ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi
Trang chủ   >  ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi  >    >  
Ba vòng lựa chọn trong đào tạo theo tín chỉ
Cho đến tận bây giờ, khi mà phương thức đào tạo theo tín chỉ và được nhiều trường đại học trên thế giới áp dụng hơn 100 năm, nhiều người vẫn còn sôi nổi tranh luận về những "triết lý" của đào tạo theo tín chỉ.

Ba vòng lựa chọn trong đào tạo theo tín chỉ

Cho đến tận bây giờ, khi mà phương thức đào tạo theo tín chỉ và được nhiều trường đại học trên thế giới áp dụng hơn 100 năm, nhiều người vẫn còn sôi nổi tranh luận về những "triết lý" của đào tạo theo tín chỉ.

Đã khá nhiều đoàn cán bộ được cử đi nước ngoài để tìm hiểu nghiên cứu và học hỏi; đã khá nhiểu hội nghị, hội thảo và tọa đàm ở các cấp độ khác nhau về phương thức triển khai đào tạo theo tín chỉ. Tất cả đều nhằm vào mục tiêu duy nhất là: Nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập theo thế giới.

 

Làm thế nào để giáo dục đại học đạt được mục tiêu đó? Làm thế nào để việc chuyển đổi phương thức đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ có những bước đi thoả hợp với điều kiện và hoàn cành Việt Nam hiện nay? Đó là những câu hỏi lớn, khó và bức xúc đối với mỗi cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý và cả người học phải cùng hợp đồng để giải quyết thì mới có thể thành công được.

 

Tự học và tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên là điều tối quan trọng trong đào tạo theo phương thức tín chỉ.

 

Trong đào tạo theo tín chỉ, đôi khi có người nhầm tưởng là phải cho người học được toàn quyền lựa chọn cách học, môn học, tốc độ học hợp lý là mục tiêu của phương thức này. Do đó yêu cầu phải tăng số giảng đường, tăng môn học về chọn lựa, tăng trang thiết bị, tăng kinh phí, tăng giảng viên... Xin được trao đổi lại rằng: Trong đào tạo theo tín chỉ có tới 3 vòng lựa chọn khác nhau.

 

Vòng thứ nhất: Lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp. Thoạt nhìn, ai cũng cho rằng vòng này là do lãnh đạo cao cấp quyết định. Hiển nhiên là Giám đốc ĐHQGHN chịu trách nhiệm ký ban hành chương trình đào tạo đồng thời. Thực chất, chương trình nặng hay nhẹ, hợp lý hay không hợp lý, hiện đại hay tiên tiến là do hội đồng khoa học và đào tạo của đơn vị quyết định trên cơ sở đề xuất của nhóm chuyên gia thiết kế chương trình. ĐHQGHN khuyến cáo cần phải có giáo sư đầu ngành, các nhà doanh nghiệp, người sử dụng sản phẩm thành thạo và cựu sinh viên tham gia nhóm chuyên gia đó. Trước khi ĐHQGHN phê duyệt thì chương trình đã được mọi cán bộ giảng viên đóng góp ý kiến hoàn chỉnh.

 

Đây là vòng cơ bản, quan trọng nhất để đảm bảo tính khoa học, tính liên thông có tính hệ thống của một chương trình đào tạo. Giám đốc ĐHQGHN ký ban hành là để các đơn vị cùng thống nhất thực hiện chứ không phải áp đặt phải thực thi kiểu mệnh lệnh "Top dowm". Các nước tiên tiến như Mỹ, Tây Âu, Nhật, Hàn Quốc cũng xây dựng chương trình đào tạo như vậy. Chỉ có điều họ quá hiểu vấn đề, không còn bàn luận gì nhiều. Ai đời còn tranh luận lái xe ôtô như thế nào khi mà điều đó là hiển nhiên, xưa như trái đất. Nhưng nếu bạn từ văn hoá "2 lốp" chuyển sang văn hoá "4 lốp" thì phải cẩn thận. Họ khuyên thế!

Sẽ không bó hẹp trong việc đọc và ghi mà quan trọng là sự gợi mở vấn đề của giảng viên .

Vòng thứ hai: Lựa chọn xây dựng đề cương môn học phù hợp. Sau khi có chương trình, mỗi giảng viên phải xây dựng đề cương môn học của riêng mình. Thực chất, đề cương môn học (Suyllabus) là 2 lời cam kết danh dự của giảng viên:

 

Cam kết với người học, với phụ huynh và xã hội là sẽ thực hiện môn học chương trình bằng cách như thế. Yêu cầu đọc nhiều tài liệu như thế, người học phải hoàn thành các việc như thế,

 

Cam kết với bộ phận lãnh đạo quản lý là sẽ giảng dạy ghêo tiến trình  như thế, ngôn ngữ và phương pháp giáo dục như thế, có thể kiểm tra bất cứ lúc nào.

Kinh nghiệm của giảng viên - "người đi trước" là hết sức quý báu đối với sinh viên

 

Vì thế đề cương môn học mang nặng "dấu ấn bản sắc riêng" của người thầy về người học lựa chọn theo học hay không theo học. Với ý nghĩ đó thì thật khó tưởng tượng kiểu đề cương sơ sài, chung chung không cụ thể, không có thông tin. Thầy không tra cứu tài liệu cụ thể thì hướng dẫn người học tự nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức làm sao được, chẳng lẽ để học một chương trình nào đó cần được 10 tài liệu tham khảo chung chung hay sao. Trong giai đoạn mới chuyển đổi này, ĐHQGHN đã có 3 văn bản hướng dẫn chi tiết (số 775, 776, 777/ ĐT ngày 11/8/2006) chỉ nhằm giúp giảng viên biên soạn một đề cương môn học có chất lượng. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đảm bảo thành công của ý thức đào tạo theo tín chỉ. Hơn thế nữa trong hoàn cảnh cụ thể, đề cương của giảng viên cũng chưa đến mức đòi hỏi kèm theo nó là các điều kiện cơ sở vật chất quá mới giảng dạy được.

Tinh thần "nhóm làm việc" được đề cao.

Vòng thứ ba: Lựa chọn đăng ký học tập của người học. Vòng này chỉ có được thực sự khi hai vòng trên đã được chuẩn bị hết sức chu đáo và hoàn thiện. Vì lẽ đó mà ĐHQGHN xây dựng lộ trình đến 2010 mới thực sự tiến hành vòng thứ ba này. Tuy nhiên ngay năm học 2007-2008 các đơn vị đào tạo đã tạo điều kiện để người học được lựa chọn đã đăng ký học một số môn thuộc khối kiến thức chung trong các đơn vị thành viên thuộc ĐHQGHN. Như thế, đào tạo theo tín chỉ có tới 3 vòng lựa chọn hội tụ quanh sứ mệnh và chiến lược phát triển của một đơn vị đào tạo.

Hy vọng và tin tưởng rằng ĐHQGHN sẽ làm tốt và thực sự có chất lượng nhiệm vụ... phương thức đào tạo này.

 PGS.TS Nguyễn Văn Nhã - Ảnh: Bùi Tuấn - Bản tin ĐHQG Hà Nội, 206 - 2008
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :