Giải thưởng ĐHQGHN
Trang chủ   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >   Giải thưởng Khoa học - Công nghệ  >   Giải thưởng ĐHQGHN
Giải thưởng ĐHQGHN năm 2011: “Luận cứ khoa học cho việc phát triển ngành dịch vụ Việt Nam đến năm 2020”

Các thành viên tham gia nghiên cứu:
1.              
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN (Chủ nhiệm đề tài)
2.              
TS. Nguyễn Mạnh Hùng
Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
3.              
PGS.TS. Lê Xuân Bá
Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
4.              
PGS.TS Hoàng Phước Hiệp
Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ tư pháp
5.              
PGS.TS Hà Văn Hội
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
6.              
TS. Vũ Đại Thắng
Vụ Kinh tế dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
7.              
TS. Phạm Thị Thu Hằng
Viện phát triển doanh nghiệp, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
8.              
TS. Nguyễn Bình Giang
Viện Kinh tế và chính trị thế giới
9.              
TS. Nguyễn Quốc Việt
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
10.           
TS. Đào Ngọc Lâm
Tổng Cục thống kê
11.           
TS. Nguyễn Quốc Việt
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
12.           
TS. Nguyễn Đức Thành
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
13.           
Ông Bùi Trinh
Tổng Cục thống kê
14.           
Ông Dương Mạnh Hùng
Tổng Cục thống kê
15.           
Ths. Nguyễn Chiến Thắng
Viện Kinh tế Việt Nam
16.           
ThS. Nguyễn Hữu Nghĩa
Vụ dự báo và thống kê tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước VN
17.           
ThS. Đoàn Thái Sơn
Vụ pháp chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
18.           
ThS. Nguyễn Anh Tuấn
Viện Kinh tế và chính trị thế giới
19.           
ThS. Vũ Thanh Hương
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
20.           
ThS. Phạm Thu Phương
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
21.           
Ths. Nguyễn Ngọc Mạnh
Viện Nghiên cứu Bắc Mỹ
22.           
Ths. Hoàng Văn Tuyên
Viện Chiến lược và chính sách Công nghệ, Bộ KH&CN
23.           
Ths. Nguyễn Thị Minh Nga
Viện Chiến lược và Chính sách Công nghệ, Bộ KH&CN
24.           
ThS. Nguyễn Thế Cường
Vụ pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo
 
Giới thiệu tóm tắt công trình
Mục đích:
Đề tài khoa học cấp Nhà nước Luận cứ khoa học cho việc phát triển ngành dịch vụ Việt Nam đến năm 2020,” mã số KX.01.18/06-10, nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xác định và đề xuất các quan điểm và giải pháp chính sách phát triển ngành dịch vụ nói chung và một số ngành dịch vụ ưu tiên nói riêng của Việt Nam đến năm 2020.
Để thực hiện mục tiêu đó, Đề tài đặt ra năm câu hỏi nghiên cứu chính sau:
1. Tại sao Việt Nam cần chú trọng phát triển ngành dịch vụ hơn?
2. Ngành dịch vụ của Việt Nam đang ở trình độ phát triển như thế nào?
3. Việt Nam đã có những chính sách như thế nào đối với việc phát triển ngàmh dịch vụ?
4. Ngành dịch vụ của Việt Nam hướng tới năm 2020 nên là một ngành dịch vụ như thế nào? và
5. Việt Nam cần thực hiện những giải pháp cơ bản nào nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ?  
Để trả lời năm câu hỏi trên, Đề tài đã tiến hành i) Nghiên cứu xu hướng phát triển ngành dịch vụ trên thế giới; điều chỉnh chính sách phát triển ngành dịch vụ của một số nước như Mỹ, EU, Xingapo, Trung Quốc và các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập; một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn của việc phát triển ngành dịch vụ trên thế giới; và vai trò của ngành dịch vụ đối với phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam; ii) Đánh giá thực trạng và chính sách phát triển ngành dịch vụ ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 (khi bắt đầu tiến hành Đổi Mới) cho đến nay (năm 2010); và iii) Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chính sách phát triển ngành dịch vụ nói chung và một số ngành dịch vụ ưu tiên của Việt Nam đến năm 2020.
Những kết quả chính:
1. Phát triển kinh tế dịch vụ, đặc biệt hướng tới một nền kinh tế dịch vụ tri thức, đang trở thành xu thế nổi bật trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay. Các nền kinh tế trên thế giới, từ các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, đều điều chỉnh chính sách sang hướng ưu tiên hoặc chú trọng phát triển ngành dịch vụ hơn.
2. Quá trình công nghiệp hóa (CNH) ở Việt Nam cũng như ở các nền kinh tế ĐPT khác theo cách tập trung ưu tiên phát triển các ngành chế tạo vẫn luôn có những hạn chế vốn có là tình trạng suy thoái môi trường và phần lớn nền sản xuất công nghiệp chỉ có thể tham gia được vào công đoạn thấp của chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.
3. Khác với các quan niệm truyền thống cho rằng ngành dịch vụ chỉ có điều kiện phát triển tốt ở các nền kinh tế phát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người cao, thực tế cho thấy, ngành dịch vụ cũng có nhiều cơ hội phát triển ở các nền kinh tế đang phát triển, chuyển đổi và hội nhập. Việt Nam là một trong số những nền kinh tế đó.
4. Từ nay đến năm 2020, để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và để có được một sự phát triển kinh tế bền vững, Việt Nam cần chú trọng phát triển ngành dịch vụ hơn trong mối quan hệ hài hòa với phát triển các ngành công nghiệp chế tạo, tạo tiền đề cho một nền kinh tế hiện đại do ngành dịch vụ dẫn dắt,hướng tới nền kinh tế tri thức.
5. Khu vực dịch vụ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc Đổi Mới cho đến nay song vẫn còn tồn tại những hạn chế và yếu kém trong thực trạng phát triển, khung khổ luật pháp và điều tiết cũng như trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành dịch vụ và các hiệp hội dịch vụ.
6. Bảy đặc điểm cơ bản và nổi bật trong thực trạng phát triển của ngành dịch vụ Việt Nam là: i) Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng trong GDP chưa cao và mức độ lan tỏa còn thấp; ii) Ngành dịch vụ đang góp phần tạo ra nhiều việc làm nhưng tỷ trọng trong tổng lao động của toàn nền kinh tế còn thấp; iii) Cơ cấu của ngành dịch vụ còn thiên về các ngành dịch vụ truyền thống; iv) Các doanh nghiệp dịch vụ có quy mô còn nhỏ, chuyên môn hóa thấp và hoạt động trong một môi trường cạnh tranh chưa cao; v) Thương mại dịch vụ còn chưa phát triển và còn chịu thâm hụt cao; vi)Đầu tư vào ngành dịch vụ đang tăng mạnh song hiệu quả còn chưa cao; và vii) Các ngành dịch vụ công góp phần quan trọng nâng cao đời sống xã hội và giảm nghèo song khả năng vẫn còn bị hạn chế.
7. Sáu đặc điểm cơ bản và nổi bật trong thực trạng của khung khổ luật pháp và điều tiết đối với ngành dịch vụ Việt Nam là: i) Đảng và Nhà nước Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của ngành dịch vụ đối với phát triển kinh tế song hiểu biết của người dân về khu vực này còn hạn chế; ii) Khung khổ luật pháp đối với ngành dịch vụ mặc dù đã được hoàn thiện một bước song còn phức tạp và chưa được thực thi tốt; iii) Các cam kết quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ đang được triển khai song chưa có được cơ chế thi hành thuận lợi; iv) Các chính sách phát triển ngành dịch vụ còn thiên về bảo hộ và độc quyền; v) Các cơ quan quản lý dịch vụ chưa phối hợp chặt chẽ; và vi) Các hiệp hội dịch vụ hình thành ngày một nhiều song hoạt động và vai trò còn hạn chế.
8. Trong việc chú trọng phát triển ngành dịch vụ hơn trong mối quan hệ hài hòa với phát triển các ngành công nghiệp từ nay đến năm 2020, cần quán triệt các quan điểm sau: i) Hướng tới một khu vực dịch vụ phát triển, đảm bảo cả ba yếu tố: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiện đại; ii) Quản lý và điều tiết hợp lý đóng vai trò then chốt đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và tính hiệu quả kinh tế của ngành dịch vụ; iii) Tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế của khu vực dịch vụ; iv) Nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng tiếp cận đối với các dịch vụ cơ bản; và v) Đào tạo nguồn lao động có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của ngành dịch vụ.
9. Chín giải pháp quan trọng và cấp thiết nhằm phát triển ngành dịch vụ Việt Nam từ nay đến năm 2020 là: i) Nâng cao sự hiểu biết của xã hội về dịch vụ và phát triển ngành dịch vụ; ii) Đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ vai trò và chức năng của Nhà nước đối với phát triển ngành dịch vụ; iii) Nâng cao năng suất trong ngành dịch vụ và coi đây là một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu; iv) Khuyến khích sáng tạo trong ngành dịch vụ; v) Thúc đẩy cạnh tranh trong ngành dịch vụ; vi) Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ; vii) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách và thể chế phù hợp và tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành dịch vụ; viii) Phát triển các ngành dịch vụ ưu tiên, tập trung trước hết vào ba ngành: giáo dục đại học và sau đại học, ngân hàng, và khoa học-công nghệ mà trọng tâm là lĩnh vực nghiên cứu-triển khai; và ix) Xây dựng các “vùng liên kết dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp” mở để tăng cường tác động lan tỏa của ngành dịch vụ đối với toàn bộ nền kinh tế.
Ý nghĩa khoa học, công nghệ, đào tạo, ứng dụng thực tiễn
Đối với phát triển kinh tế - xã hội: Đề tài cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách đối với sự phát triển của khu vực dịch vụ nói chung và các ngành dịch vụ ưu tiên nói riêng đến năm 2020; cho việc giải quyết các vấn đề mà hiện nay ngành này đang phải đối mặt.Đề tài cũng đã chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các cơ quan hoạch định chính sách của Đảng, Chính phủ và Quốc hội như Văn phòng Trung ương Đảng, Hội đồng lý luận Trung ương, Vụ Kinh tế dịch vụ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Văn phòng Quốc hội v.v…làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược và chính sách đối với ngành dịch vụ nói chung và các ngành dịch vụ nói riêng đến năm 2020. Đề tài cũng cung cấp một bức tranh toàn cảnh về ngành dịch vụ nói chung và về một số phân ngành dịch vụ nói riêng…giúp cho các doanh nghiệp có được một cách nhìn dài hạn, thấy được cơ hội và những thách thức đối với bản thân doanh nghiệp, qua đó, có giúp cho các doanh nghiệp có được những quyết định kinh doanh phù hợp.
Đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan: Đề tài góp phần phát triển hơn lĩnh vực nghiên cứu về dịch vụ, đặc biệt là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển ngành này trong bối cảnh một nền kinh tế kém phát triển, chuyển đổi và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, Đề tài cũng cung cấp cơ sở để xây dựng các bài giảng, giáo trình và tài liệu tham khảo về ngành dịch vụ nói chung và một số phân ngành dịch vụ nói riêng phục vụ công tác giảng dạy ở một số trường đại học, trong đó có Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :