ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi
Trang chủ   >  ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi  >    >  
Thông báo triển khai đề tài nghiên cứu khoa học về quyền con người
Trung tâm Nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (Khoa Luật, ĐHQGHN) thông báo triển khai đề tài nghiên cứu khoa học về quyền con người

I- Trung tâm Nghiên cứu quyền con người và quyền công dân thuộc Khoa Luật - ĐHQGHN (được thành lập tháng 4/2007) có kế hoạch triển khai 9 đề tài nghiên cứu về quyền con người trong thời gian 2008-2009, cụ thể như sau:

Nhóm 1: Các vấn đề quốc tế

1. Nhận thức và lịch sử phát triển về quyền con người trên thế giới.

2. Phương pháp nghiên cứu, giáo dục quyền con người.

3. Những vấn đề và nội dung cơ bản của luật nhân quyền quốc tế.

4. Luật quốc tế về quyền của các nhóm dễ bị tổn thương.

Nhóm 2: Quyền con người ở Việt Nam

5. Nhận thức và lịch sử phát triển về quyền con người ở Việt Nam.

6. Quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam.

7. Bảo đảm quyền dân sự và chính trị trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam.

8. Bảo đảm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam.

9. Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương ở Việt Nam.

II- Yêu cầu đối với các nghiên cứu:

- Yêu cầu chung: Như các yêu cầu đề ra với một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

- Yêu cầu cụ thể: Xem yêu cầu cụ thể với từng đề tài tại phần Phụ lục 1.

III. Trình tự triển khai các đề tài:

1. Các nhà nghiên cứu gửi Đăng ký đề tài nghiên cứu (theo Phụ lục 2 kèm theo) về Trung tâm (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) trước ngày 10/9/2008.

2. Trung tâm lập Hội đồng thẩm định nội dung đề xuất nghiên cứu, có tham khảo ý kiến của chuyên gia nước ngoài, để lựa chọn người thực hiện.

3. Ký Hợp đồng thực hiện đề tài giữa Trung tâm với tác giả đã được lựa chọn trong tháng 9/2008.

4. Nghiệm thu sơ bộ đề tài vào tháng 12/2008; Thanh toán đợt 1 cho các tác giả;

5. Nghiệm thu toàn bộ đề tài vào tháng 10/2009; Thanh toán đợt 2 cho các tác giả.

Địa chỉ liên lạc: Trung tâm Nghiên cứu quyền con người và quyền công dân thuộc Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: Phòng 208, nhà E1, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội; ĐT: 04.7547913; email: ttquyenconnguoi@gmail.com hoặc lakhanhtung@gmail.com; liên lạc anh Lã Khánh Tùng (ĐT: 0916.048478).

Trung tâm trân trọng thông báo tới các nhà nghiên cứu tại các Viện, trường trong cả nước.

Phụ lục 1

Danh mục các đề tài nghiên cứu và yêu cầu

Đề tài

Các yêu cầu, nội dung cơ bản

1. Nhận thức và lịch sử phát triển về quyền con người trên thế giới

- Trình bày và phân tích lịch sử phát triển của nhận thức về quyền con người trên thế giới mà thể hiện trong các tôn giáo, học thuyết chính trị, pháp lý chủ yếu ở phương Đông và phương Tây; các văn kiện chính trị, pháp lý nổi tiếng trên thế giới như Hiến chương Magna Carta (Anh), Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp), Tuyên ngôn Độc lập (Mỹ)… cho đến luật quốc tế hiện đại về quyền con người;

- Trình bày và phân tích nhận thức chung hiện nay về quyền con người (khái niệm, các đặc điểm, tính chất của quyền con người; mối quan hệ giữa quyền con người và các phạm trù như dân chủ, phát triển, phát triển con người, an ninh con người…)

- Đề cập và phân tích sự khác biệt trong quan điểm về quyền con người giữa hai khối XHCN, TBCN trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, và giữa các nước phương Tây với một số nước Châu Á (xoay quay cuộc tranh luận về “Các giá trị Châu Á”)…

2. Phương pháp nghiên cứu, giáo dục quyền con người

- Trình bày và phân tích các phương pháp nghiên cứu, phương pháp giáo dục, giảng dạy quyền con người;

- Làm rõ đặc thù của các phương pháp nghiên cứu, phương pháp giáo dục, giảng dạy quyền con người so với phương pháp nghiên cứu, giáo dục, giảng dạy các môn khoa học xã hội khác;

- Các phương pháp giáo dục đặc thù riêng cho những nhóm đối tượng khác nhau (sinh viên, công chức nhà nước, nhóm dễ bị tổn thương…)

3. Những vấn đề và nội dung cơ bản của luật nhân quyền quốc tế

- Trình bày và phân tích lịch sử phát triển của hệ thống văn kiện quốc tế về quyền con người do Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn của tổ chức này;

- Trình bày và phân tích các quyền con người cơ bản về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa dựa trên các văn kiện quốc tế, bình luận chung của các cơ quan công ước và các tài liệu khác có liên quan;

- Trình bày và phân tích cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền con người ở các cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia, dựa trên các văn kiện quốc tế và khu vực về quyền con người;

- Trình bày và phân tích vai trò, hiệu quả và xu hướng phát triển của luật quốc tế về quyền con người.

4. Luật quốc tế về quyền của các nhóm dễ bị tổn thương.

- Trình bày và phân tích các văn kiện và tiêu chuẩn pháp luật quốc tế về quyền của các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người sống chung với HIV/AIDS, người thiểu số, người bản địa…)

- Trình bày và phân tích cơ chế bảo đảm thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương ở cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia (những đặc thù so với cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền con người nói chung).

- Trình bày và phân tích xu hướng phát triển của luật quốc tế về quyền con người của các nhóm dễ bị tổn thương (các nhóm dễ bị tổn thương nào cần sự bảo vệ tốt hơn của luật quốc tế, còn nhóm xã hội dễ bị tổn thương nào khác cần được bảo vệ bởi luật quốc tế?..)

5. Nhận thức và lịch sử phát triển về quyền con người ở Việt Nam

- Trình bày lịch sử phát triển của tư tưởng, nhận thức về quyền con người ở Việt Nam;

- Trình bày và phân tích các quan điểm cơ bản hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người;

- Trình bày và phân tích khái quát về những thành tựu và hạn chế trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay (thể hiện qua hệ thống pháp luật, chính sách và các cơ chế bảo đảm quyền con người trong thực tiễn ở Việt Nam)

- Phân tích và dự đoán sự phát triển về quyền con người ở Việt Nam trong thời gian tới.

6. Quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam

- Trình bày và phân tích sự phát triển của các nguyên tắc và quy định về quyền con người, quyền công dân trong các Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau;

- So sánh các nguyên tắc và quy định về quyền con người, quyền công dân trong các Hiến pháp Việt Nam với những tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người ở cùng thời kỳ.

- Trình bày và phân tích tầm quan trọng của việc ghi nhận các quyền con người trong Hiến pháp, và phương hướng hoàn thiện các nguyên tắc và quy định về quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam.

7. Bảo đảm quyền dân sự và chính trị trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam

- Trình bày và phân tích các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về các quyền dân sự và chính trị (bao gồm các cơ chế bảo đảm) so sánh với các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế về quyền dân sự, chính trị.

- Trình bày và phân tích các thành tựu và hạn chế trong việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam và phương hướng thúc đẩy sự bảo đảm các quyền này trong thời gian tới.

8. Bảo đảm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam

- Trình bày và phân tích các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (bao gồm các cơ chế bảo đảm) so sánh với các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

- Trình bày và phân tích các thành tựu và hạn chế trong việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ở Việt Nam; phương hướng thúc đẩy sự bảo đảm các quyền này trong thời gian tới.

9. Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương ở Việt Nam

- Trình bày và phân tích các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương chủ yếu (phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người sống chung với HIV/AIDS…) (bao gồm các cơ chế bảo đảm), so sánh với các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế về quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương đó.

- Làm rõ những hạn chế các quy định pháp luật hiện hành; phương hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới để bảo đảm tốt hơn quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương .

Phụ lục 2:

Bản đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học

1. Tên đề tài

2. Chủ nhiệm đề tài (Địa chỉ, điện thoại, email)

3. Tính cấp thiết của đề tài

4. Tình hình nghiên cứu đề tài

5. Mục tiêu và phạm vi của đề tài

6. Nội dung nghiên cứu

7. Phương pháp nghiên cứu

8. Lực lượng nghiên cứu

9. Thời gian và các bước tiến hành

10. Sản phẩm nghiên cứu

Chủ nhiệm đề tài

Tiếng Anh:

RESEARCH PROPOSAL

1. Topic

2. The Head of the Research (Address, telephone, email)

3. The Need for the Research

4. Current State of Research on the Topic

5. Research Goals and Scope

6. Research contents

7. Research Methodology

8. Researcher(s)

9. Time and schedule

10. Research Production

The Head of the Research

 Trung tâm NCQCN&QCD - Bản tin ĐHQG Hà Nội
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :