Quốc tế
Trang chủ   >  Tin tức  >   Hợp tác - Phát triển  >   Quốc tế
Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu với các đối tác Nga
Trong thời gian gần đây, nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ĐHQGHN đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác với các đối tác chiến lược Liên bang Nga và đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác song phương trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và theo Quyết định của Giám đốc ĐHQGHN, Đoàn công tác do Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Liên bang Nga trong thời gian từ ngày 19 đến ngày 29 tháng 10 năm 2019. Trong thời gian này, đoàn đã tham dự Hội nghị bàn tròn Giám đốc các Đại học châu Á – Thái Bình Dương nhân dịp kỷ niệm 120 năm thành lập Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông, làm việc với lãnh đạo Đại học Tổng hợp Quốc gia Irkutsk (ISU), Đại học Tổng hợp Bách khoa Irkutsk (INRTU), Đại học Kỹ thuật Năng lượng Moscow, Học viện Hàng không Moscow và gặp gỡ giao lưu với lưu học sinh Việt Nam tại Liên bang Nga.

Đoàn công tác của ĐHQGHN do Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn dẫn đầu tham dự Hội nghị bàn tròn nhân kỷ niệm 120 năm thành lập FEFU 

Tham dự lễ kỷ niệm 120 năm thành lập Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông (FEFU) và dự hội nghị bàn tròn với chủ đề “Education in the Asia – Pacific: Looking Back, Looking Ahead”, Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn đã chia sẻ thành tựu khoa học máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin trong thế giới hiện đại, những điều mà chỉ cách đây 30 năm vẫn còn nằm trong các bộ phim khoa học viễn tưởng thì nay đã là sự thật. Trong sự thành công đó, phải kể đến vai trò quan trọng của các trường đại học – nơi đào tạo các chuyên gia, kỹ sư có trình độ chuyên môn cao và có các nghiên cứu góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và tối ưu hóa các quá trình sản xuất, … Hội nghị cũng nghe các báo cáo đến từ các lãnh đạo các đại học khu vực như Giám đốc Đại học Tokai, Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang, Đại học Cáp Nhĩ Tân, Đại học Hokkaido, Đại học Thanh Hoa, …

Làm việc với lãnh đạo FEFU

Cũng nhân dịp này, lãnh đạo ĐHQGHN và FEFU đã thảo luận về các hợp tác trong lĩnh vực trao đổi sinh viên, cán bộ và tập trung xây dựng nội dung nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học vật liệu và xây dựng. Trong năm học 2019 – 2020, bên cạnh các thực tập sinh, sinh viên Nga học tiếng Việt theo diện Hiệp định của hai Chính phủ Việt Nam thì FEFU sẽ cử sinh viên Nga sang trao đổi 1 học kỳ.

Tham gia cuộc họp Hội đồng Khoa học và Đào tạo mở rộng của FEFU, Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn đã phát biểu đánh giá cao sự phát triển vượt bậc của FEFU trong thời gian gần đây về uy tín học thuật, quản trị đại học và phát triển chương trình đào tạo, thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, … Với vị trí đặc biệt tại cửa ngõ khu vực Viễn Đông, FEFU và ĐHQGHN đã có nhiều hợp tác truyền thống trong các lĩnh vực ngôn ngữ và văn hóa, tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Chính vì vậy, trong thời gian tới, cùng với các kế hoạch, nhiệm vụ của Văn phòng hợp tác FEFU tại ĐHQGHN, hai bên cần thúc đẩy và hỗ trợ các nhà khoa học có những hợp tác cụ thể trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ kinh tế - xã hội.

Đoàn công tác ĐHQGHN làm việc tại Đại học Tổng hợp Quốc Gia Irkutsk (ISU)

Thăm và làm việc với Đại học Tổng hợp Quốc Gia Irkutsk (ISU) - trung tâm giáo dục, khoa học và văn hóa lớn trên lãnh thổ rộng lớn của Đông Siberia, cơ sở giáo dục và khoa học uy tín trong đào tạo sinh viên về các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và ứng dụng, lãnh đạo hai bên đã cùng bàn thảo những triển vọng hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Lãnh đạo ĐHQGHN và ISU nhất có thể triển khai các khóa học mùa hè dành cho các học sinh trường THPT của ĐHQGHN; hướng tới xây dựng hợp tác khoa học và công nghệ trong khuôn khổ các chương trình nghị định thư Việt Nam – Liên bang Nga hoặc RFFI, đặc biệt có thể tập trung vào các lĩnh vực như Hóa học, Sinh học và Quản trị, phát triển đô thị trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt; ISU có thể mời các cán bộ, sinh viên của ĐHQGHN tham gia các khóa học mùa hè về khoa học vật lý. Với thế mạnh và có điểm tương đồng là các đại học đa ngành và có truyền thống, ĐHQGHN và ISU có thể hợp tác trong nghiên cứu về xã hội học, phát triển bền vững, du lịch và các vấn đề di cư. Phía ISU đề nghị ĐHQGHN hỗ trợ phát triển ngành Việt Nam học tại Khoa Đông phương học của Trường. Đồng thời, hai đại học sẽ nghiên cứu xây dựng đề xuất hợp tác trong khuôn khổ Quỹ Thế giới Nga của Chính phủ Liên bang Nga.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại đây, ĐHQGHN và ISU đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác, tạo tiền đề để hai bên thực hiện các hoạt động phối hợp cụ thể trong thời gian tới.

ĐHQGHN và ISU ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác

Tiếp đó, đoàn công tác của ĐHQGHN do Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn dẫn đầu cũng đã đến thăm và làm việc với Đại học Tổng hợp Bách khoa Irkutsk (IRNITU). Với nhiều điểm tương đồng, ĐHQGHN và IRNITU có thể thúc đẩy hợp tác trong các chương trình trao đổi sinh viên, đặc biệt cùng phối hợp với các đối tác thứ 3 triển khai chương trình Eramus +. Trong thời gian tới, hai đại học cần trao đổi và thống nhất công nhận tín chỉ, nội dung các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, … qua đó triển khai ngay việc trao đổi sinh viên theo thỏa thuận đã ký kết.

Làm việc với Đại học Đại học Tổng hợp Bách khoa Irkutsk (IRNITU) 

Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn cho biết, ĐHQGHN có thế mạnh trong đào tạo các học sinh tài năng với hệ thống trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và THPT chuyên Ngoại ngữ, các em thường xuyên tham dự và đạt các giải cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế. Do đó, ông đề nghị IRNITU xem xét, tạo điều kiện để học sinh của ĐHQGHN tham gia các kỳ thi Olympic hàng năm tại Irkutsk. Ông cũng đề xuất hai đại học có thể hợp tác trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa, điều khiển học, điện tử vô tuyến, … 

ĐHQGHN và IRNITU đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương và thỏa thuận trao đổi sinh viên

Đoàn ĐHQGHN gặp gỡ sinh viên Việt nam tại Irkutsk

Trong chuyến công tác tới Liên bang Nga lần này, đoàn ĐHQGHN đã đến thăm và làm việc với Trường ĐH Kỹ thuật Năng lượng Moscow thuộc Liên bang Nga (MPEI) – đơn vị có nhiều hợp tác với ĐHQGHN trong thời gian vừa qua. Từ năm 2016, MPEI và Khoa Quốc tế, ĐHQGHN đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác và hiện đang triển khai chương trình đào tạo bằng kép lĩnh vực Tin học và kỹ thuật máy tính. Ngày 2/7/2019, Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn và Phó Hiệu trưởng Alexander Y. Tarasov ký kết văn bản ghi nhớ về triển khai hợp tác giữa ĐHQGHN và MPEI trong lĩnh vực phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng và quản lý hiệu quả điện năng.

Tại buổi làm việc lần này, lãnh đạo hai đại học thống nhất sẽ thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu khoa học như triển khai trao đổi thông tin về các hội nghị/hội thảo khoa học được tổ chức bởi MPEI và ĐHQGHN; mời các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan để trao đổi, xây dựng các kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực liên quan và thế mạnh của hai bên, chuẩn bị đồng xuất bản các công bố chung và tham gia các chương trình nghiên cứu song phương, nghị định thư.

Hai bên thống nhất phát triển chương trình liên kết đào tạo bằng tiếng Anh trong ngành “Electrical Power Engineering” chuyên ngành “Renewable Power Sources”; chương trình đào tạo thạc sĩ thuộc lĩnh vực “Tin học và Khoa học Máy tính” chuyên ngành công nghệ kỹ thuật số, dạng đào tạo 1+1; MPEI cũng chỉ định giáo sư Bộ môn Thủy điện và năng lượng tái tạo Alexander Kiriukhin nghiên cứu và triển khai các chương trình hợp tác nghiên cứu chung trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Đoàn ĐHQGHN thăm và làm việc tại MAI

Triển khai hợp tác chương trình đào tạo cử nhân bằng kép Kỹ sư hàng không bằng tiếng Anh; hợp tác với doanh nghiệp thực hiện dự án đồng nghiên cứu về máy bay không người lái (UAV) là những nội dung trao đổi về hợp tác giữa Học viện Hàng không Moscow (MAI) và ĐHQGHN thông qua Trường ĐH Công nghệ. Nhân dịp đến thăm và làm việc tại MAI, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác vào ngày 28/10/2019.

Được thành lập từ năm 1930, MAI là trường đại học kỹ thuật hàng đầu về đào tạo chuyên gia cho ngành công nghiệp hàng không và hàng không vũ trụ. Các chương trình đào tạo được triển khai bậc Cử nhân, Kỹ sư, Chuyên gia, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học với ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Nga, tiếng Anh. Hiện nay, MAI là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu đa ngành trong lĩnh vực hàng không vũ trụ với 10 Khoa, 4 Viện và 4 chi nhánh và gần 20.000 sinh viên theo học, (có hơn 600 sinh viên quốc tế đến từ rất nhiều nước khác nhau). Đội ngũ cán bộ giảng viên của MAI gồm 2.300 người, trong đó có 16 viện sĩ, 450 tiến sĩ khoa học và giáo sư và 1.100 tiến sĩ và phó giáo sư. MAI có cơ sở vật chất được đầu tư tốt với hơn 120 trung tâm, phòng thí nghiệm hiện đại với các nhà xưởng chế tạo, thử nghiệm và sân bay riêng phụ vụ cho nghiên cứu.

Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác với MAI

Các tin liên quan:

- Đại học Quốc gia Hà Nội – cầu nối trong phát triển hợp tác giáo dục và văn hóa Việt Nam – Liên bang Nga

- Phát triển hợp tác trong giáo dục – văn hóa: ưu tiên trong quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga

- Trao Kỷ niệm chương vì sự phát triển ĐHQGHN cho Đại sứ Nga và Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga

- Các Tiến sĩ Danh dự của Đại học Quốc gia Hà Nội

- Giám đốc ĐHQGHN nhận bằng Tiến sĩ danh dự của ĐH Tổng hợp Liên bang Viễn Đông, Liên bang Nga

- [Video] Cán bộ, sinh viên Việt - Nga hào hứng giao lưu văn hoá, nghệ thuật

- Kết nối giữa các đại học nghiên cứu và các doanh nghiệp triển khai – đòn bẩy thúc đẩy phát triển bền vững

- ĐHQGHN và MSU: hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực và khoa học công nghệ cho phát triển kinh tế hàng hải

Mở rộng hợp tác giữa ĐHQGHN và ĐH Tổng hợp Liên bang Viễn Đông

Cộng hưởng sức mạnh tri thức và sáng tạo của các đại học để tạo xung lực mới cho hợp tác APEC

Khai trương phòng đọc thế giới Nga

Tổng thống Liên bang Nga trao tặng Huy chương Pushkin cho nhà khoa học của ĐHQGHN

- Hội thảo khoa học quốc tế: “Ảnh hướng của Cách mạng tháng Mười Nga đến Cách mạng Việt Nam”

- Kỉ niệm Ngày Chiến thắng: “Không có gì bị lãng quên! Không có ai bị lãng quên!”

- Văn hoá Nga, tinh thần Nga thẫm đẫm trong tâm hồn người Việt

 Tuấn Anh, Vũ Sinh - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   |