Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đỗ Kim Phương
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu cấu trúc và ngữ nghĩa các giáo trình địa chất như một thể loại trong tiếng Anh và tiếng Việt

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐỖ KIM PHƯƠNG                        
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/ 01/ 1963                                                                     
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 196/ SĐH ký ngày 3 tháng 8 năm 2004 của Đại học Quốc gia Hà Nội, hình thức đào tạo không tập trung.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Văn bản gia hạn số 668/ QĐ- SĐH do PGS. TS. Nguyễn Lân Trung, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội ký ngày 13 tháng 8 năm 2008 về việc gia hạn thời hạn học tập cho nghiên cứu sinh 12 tháng cho đến hết tháng 12/ 2009 vì lí do công tác.
Văn bản số 3646/ QĐ- SĐH do GS. TSKH. Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ký ngày 23 tháng 10 năm 2009 về việc cho phép nghiên cứu sinh tạm ngừng học tập trong thời gian 24 tháng tính từ ngày 01/ 01/ 2009 vì lí do công tác.
Văn bản về việc cho phép nghiên cứu sinh tiếp tục chương trình đào tạo Tiến sĩ số 1767/ ĐHQGHN- ĐT do PGS. TS. Lê Kim Long ký ngày 16 tháng 6 năm 2011.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu cấu trúc và ngữ nghĩa các giáo trình địa chất như một thể loại trong tiếng Anh và tiếng Việt
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh                        
9. Mã số: 62- 22- 15- 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Văn Vân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
(1) Giáo trình địa chất tiếng Anh có cấu trúc thể loại tương tự như giáo trình địa chất tiếng Việt. Tuy nhiên, các tác giả giáo trình địa chất tiếng Việt không đưa ra phần tiểu kết ở mỗi chương; (2) các tác giả giáo trình địa chất tiếng Anh và tiếng Việt đều sử dụng câu trần thuật với tần suất cao (99% và 100%). Ở cả hai ngôn ngữ, câu nghi vấn hoặc câu cảm thán ít được sử dụng (0.5% và 0%); (3) các tác giả tiếng Anh và tiếng Việt sử dụng quá trình hành động và quan hệ với tần suất cao; (4) các tác giả tiếng Anh sử dụng quá trình phát ngôn với tần suất cao hơn các tác giả tiếng Việt (12.4% và 8.2%); (5) các tác giả tiếng Việt sử dụng nhiều cấu trúc chủ động hơn (93/8% và 80/5%); (6) sự khác biệt về ngôn ngữ còn được thể hiện qua việc sử dụng từ loại biểu hiện phần Đề ngữ của câu, sự không tồn tại của đại từ vô nhân xưng “It” làm đề ngữ trong tiếng Việt; (7) các tác giả tiếng Anh sử dụng mệnh đề không xác định làm đề ngữ đánh dấu, mệnh đề này không tồn tại trong tiếng Việt.
Xem thêm thông tin chi tiết.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :