ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi
Trang chủ   >  ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi  >    >  
"Trở ngại lớn nhất là kỹ năng viết tiếng Anh"
Công bố quốc tế được xem là thước đo phổ biến nhất về mặt học thuật để đánh giá năng lực nghiên cứu của cộng đồng khoa học. Công bố quốc tế cũng là cách để nhà khoa học trở thành một thành viên của cộng đồng khoa học quốc tế, tức là những kết quả nghiên cứu của nhà khoa học được “công nhận” ở trình độ quốc tế.

Trong khi công bố quốc tế trở thành “cơm bữa” ở nhiều quốc gia tiên tiến thì ở Việt Nam, số bài báo mới ở con số còn khiêm tốn và hầu hết tập trung ở một số trung tâm nghiên cứu lớn thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ĐHQGHN hay ĐHQG TP.HCM… Nhân khóa học tập huấn “Kiến thức, kỹ năng viết bài báo gửi các tạp chí quốc tế”, Bản tin ĐHQGHN đã có cuộc phỏng vấn với GS.TS Joshep Hobbs, ĐH Missouri, xung quanh vấn đề này.

Xin GS cho biết lý do tại sao các nhà khoa học Việt Nam nên công bố quốc tế?

Kho tàng tri thức của Việt Nam rất phong phú, nhưng thế giới lại chưa đánh giá hết tiềm năng dồi dào này, chính vì vậy việc chia sẻ với cộng đồng khoa học toàn cầu là điều cần thiết. Bên cạnh đó, việc xuất bản các bài báo khoa học trên những tập chí ISI quốc tế được xem là cách phổ biến nhất để đánh giá năng lực nghiên cứu của nhà khoa học về mặt học thuật.

Hơn nữa, để nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng khoa học toàn cầu thì việc công bố những bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín là một việc làm cần thiết đối với các nhà khoa học Việt Nam. Chẳng hạn, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia yêu cầu những ứng viên phải có ít nhất một bài báo đăng trên tạp chí ISI trong 5 năm. Ðiều này tăng giá trị và vị thế của các ứng viên thông qua các bài báo đã được đăng.

Nhưng các nhà khoa học Việt Nam vẫn còn chưa “chuyên nghiệp” trong việc công bố quốc tế, vậy theo nhận định của ông, những hạn chế của các nhà khoa học Việt Nam là gì?

Trong lĩnh vực công bố quốc tế, kỹ năng viết tiếng Anh là vấn đề lớn nhất mà các nhà khoa học Việt Nam phải đối mặt. Bên cạnh đó là việc truy cập tới những nguồn xuất bản còn hạn chế. Tuy nhiên, trong khóa học tại ÐHQGHN cũng như những cuộc thảo luận với Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia và các thành viên khác của cộng đồng nghiên cứu ở Việt Nam, tôi thấy rằng, việc đăng ký vào cơ sở dữ liệu điện tử tăng lên nhanh chóng. Những than phiền cho rằng Việt Nam thiếu những thư viện với đầy đủ các ấn phẩm là không hợp lý bởi vì hầu hết các kết quả nghiên cứu đã được công bố có thể truy cập dễ dàng thông qua một chiếc máy tính cá nhân. Ðiều này có nghĩa rằng, xét về khả năng cập nhật thông tin, các nhà khoa học Việt Nam có thể kết nối nhanh chóng với cộng đồng khoa học toàn cầu mà không cần thiết phải có một cơ sở hạ tầng tốt.

Vậy cái thiếu nhất của các nhà khoa học Việt Nam là gì?

Cái thiếu trầm trọng ở Việt Nam là phòng thí nghiệm, trang thiết bị cũng như các cơ sở hạ tầng khác để hỗ trợ đắc lực cho nghiên cứu cơ bản.

Các nhà khoa học Việt Nam phải làm gì để tăng khả năng được chấp nhận đăng bài báo của mình trên các tạp chí quốc tế?

Trong cuộc hội thảo của tôi ở Hà Nội “Viết để công bố” thì thông tin mà tôi muốn nhắn nhủ đó là các nhà khoa học Việt Nam phải quyết đoán và tự tin để gửi bài tới hội đồng phản biện của các tạp chí quốc tế. Tôi nghĩ rằng, như vậy khả năng được chấp nhận đăng sẽ cao hơn. Tất nhiên, có một vài lựa chọn có thể giúp các nhà khoa học Việt Nam nâng cao cơ hội được công bố trên tạp chí quốc tế, chẳng hạn như cộng tác với một nhà khoa học nước ngoài cũng là một cách. Trong trường hợp một nhà khoa học Việt Nam không có những đồng nghiệp quốc tế thì hãy gửi thư tới những nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng tham gia cộng tác (và họ hoàn toàn xứng đáng với tư cách là những tác giả đầu tiên). Cùng làm việc với một người viết tiếng Anh bản xứ cũng có thể giúp nhà khoa học Việt Nam rất nhiều trong việc công bố bài báo quốc tế.

Vậy có nên mời các nhà khoa học nước ngoài biên tập tiếng Anh trong khi nhà khoa học Việt Nam “làm khoa học”?

Ðúng vậy. Tôi nghĩ rằng các nhà khoa học Việt Nam sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng có rất nhiều đồng nghiệp quốc tế sắn sàng giúp họ. Chỉ mất vài giờ biên tập, một người viết tiếng Anh bản xứ có thể giúp chính xác hóa đến 80 – 95% bản thảo. Tôi kinh nghiệm được điều này khi xử lý rất nhiều hồ sơ của sinh viên Việt Nam xin theo học tại các trường đại học Mỹ. Tôi chỉ cần bật phần điều khiển thay đổi rãnh trong một file Microsoft Word và, không cần tác động đến hồ sơ của ứng viên, có thể làm cho nó trở nên chau chuốt và từ đó làm tăng cơ hội thành công của sinh viên. Tôi cũng thường làm cách này đối với các bản thảo của một tạp chí khoa học quốc tế của Trung Quốc xuất bản bằng tiếng Anh, nhưng ngay sau đó tôi lại gặp quá nhiều vấn đề về chỉnh sửa bài báo. Có nhiều người chỉ làm công việc đó trong vài giờ và chỉ cần một lời cảm ơn trong phần Lời cảm ơn thay vì đặt tên của họ vào phần tác giả.

Có một cách để việc này thực hiện tốt hơn, hơn là thời gian phân bổ khoa học để tạo bản sao: ở thị trường học thuật. Gần đây, hiệu trưởng ÐH Missouri, Brian Foster, đưa ra một đề nghị khá thú vị. Ông ấy hỏi tôi mất bao lâu để biên tập một bản thảo của ứng viên Việt Nam đạt tiêu chuẩn. Câu trả lời của tôi là 8 giờ. Ông ấy đã làm một vài phép tính và dựa trên ý tưởng mà những điểm hay hàng trăm bản thảo có thể cho vào đó. Sau đó ông đưa ra ý tưởng thuê những nghiên cứu sinh làm việc này với tiền công 20 USD/giờ. Fosster cũng đưa ra một gợi ý: Ðại học Missouri trả một nửa nếu có người tài trợ chịu tách nhiệm phần còn lại. Nếu như vậy, với phí dịch vụ là 160 USD, nhà khoa học Việt Nam sẽ nhận được bài báo đã được biên tập theo đúng mẫu có thể xuất bản được. Ðây là một sự đầu tư tuyệt vời. Ngay lúc này, nó vẫn là một lời đề nghị. Ông hiệu trưởng Foster và tôi cho rằng chúng tôi cần để nó sang một bên nếu nó có thể được chấp nhận ở cộng đồng khoa học quốc tế và có thể đạt được những kết quả tốt.

Lĩnh vực khoa học tự nhiên thì hiển nhiên, nhưng liệu lĩnh vực khoa học xã hội nghiên cứu những vấn đề đặc thù của Việt Nam có được cơ hội đăng trên những tạp chí quốc tế?

Tôi cho rằng nhiều nghiên cứu có chất lượng thuộc lĩnh vực khoa học xã hội Việt Nam có thể công bố trên những tạp chí quốc tế, tuy nhiên vẫn cần phải có sự giúp đỡ của những người viết tiếng Anh bản xứ. Tháng 12 năm ngoái, trong khi tham dự Hội nghị Quốc tế về Việt Nam học, tôi đã thấy có nhiều nghiên cứu xã hội có chất lượng rất cao của các nhà khoa học Việt Nam. Không gì có thể cản trở việc công bố những khám phá mới trong những nghiên cứu này trên những tạp chí quốc tế.

Việc công bố trên những tạp chí quốc tế phụ thuộc vào chủ đề nghiên cứu, và hầu hết các nhà khoa học đều biết được những tạp chí tốt và phù hợp nhất mà họ có thể gửi đăng bài. Ngoài ra, rất nhiều tạp chí đều dành cho việc công bố những khám phá thuộc nghiên cứu cơ bản ngắn gọn.

Cảm ơn GS!

 Đức Phường (thực hiện) - Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 217, năm 2009
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :