Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Mậu Tuân
Tên đề tài luận án: Bảo hiến trong Nhà nước pháp quyền

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN MẬU TUÂN        
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 01/01/1975                                                   
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 4150/QĐ - SĐH ngày 15 tháng 7 năm 2008
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Bảo hiến trong Nhà nước pháp quyền
8. Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật 
9. Mã số: 62.38.01.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đăng Dung                            
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã đạt được các kết quả mới cơ bản sau đây:
            - Luận án đã phân tích và chứng minh: bảo hiến là yêu cầu tất yếu của Nhà nước pháp quyền.
- Luận án đã phân tích và chứng minh: không có một mô hình bảo hiến “nhất thành bất biến” cho mọi quốc gia, dân tộc. Mỗi quốc gia, dân tộc căn cứ vào điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, truyền thống và trình độ phát triển của mình mà lựa chọn mô hình bảo hiến phù hợp.
- Luận án đã nghiên cứu và rút ra nhận định: hiện nay trên thế giới có ba mô hình bảo hiến tiêu biểu: 1. Mô hình bảo hiến bằng cơ quan chuyên trách (Tòa án hiến pháp, Hội đồng hiến pháp); 2. Mô hình bảo hiến bằng hệ thống tòa án tư pháp; 3. Mô hình bảo hiến hỗn hợp.
- Luận án đã phân tích và đưa ra nhận định: cơ chế bảo vệ hiến pháp của Việt Nam hiện nay còn một số bất cập: Một là, chưa có cơ chế giám sát Quốc hội một cách hữu hiệu nhằm bảo đảm cho chính Quốc hội làm đúng, làm đủ các quy định của Hiến pháp. Đây là một đòi hỏi quan trọng của Nhà nước pháp quyền. Hai là, Hiến pháp năm 1992 quy định Quốc hội thông qua hoạt động giám sát tối cao có quyền bãi bỏ một phần hay toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể chịu sự giám sát khi có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật và Nghị quyết của Quốc hội. Trên thực tế Quốc hội chưa phán quyết một văn bản quy phạm pháp luật nào trái Hiến pháp và luật. Ba là, trong cơ chế phân công quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội được giao nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh nhưng thực tế việc giải thích hiến pháp chưa được thực hiện. Bốn là, Việt Nam có một hiến pháp thành văn, có hành vi vi hiến xảy ra nhưng chưa có cơ quan chuyên trách xử lý hành vi vi hiến.
- Luận án phân tích và đề xuất: trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, việc lựa chọn mô hình Hội đồng hiến pháp là phù hợp hơn cả. Đây là giải pháp quá độ trong thời kỳ quá độ. Để mô hình này động hiệu quả, hiệu lực chúng ta phải kết hợp một số giải pháp đồng bộ: nghiên cứu, sửa đổi hiến pháp; tuyên truyền phổ biến hiến pháp, pháp luật để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, văn hóa pháp lý; cải cách tư pháp; cải cách hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của tài phán hành chính...

Xem thêm thông tin chi tiết.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :