV, trực tiếp góp phần to lớn vào công cuộc Đổi mới, chấn hưng đất nước. Trong đó có những công trình trực tiếp góp phần vào công cuộc đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng cương lĩnh và đường lối của Đảng như nghiên cứu làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị và bộ máy điều hành, quản lý đất nước trong các thời kỳ lịch sử của GS.TSKH. Vũ Minh Giang. Bên cạnh đó là các nghiên cứu nhằm xác lập cơ sở cho việc hình thành ngành Hồ Chí Minh học, về lịch sử Quốc hội, lịch sử Chính phủ và về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (GS.TS. Phùng Hữu Phú, PGS.TS. Lê Mậu Hãn) và nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học và quy trình phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (GS.TSKH. Đào Trọng Thi, GS.TS. Mai Trọng Nhuận và cộng sự). Bên cạnh đó còn có nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học pháp lý trực tiếp phục vụ công cuộc cải cách luật pháp, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan lập pháp và tư pháp (của GS.TSKH. Lê Văn Cảm, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, GS.TSKH. Đào Trí Úc, GS.TS. Phạm Hồng Thái…). Ngoài ra còn phải kể đến hàng chục công trình nghiên cứu về nông dân, nông thôn, nông nghiệp (của GS.TS. Phan Đại Doãn, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, GS.TS. Nguyễn Văn Khánh) về đội ngũ trí thức (GS.TS. Nguyễn Văn Khánh) và về thanh niên (PGS.TS. Phạm Hồng Tung), về nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế (PGS.TS Phùng Xuân Nhạ) trực tiếp phục vụ đường lối Đổi mới của Đảng và Nhà nước trong từng lĩnh vực cụ thể;
Một số nghiên cứu về Cách mạng tháng Tám (của PGS. Lê Mậu Hãn, PGS. Nguyễn Quang Hiển, GS. Vũ Dương Ninh, PGS. Phạm Hồng Tung), nghiên cứu về cuộc cải cách ruộng đất 1953-1956 (của PGS. Lê Mậu Hãn, PGS. Phạm Quang Minh)… đã trực tiếp góp phần tổng kết kinh nghiệm công cuộc đấu tranh bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc;
Cung cấp cơ sở và luận cứ khoa học cho việc xây dựng mô hình, đường lối phát triển hệ thống chính trị, nông thôn Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa (các đề tài: “Đổi mới văn hoá lãnh đạo và quản lý ở VN hiện nay”, “Tác động của quá trình đô thị hoá đến sự phát triển của khu vực nông thôn giai đoạn 2011 – 2020”, “Vấn đề gia đình trong phát triển xã hội và quản lý phát triển ở nước ta trong thời kỳ đổi mới”);
Các đề tài “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ VN phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI”, “Những đặc trưng cơ bản về con người và văn hoá của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay”, “Ảnh hưởng của văn hoá Tây Âu, Bắc Mỹ đối với thế giới và Việt Nam” cung cấp luận cứ khoa học làm sáng tỏ đặc trưng của con người, văn hóa Việt Nam, đặc trưng cơ bản của nguồn lực trí tuệ Việt Nam, làm cơ sở lý luận và khoa học cho việc xây dựng đường lối và chiến lược, chính sách phát triển con người và văn hóa Việt Nam.
3.  Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu liên ngành để phục vụ xã hội
3.1 Đóng góp về y học phục vụ nâng cao sức khỏe, chữa bệnh:
- Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu tách chiết ent-kauran dictecpenoit có tác dụng chống ung thư và viêm từ cây khổ sâm Bắc bộ” sau 2 năm nghiên cứu thử nghiệm được nghiệm thu xuất sắc, đã xây dựng được quy trình tách chiết tiên tiến và ổn định hoạt chất ent-kauran dictecpenoit, có tác dụng giảm đau, chống viêm cấp và mãn tính, xác lập cơ sở khoa học và công nghệ để phát triển dược phẩm chống viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị và dự phòng chống ung thư từ cây khổ sâm Bắc bộ; từ Phòng thí nghiệm công nghệ tế bào của ĐHQGHN đã cho ra đời “gà khảm”, đánh dấu sự tiếp cận của các nhà sinh vật học Việt Nam với công nghệ cấy ghép mô phôi hiện đại của thế giới;
- Các thành tựu nghiên cứu về gen, ADN, tế bào gốc (GS. Nguyễn Mộng Hùng), màng lọc máu (PGS. Lê Viết Kim Ba)... là những cơ sở khoa học cho việc chữa bệnh và phát triển các sinh phẩm chất lượng cao dựa vào công nghệ sinh học, công nghệ tế bào;
- Lần đầu tiên nhóm nghiên cứu trong nước với đề tài “Nghiên cứu KIT chẩn đoán HIV và viêm gan B, viêm gan C, ký sinh trùng sốt rét” (Chương trình KC-010: PGS. Phan Tuấn Nghĩa chủ trì) đã làm chủ được công nghệ sinh học phân tử và phát triển thành sản phẩm có thể so sánh với sản phẩm nhập ngoại;
- Lần đầu tiên tạo công nghệ mới làm tiền đề cho nghiên cứu phát triển vaxcin theo đường uống (đề tài “Nghiên cứu biểu hiện protein tái tổ hợp trên bào tử vi khuẩn Bacillus” của TS. Nguyễn Vân Anh);
- Ứng dụng công nghệ gen để sản xuất được sản phẩm enzyme Taq AD Plolymeraza tái tổ hợp dùng cho kỹ thuật PCR và enzyme T4 - ADN ligaza dùng cho tách dòng gen (Đề tài nghiên cứu sản xuất enzyme chất lượng cao dùng cho nghiên cứu sinh học phân tử, Chương trình KC.04 do TS. Dương Văn Hợp chủ trì).
3.2 Đóng góp rất to lớn và thiết thực, kịp thời vào việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam:
- Đó là công trình nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển và xác lập chủ quyền lãnh thổ ở vùng đất phía Nam của nhóm nghiên cứu do GS.TSKH. Vũ Minh Giang đứng đầu;
- Các nghiên cứu về lịch sử, khoa học trái đất, luật học... xác lập cơ sở khoa học, luận cứ pháp lý quốc tế xác định ranh giới trên biển và đất liền, cũng như chủ quyền quốc gia của Việt Nam đối với các vùng biển, đảo, cắm mốc biên giới; cơ chế và quy ước khai thác các vùng biển chung... (GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, GS. Phan Huy Lê, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung và PGS.TS. Nguyễn Bá Diến....);
- Các công trình của GS.TS. Trần Nghi và tập thể tác giả về đánh giá tổng thể điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường, xây dựng cơ sở khoa học để định hướng phát triển bền vững vùng biên giới, các tỉnh Bắc Trung bộ (từ Thanh Hóa đến Kontum), đóng góp quan trọng cho việc phát triển bền vững, xác lập một triết lý mới về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng;
- Đề tài cấp Nhà nước KC.01.12.0610 “Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống phát, thu và xử lý tín hiệu giải rộng nhận biết chủ quyền quốc gia”thay thế những thiết bị hiện có về phát, thu tín hiệu hiện nay của nước ta là mua của nước ngoài và phục vụ hàng không dân dụng.
3.3 Góp phần xây dựng, phát triển, bảo tồn văn hóa, các di sản của dân tộc
- Kết quả các dự án, đề tài, công trình của các đơn vị thuộc ĐHQGHN về khoa học trái đất, lịch sử, văn hóa, khảo cổ học đã cung cấp luận cứ khoa học, được sử dụng làm căn cứ khoa học, đặc biệt là chứng minh giá trị toàn cầu của Khu động Phong Nha Kẻ Bàng, Khu Hoàng thành Thăng Long, Đô thị cổ Hội An và Cố đô Huế, tạo tiền đề rất quan trọng, quyết định để UNESCO công nhận di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới;
- Nghiên cứu về bảo tồn di sản văn hóa Hán – Nôm ở Huế, về dân tộc Thái của Chương trình Thái học và các nghiên cứu của GS.TS. Phan Hữu Dật, GS. TS. Trần Trí Dõi, PGS.TS. Lâm Bá Nam, PGS.TS. Vũ Quang Hào, PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung… đã góp phần thiết thực vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các tộc người thiểu số. Những nghiên cứu của GS.TS Đỗ Quang Hưng trực tiếp góp phần xây dựng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc;
 - Nghiên cứu, biên soạn các bộ Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Quốc hội, Lịch sử Chính phủ Việt Nam; nghiên cứu tổng kết lịch sử phát triển của văn học Việt Nam trong thế kỷ XX của GS.TS. Phan Cự Đệ... có ý nghĩa quan trọng trong phát triển các ngành này ở Việt Nam.
3.4 Đóng góp quan trọng vào phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai
- Có những đóng góp thiết thực, hiệu quả vào quá trình soạn thảo các văn bản pháp quy, các báo cáo quốc gia, các chương trình và chính sách có tính định hướng chiến lược trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững như: Luật Môi trường (1993, 2005); dự thảo Chiến lược bảo tồn Đất ngập nước quốc gia (1996); Nghị định của Chính phủ số 48/2002/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành trước đây tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ (2002); Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã (2002); Chiến lược Quản lý Hệ thống các Khu Bảo tồn Thiên nhiên đến năm 2010 (2005); Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước (2003); Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (2003); Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động thực vật hoang dã (2004); Tham gia xây dựng chương trình nghị sự 21 (với cương vị là chuyên gia tư vấn); Kế hoạch Hành động Khẩn cấp Bảo tồn Voi ở Việt Nam (2006); Kế hoạch Hành động quốc gia về Đa dạng Sinh học (2007); Luật Đa dạng Sinh học (2008); Nghị định thực hiện Luật Đa dạng sinh học; Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học hay báo cáo môi trường cho các vùng và địa phương (như vùng Bắc Trường Sơn, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định...;
- Xác lập luận cứ khoa học và các giải pháp cho phát triển bền vững như: các nghiên cứu của GS.TSKH. Trương Quang Học về xây dựng chiến lược đa dạng sinh học và phát triển bền vững vùng Bắc Trường Sơn, nghiên cứu của TS. Hoàng Văn Thắng và cộng sự về bảo vệ rừng ngập mặn, nghiên cứu của GS.TS. Lê Diên Dực và cộng sự về sử dụng và bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam;
- Xây dựng thành công và ứng dụng mô hình hệ kinh tế sinh thái nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao mức sống cho nhân dân các vùng khó khăn, nhất là các vùng cát ven biển và đảo ven bờ (mô hình hệ kinh tế sinh thái trên vùng cát ven biển Quảng Trị, đề tài KC 09.08/06-10, mô hình phát triển kinh tế đảo - mô hình du lịch trên đảo Cù Lao Chàm, đề tài KC.09.12, QGTĐ.05.04);
- Tiên phong xác lập hướng tiếp cận hệ sinh thái và dựa vào cộng đồng phục vụ cho bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững (Xây dựng mô hình bảo tồn dựa vào cộng đồng tại 2 khu vực: vùng ven biển (Tiên Yên, Đầm Hà, Quảng Ninh) và vùng núi (ĐaKrông, Hướng Hoá - Quảng Trị); Xây dựng mô hình phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải; Từng bước xây dựng và hoàn thiện mô hình canh tác nương rẫy bền vững tại vùng đệm KBTTN ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị; Các mô hình bảo tồn dựa vào cộng đồng được thử nghiệm tại vùng ven biển (Đồng Rui, Hải Lạng - Quảng Ninh, Tiền Hải - Thái Bình) và vùng núi (Quảng Trị) đã bước đầu cho các kết quả khả quan và được lãnh đạo chính quyền và người dân hết sức ủng hộ và đánh giá cao); phục hồi những hệ sinh thái bị phá hủy, được các địa phương và quốc tế đánh giá cao (đánh giá ảnh hưởng của chất độc hóa học đến đa dạng sinh học và quá trình biến đổi hệ sinh thái ở khu vực Mã Đà và A Lưới (2005) và phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh (2007 - 2009).
Đề án hợp tác giữa ĐHQGHN và Đại học Tokyo (2003-2007) về “Tái thiết bền vững thủ đô Hà Nội” đã đưa ra 36 đề xuất chiến lược cho việc mở rộng thủ đô Hà Nội về phía Hoà Lạc - Ba Vì (thủ đô hành chính, thành phố đại học và khoa học) và bảo tồn, cải thiện môi trường thủ đô hiện tại (thủ đô lịch sử). Đề án hợp tác giữa ĐHQGHN và Đại học Tokyo về cấp nước bền vững cho Thủ đô Hà Nội (2000-2001) đề xuất sử dụng nước Sông Đà làm nước sinh hoạt và hạn chế khai thác nước ngầm ở Hà Nội, làm căn cứ cho việc triển khai đề án cấp nước Sông Đà cho Hà Nội (từ 2003). Đề án “Điều tra, đánh giá, thống kê và quy hoạch các vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc gia của Việt Nam” và đề án “Điều tra, đánh giá tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngập nước ven biển và đề xuất phương hướng quy hoạch sử dụng nhằm bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai” do ĐHQGHN phối hợp với Cục Bảo vệ Môi trường (nay là Tổng cục Môi trường) thực hiện đã tạo ra bước tiến quan trọng trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất ngập nước, bảo tồn, bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững;
- Đi tiên phong trong việc xác lập hướng nghiên cứu liên ngành (tự nhiên - xã hội, khoa học và công nghệ...) mới về đánh giá và dự báo mức độ tổn thương làm cơ sở khoa học cho quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường, nâng cao hiệu quả phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Các nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế xã hội, khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong thời kỳ hội nhập: Nghiên cứu, phân vùng nguy cơ các tai biến thiên nhiên (trượt lở, lũ bùn, lũ quét, bồi xói ven biển) được thực hiện ở các ngành khoa học trái đất đã góp phần xây dựng các giải pháp phòng chống và giảm nhẹ tác hại của chúng đối với vùng Tây Bắc, ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (đề tài: Điều tra nguyên nhân và tìm giải pháp chống xói lở cho bãi tắm Cửa Tùng tỉnh Quảng Trị (theo đặt hàng của UBND tỉnh), đề xuất các giải pháp dự báo lũ trên các hệ thống sông Quảng Trị trong khuôn khổ Chương trình phòng chống rủi ro và thiên tai (“Xây dựng mô hình dự báo các trường khí tượng thủy văn Biển Đông Việt Nam”, MS: KC.09.04. (2001-2004) và “Xây dựng công nghệ dự báo liên hoàn bão, nước dâng và sóng ở Việt Nam bằng mô hình số với thời gian dự báo trước 3 ngày”, MS: KC.08.05/ 06-10 đã thực sự tạo ra bức đột phá lớn trong lĩnh vực dự báo số trị ở Việt Nam. Việc tăng hạn dự báo các hiện tượng thời tiết phức tạp như mưa và bão đã đóng góp lớn cho việc phòng chống thiên tai lũ lụt (đề tài trọng điểm cấp ĐHQGHN, MS QGTĐ 04.04). Xây dựng công nghệ dự bão lũ thời hạn trước 3 ngày cho các tỉnh Miền Trung có khả năng áp dụng cao, là một tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực dự báo liên ngành. Kết quả các nghiên cứu áp dụng mô hình số trị khu vực cho dự báo chuyển động của bão ở Việt Nam, DL2000/02 (2000-2002) và “Nghiên cứu dự báo mưa lớn diện rộng bằng công nghệ hiện đại phục vụ phòng cống lũ lụt ở Việt Nam”, DL 2004 (2004-2006) đã được đánh giá cao và đã được áp dụng tác nghiệp ở Trung tâm Dự báo thủy văn Trung ương;
- Nghiên cứu và đang sản xuất chế phẩm enzyme và probiotic cho chăn nuôi tại Hòa lạc, có chất lượng tương đương với sản phẩm cùng loại chất lượng tốt nhất nhập ngoại lưu hành tại Việt Nam, mở ra triển vọng từng bước hạn chế hàng nhập ngoại vào thị trường trong nước. Nghiên cứu sản xuất chế phẩm chitossan oligome làm thuốc bảo vệ thực vật góp phần loại bỏ thuốc trừ sâu hóa học cho sản xuất thực phẩm an toàn (Đề tài hợp tác với ĐH Liege, Bỉ). Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật cho xử lý rác thải đô thị thành phân hữu cơ vi sinh để cung cấp độc quyền cho Công ty Cổ phần Tâm Sinh nghĩa;
Đặc biệt các nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Hữu Thụ về mức độ tổn thương tâm lý ở nạn nhân chất độc da cam – dioxin, đã góp phần tăng cường các dữ liệu phục vụ cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Cùng với việc hoàn chỉnh lần đầu tiên ở Việt Nam hệ thống đào tạo cử nhân – thạc sỹ - tiến sỹ về khoa học môi trường, phát triển bền vững, ĐHQGHN đã xây dựng thành công ngành khoa học môi trường và phát triển bền vững.
3.5 Tiên phong nghiên cứu và xây dựng ngành biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- Triển khai các nghiên cứu tiên phong nhằm khẳng định, xây dựng mô hình đánh giá, dự báo biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu, làm cơ sở cho việc xây dựng Chương trình quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu qua các đề tài nghiên cứu: “Khảo sát xu thế và chu kỳ biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa trên một số vùng lãnh thổ Việt Nam”, “Đặc điểm hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực biển Đông - Việt Nam trong mối quan hệ với ENSO và khả năng dự báo mùa”, “Nghiên cứu ảnh hưởng của bất đồng nhất bề mặt đến các trường khí hậu mô phỏng trong mô hình khí hậu khu vực”, “Nghiên cứu khả năng mô phỏng khí hậu nhiều năm khu vực Việt Nam của mô hình RegCM”, “Nghiên cứu ảnh hưởng của vùng đệm và độ phân giải đến kết quả mô phỏng khí hậu trên khu vực Việt Nam và phụ cận”, “Nghiên cứu mô phỏng một số yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan bằng mô hình khí hậu khu vực”...); các dự án nghiên cứu: Dự án với và Hà Lan do Quỹ Phát triển Nhiệt đới (WOTRO) tài trợ về “Chương trình nghiên cứu đồng bằng Sông Hồng” (2000-2001); Dự án với Nhật Bản về “Tái thiết bền vững đô thị Hà Nội” (2004-2008); Dự án hợp tác với Đại học Aarhus, Đan Mạch: “Tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và thay đổi sinh kế cộng đồng trên đồng bằng sông Hồng”; Dự án hợp tác với Na Uy về “Tăng cường năng lực giảm thiểu và thích ứng với địa tai biến liên quan đến môi trường và phát triển năng lượng ở Việt Nam” (2009-2011); Dự án nghiên cứu về Đánh giá năng lực thích ứng đối với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Hồng (Assessing adaptive capacity to climate changes in the Red River delta of Northern Vietnam) do Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) thực hiện; Đề tài cấp Nhà nước, mã số KC08.29/06-10: “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó”; Đề tài Trọng điểm cấp ĐHQG Hà Nội, mã số QGTĐ.06.05: “Nghiên cứu ứng dụng mô hình khí hậu khu vực mô phỏng/dự báo mùa các trường khí hậu bề mặt phục vụ qui hoạch phát triển và phòng tránh thiên tai”; Đề tài Đặc biệt cấp ĐHQG Hà Nội, mã số QG.04.13: “Đánh giá vai trò của địa hình và điều kiện mặt đệm trong mô hình số mô phỏng và dự báo khí hậu khu vực Việt Nam - Đông Dương”;
Cùng với các nghiên cứu nói trên và việc xây dựng chương trình đào tạo thạc sỹ về biến đổi khí hậu, ĐHQGHN là đơn vị tiên phong xây dựng ngành khoa học mới ở Việt Nam - biến đổi khí hậu.
3.6 Có nhiều kết quả nghiên cứu ứng dụng khác đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
ĐHQGHN còn có những nghiên cứu mang tính ứng dụng cao trong các lĩnh vực hóa dầu, quản lý xã hội, cải cách hành chính, y học, giáo dục, an ninh – quốc phòng... Đến nay, gần 100 sản phẩm khoa học công nghệ của ĐHQGHN đã có mặt trên thị trường, tham gia các hội chợ thiết bị khoa học - công nghệ toàn quốc, trong đó có nhiều sản phẩm được tặng huy chương vàng Techmart hoặc giải thưởng các loại.
Báo cáo thường niên về kinh tế Việt Nam là một sản phẩm khoa học độc đáo, đạt trình độ tiên tiến thế giới, trực tiếp cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho quá trình hoạch định chính sách của Đảng. Các nghiên cứu của về quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội trong quá trình CNH, HĐH, về vấn đề bình đẳng giới, bình đẳng xã hội… cũng góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô. ĐHQGHN chủ trì xây dựng để xuất bản 34/97 bộ sách quý phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
ĐHQGHN còn cung cấp các sản phẩm KHCN hữu ích phục vụ xã hội như: Sản phẩm phần mềm chấm thi trắc nghiệm Mr. Test của Nhóm tác giả Đào Kiến Quốc (Trường ĐHCN), đoạt Giải Nhất Tiềm năng Ứng dụng cuộc thi “Nhân tài Đất Việt năm 2006” và Cúp Bạc Công nghệ - Truyền thông năm 2007, hiện có nhiều cơ sở đào tạo trong cả nước sử dụng; Sản phẩm “Phần mềm quản lý đào tạo và người học” phục vụ quản lý đào tạo và người học theo phương thức tín chỉ (Trung tâm nghiên cứu và phát triển phần mềm) đang được sử dụng chính tại ĐHQGHN; Phần mềm hỗ trợ soạn thảo bài giảng điện tử VNUCE; Sản phẩm “Hệ thống dẫn đường tích hợp INS và GPS phục vụ định vị, dẫn đường phương tiện chuyển động” đạt giải ba cuộc thi “Nhân tài Đất Việt năm 2008”, có ứng dụng quan trọng trong an ninh quốc phòng; Sản phẩm “Thiết bị giám sát bệnh nhân” đạt Giải thưởng “Vì Cộng đồng” cuộc thi “Nhân tài Đất Việt năm 2007”, được ứng dụng tại các bệnh viện tại Hà Nội; Sản phẩm Máy thu Logarit 2 kênh UHF chế áp cánh sóng phụ, giải mã tín hiệu tích cực; Các bộ khuếch đại cao tần tạp âm thấp; Thiết bị đo độ nghiêng cầm tay; Hệ thống tự động đổ chuông báo giờ học; Hệ thống xử lý tín hiệu số thời gian thực trên công nghệ DSP; sản phẩm điều khiển hệ thống tưới nước tự động bằng điện thoại di động đối với Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn được ứng dụng trong đời sống thực tiễn hằng ngày, cũng như trong truyền thông và xử lý tín hiệu dân dụng; Giải pháp quản trị website thế hệ 3 theo hướng Portal CMS; Phần mềm trả lời tự động điện thoại với kịch bản tự chọn PAS; Phần mềm quản lý tài sản AMS; Giải pháp điều khiển tự động hàng loạt thiết bị theo kịch bản SCENARIO.
Đề tài trọng điểm QGTD 05.07 “Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống dẫn đường quán tính phục vụ dẫn đường các phương tiện chuyển động có điều khiển”đã tạo ra hệ thống dẫn đường quán tính và đã được sử dụng để dẫn đường ô tô, tàu thủy phục vụ giao thông, cứu hộ cứu nạn, quản lý thiết bị….
 

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :