Văn bản - Quyết định
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Văn bản - Quyết định
Ban hành Chương trình đào tạo chuẩn ngành Kinh tế phát triển

Ngày 25/10/2012, ĐHQGHN đã Ban hành Quyết định số 3602/QĐ – ĐTvề Chương trình đào tạo chuẩn ngành Kinh tế phát triển
Nội dung chi tiết như sau:
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành:
Tên tiếng Việt: Kinh tế phát triển
Tiếng Anh: Development Economics
- Mã số ngành đào tạo:  310104
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
Tên tiếng Việt:  Kinh tế phát triển
Tiếng Anh: Development Economics
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
2. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân trong lĩnh vực kinh tế phát triển; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề về kinh tế phát triển mang tính liên ngành trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phát triển, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở nghiên cứu; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành chuyên gia phân tích, nhà hoạch định chính sách, nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh tế phát triển.
3. Thông tin tuyển sinh
-    Hình thức tuyển sinh: Tuyển sinh theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐHQGHN, trường ĐH Kinh tế.
-    Đối tượng dự thi: thí sinh có trình độ tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh hàng năm đáp ứng được các yêu cầu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐHQGHN, trường ĐH Kinh tế và ngành Kinh tế phát triển
-    Khối thi: A, A1, D1
-    Dự kiến qui mô tuyển sinh: 80 sinh viên
PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Về kiến thức
-   Hiểu và vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin. Hiểu được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
-   Vận dụng các kiến thức toán, khoa học tự nhiên và kiến thức cơ bản của nhóm ngành kinh tế và Kinh tế phát triển vào việc tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo
-   Vận dụng kiến thức cơ bản về kinh tế phát triển để giải thích các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế.
-   Sử dụng được các kiến thức sâu về chuyên ngành như kinh tế học nâng cao, kinh tế lượng nâng cao, chi tiêu công, lựa chọn công cộng... để phân tích, đánh giá các vấn đề nảy sinh trong chính sách công; quản lý môi trường, hạch toán môi trường...  để phân tích, đánh giá tác động qua lại của môi trường đối với phát triển kinh tế và thực hiện phát triển bền vững.
-   Áp dụng kiến thức thực tế, thực tập, cử nhân Kinh tế phát triển bước đầu có kiến thức thực tiễn, làm quen với các công việc trong tương lai.
-   Sử dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn được trang bị để phân tích, tổng hợp và giải quyết một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực kinh tế phát triển.
2. Về kỹ năng
2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
-    Có khả năng lập luận, tư duy theo hệ thống, nghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế phát triển.
-    Có kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và phân tích các vấn đề liên quan đến kinh tế phát triển.
-    Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, ngoại cảnh và bối cảnh tổ chức trong lĩnh vực Kinh tế phát triển để thành công trong công việc.
-    Có khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn; bước đầu hình thành năng lực sáng tạo, phát triển trong nghề nghiệp.
2.2. Kỹ năng mềm
-    Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc; có khả năng vận hành và làm việc nhóm hiệu quả để hoàn thành công việc đúng hạn.
-    Có kỹ năng giao tiếp tốt (kỹ năng thuyết trình và chuyển giao kiến thức dưới dạng nói và văn bản; kỹ năng giao dịch qua điện thoại, e-mail), giao tiếp được bằng tiếng Anh với trình độ tương đương IELTS 4.0 trở lên.
-    Có thể dùng thành thạo Microsoft Office (Word, Excel, Power Point) và phần mềm thống kê (SPSS, EViews, STATA …) trong phân tích vấn đề liên quan; có thể dùng internet và các thiết bị văn phòng.
3. Về phẩm chất đạo đức
-    Có phẩm chất đạo đức cá nhân như: Tự tin, linh hoạt, kiên trì, nhiệt tình...
-    Có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như: Say mê nghiên cứu, khám phá kiến thức và có trách nhiệm trong công việc.
-    Có các phẩm chất đạo đức xã hội như: Tôn trọng pháp luật, làm việc với tinh thần kỷ luật cao, có lối sống tích cực, và có tinh thần hướng về cộng đồng.
4.  Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
Nhóm 1 - Chuyên viên tư vấn, phân tích chính sách về kinh tế phát triển: Có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp trung ương và địa phương; có thể đảm nhận các công việc cụ thể : Phân tích thực trạng, đánh giá tác động của tăng trưởng và phát triển kinh tế; tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; có thể tư vấn giải pháp, chính sách phục vụ cho phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách công, phát triển bền vững; triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn, cán bộ hoạch định chính sách và cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước.
Nhóm 2 - Cán bộ dự án:Có đủ năng lực làm việc tại các dự án phát triển, các tổ chức phát triển và các doanh nghiệp; có thể đảm nhận được các công việc cụ thể: Phân tích thực trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng, quốc gia; tham gia lập kế hoạch và thực hiện dự án phát triển; tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và tham gia hoạch định chính sách phát triển; triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên gia, cán bộ quản lý tại các dự án, tổ chức phát triển.
Nhóm 3 - Nghiên cứu viên và giảng viên:Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận được các công việc cụ thể : giảng dạy các môn liên quan đến Kinh tế học, Kinh tế phát triển,..; nghiên cứu, tư vấn về kinh tế và kinh tế phát triển, chính sách công, kinh tế môi trường, phát triển bền vững; triển vọng trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia nghiên cứu, giảng viên cao cấp và cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo và cơ sở nghiên cứu.
PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tổng số tín chỉ phải tích luỹ:                                                            123 tín chỉ
-          Khối kiến thức chung:                                                          27 tín chỉ
(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và kỹ năng mềm)
-          Khối kiến thức theo lĩnh vực: 10 tín chỉ                      
-          Khối kiến thức theo khối ngành: 16 tín chỉ
                  Bắt buộc: 14 tín chỉ
                  Tự chọn:  2/8 tín chỉ
-          Khối kiến thức theo nhóm ngành: 20 tín chỉ
                        Bắt buộc: 17 tín chỉ 
                        Tự chọn:  3/12  tín chỉ                  
-          Khối kiến thức ngành: 50 tín chỉ
                        Bắt buộc: 18 tín chỉ          
                        Tự chọn:  21/75 tín chỉ
Kiến thức thực tập và tốt nghiệp: 11 tín chỉ
 
2. Khung chương trình đào tạo

Số
TT
Mã số
Môn học
Số tín chỉ
Số giờ tín chỉ
Mã số môn học tiên quyết
Lý thuyết
Thực hành
Tự học
I
 
Khối kiến thức chung
(Không tính các môn học 9-11)
27
 
 
 
 
      1            
PHI1004
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
2
21
5
4
 
      2            
PHI1005
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
3
32
8
5
PHI1004
      3            
POL1001
Tư tưởng Hồ Chí Minh
2
20
8
2
PHI1005
      4            
HIS1002
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
3
35
7
3
POL1001
      5            
INT1004
Tin học cơ sở 2
3
17
28
 
 
      6            
FLF1105
Tiếng Anh A1
4
16
40
4
 
      7            
FLF1106
Tiếng Anh A2
5
20
50
5
FLF1105
      8            
FLF1107
Tiếng Anh B1
5
20
50
5
FLF1106
      9            
 
Giáo dục thể chất
4
 
 
 
 
    10           
 
Giáo dục quốc phòng-an ninh
8
 
 
 
 
    11           
 
Kỹ năng mềm
3
 
 
 
 
II
 
Khối kiến thức theo lĩnh vực
10
 
 
 
 
    12           
MAT1092
Toán cao cấp
4
42
18
 
 
    13           
MAT1101
Xác suất thống kê
3
27
18
 
MAT1092
    14           
MAT1005
Toán kinh tế
3
27
18
 
BSA1053
III
 
Khối kiến thức theo khối ngành
16
 
 
 
 
III.1
 
Các môn học bắt buộc
14
 
 
 
 
    15           
THL1057
Nhà nước và pháp luật đại cương
2
23
5
2
 
    16           
INE1050
Kinh tế vi mô 1
3
35
10
 
 
    17           
INE1051
Kinh tế vĩ mô 1
3
35
10
 
 
    18           
BSA1053
Nguyên lý thống kê kinh tế
3
30
15
 
MAT1101
    19           
INE1052
Kinh tế lượng
3
24
21
 
INT1004, INE1051,
BSA1053
III.2
 
Các môn học tự chọn
2/8
 
 
 
 
    20           
BSA1022
Lãnh đạo và giao tiếp nhóm
2
20
10
 
 
    21           
HIS1053
Lịch sử văn minh thế giới
2
22
7
1
 
    22           
SOC1050
Xã hội học đại cương
2
15
12
3
 
    23           
PHI1051
Logic học
2
20
6
4
 
IV
 
Khối kiến thức theo nhóm ngành
20
 
 
 
 
IV.1
 
Các môn học bắt buộc
17
 
 
 
 
    24           
BSL2050
Luật kinh tế
2
15
13
2
THL1057
    25           
INE1016
Phương pháp nghiên cứu kinh tế
3
30
15
 
INE1051
    26           
INE2001
Kinh tế vi mô 2
3
35
10
 
INE1050
    27           
INE2002
Kinh tế vĩ mô 2
3
30
15
 
INE1051
    28           
INE2003
Kinh tế phát triển
3
29
16
 
INE1051
    29           
PEC1050
Lịch sử các học thuyết kinh tế
3
35
10
 
 
IV.2
 
Các môn học tự chọn
3/12
 
 
 
 
    30           
BSA2001
Nguyên lý kế toán
3
27
18
 
 
    31           
BSA2103
Nguyên lý quản trị kinh doanh
3
27
18
 
 
    32           
BSA2002
Nguyên lý Marketing
3
21
23
1
 
    33           
BSA2004
Nhập môn quản trị học
3
35
10
 
 
V
 
Khối kiến thức ngành
50
 
 
 
 
V.1
 
Các môn học bắt buộc
18
 
 
 
 
34
INE2012
Kinh tế phát triển 2
3
35
10
 
INE2003
35
FIB2002
Kinh tế công cộng
3
24
21
 
INE1051
36
INE2004
Kinh tế môi trường
3
35
10
 
INE1051
37
INE3001
3
28
17
 
INE1051
38
INE2018
Phân tích chi phí và lợi ích
3
32
13
 
INE1050
39
INE2014
Kinh tế thể chế
3
30
15
 
THL1057
INE1051
V.2
 
Các môn học tự chọn
21
 
 
 
 
V.2.1
 
Các môn học chuyên sâu
12
 
 
 
 
V.2.1.1
 
Các môn học chuyên sâu về Chính sách công
12
 
 
 
 
40
INE3023
Chính sách công
3
30
15
 
FIB2002
41
INE3034
Phân tích chi tiêu công
3
30
15
 
FIB2002
42
INE3035
Lựa chọn công cộng
3
30
15
 
FIB2002
43
INE3039
Quản lý dự án phát triển
3
20
25
 
INE2003
V.2.1.2
 
Các môn học chuyên sâu về Môi trường và phát triển bền vững
12
 
 
 
 
44
INE3040
Quản lý môi trường
3
30
15
 
INE2004
45
INE3041
Hạch toán môi trường
3
25
20
 
INE2004
46
INE3043
Đánh giá tác động môi trường
3
25
20
 
INE2004
47
INE3158
Phát triển bền vững
3
30
15
 
INE2004
V.2.1.3
 
Các môn học chuyên sâu về Kinh tế học
12
 
 
 
 
48
PEC3007
Phân tích chính sách kinh tế xã hội
3
30
15
 
INE2001
49
INE3059
Kinh tế vi mô nâng cao
3
30
15
 
INE2001
50
INE3063
Kinh tế vĩ mô nâng cao
3
30
15
 
INE2002
51
INE3064
Kinh tế lượng nâng cao
3
25
20
 
INE1052
V.2.2
 
Các môn học bổ trợ
9/39
 
 
 
 
52
FIB2001
Kinh tế tiền tệ - ngân hàng
3
35
10
 
INE1051
53
PEC3025
Kinh tế chính trị học
3
   35
10
 
 
54
PEC1051
Lịch sử kinh tế
3
   35
10
 
 
55
PEC3026
Kinh tế học về chi phí giao dịch
3
   35
10
 
 
56
PEC3018
Lợi ích kinh tế và quan hệ phân phối
3
35
10
 
PEC3025
57
PEC3031
Mô hình nhà nước phúc lợi
3
35
10
 
 
58
PEC3034
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn
3
35
10
 
 
59
PEC3032
Toàn cầu hóa và phát triển kinh tế
3
35
10
 
 
60
PEC3033
Kinh tế học về những vấn đề xã hội
3
35
10
 
 
61
INE3002
3
30
15
 
INE1050
INE1051
62
INE3003
3
30
15
 
INE1050
INE1051
63
INE2010
3
30
15
 
INE1051
64
INE3109
Kinh tế khu vực
3
30
15
 
INE1051
V.3
 
Kiến thức thực tập và tốt nghiệp
11
 
 
 
 
V.3.1
 
Thực tập và niên luận
5
 
 
 
 
65
INE4154
Thực tập thực tế
2
 
 
 
 
66
INE4054
Niên luận
3
 
 
 
 
V.3.2
 
Khóa luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế
6
 
 
 
 
67
INE4155
Khóa luận tốt nghiệp
6
 
 
 
 
 
 
02 môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp
 
 
 
 
 
68
INE3065
Hoạch định chính sách phát triển
3
30
15
 
INE2003
69
INE2016
Tài chính cho phát triển
3
32
13
 
INE2003
 
 
Cộng
123
 
 
 
 

 

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :