Văn học
Trang chủ   >  Văn hóa  >   Văn học  >  
Thú chơi trọi gà
Từ 700 năm trước ở Việt Nam đã xuất hiện trò chơi chọi gà. Người ta dựa vào nòi giống từ “đời ông, đời cha” để chọn gà chọi.

Các tay sừng sỏ, có nghề thường chọn gà đầu dài, mình chắc nịch, cánh ốp gọn,nhưng phải có đùi to - dài, bàn chân to và ngón thì ngắn. Muốn có được gà chọi “chất” phải kỹ lưỡng từ khâu chọn gà, gây giống, dưỡng gà, tập luyện công phu theo kinh nghiệm dân gian truyền lại. Gà chọi giống phải lớn đều, chắc khoẻ và không béo bệu. Người ta cách ly nó với con mái để cho “chàng gà” cường tráng không bị rơi vào vòng tình ái. Gà chọi đến độ trưởng thành người chủ nuoi sẽ cho tập đá, chọi từng cặp, luyện từng thế võ. Riêng loại gà ô, gà tía thì nổi tiếng về lối đá xẹp, gan lì, nhanh, tiến lui, đánh đỡ điêu luyện. Gà chọi phải luyện mắt lâu không chớp, khi xông trận đôi mắt phải gườm gườm, ra oai nhìn đối thủ. Chọi gà đẹp nhất là những ngón ra đòn: đòn mỏ( mổ), đòn cựa( đâm), đòn chân ( đạp), đòn ức ( hứng), đòn cánh (đập). Lúc đánh xáp lá cà gà phải tự biết công thủ tuỳ vào thế. Có những đòn như cắn vào lưng đối thủ vừa giật lông vừa đá hất. Đòn hiểm nhất là đòn “cáo” tức là dùng mỏ nhằm mổ vào yết hầu đối thủ. Trận chiến giữa các đối thủ gà chọi thường diễn ra rất ác liệt. Nhiều vùng người ta tính hiệp đấu bằng thời gian cháy hết nửa cây nhang. Chẳng kể bao nhiêu hiệp cứ hễ con nào toạc cổ, trụi lông, ròng ròng máu chảy, mù mắt, rách yết hầu...không thể ra đòn nổi nữa chừng ấy trận đấu kết thúc. cũng có khi một trong hai đối thủ thua chạy hoặc “hy sinh” oanh liệt giữa chiến trường.

Những trận chọi gà hấp dẫn cả già tre, gái trai. trận chiến của những chú gà dũng mãnh cũng bồi đắp cho người xem tinh thần thượng võ, dám đương đầu, có khí phách. Muốn có được chiến thắng gà phải gian khổ luyện rèn từ tuổi đầu chưa nhú mào, chân chưa cứng cựa.

Thú chơi xuân, trong các hội làng, hội đền chùa ngoài những trò chơi, trò thi đấu dân gain không thể thiếu thú vui chọi gà. Đó là nét đẹp văn hoá truyền thống mà ông cha ta tự ngàn xưa để lại...

 Nguyễn Văn Minh (st) - Số 167 (tháng 1/2005)
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :