Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Huyền
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Huyền          

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:     24/9/1974                                                        

4. Nơi sinh: Thừa Thiên Huế

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 1691/QĐ-SĐH ngày 07/5/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.       

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài (Quyết định số 76/QĐ-SĐH -TN ngày 19/3/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên).

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang

8. Chuyên ngành:  Địa lý tự nhiên                      

9. Mã số: 62 44 02 17

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trương Quang Hải; TS. Lương Thị Vân

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Làm rõ đặc điểm và cấu trúc cảnh quan, sự phân hóa không gian lãnh thổ cùng với việc thành lập bản đồ cảnh quan lưu vực sông Lại Giang tỷ lệ 1:50.000. 

- Đã ứng dụng thành công hướng nghiên cứu liên kết phân tích, đánh giá cảnh quan với phân tích lưu vực sông (tiếp cận phân cấp phòng hộ đầu nguồn), phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang thông qua các phương pháp khoa học và công cụ nghiên cứu phù hợp.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Các kết quả nghiên cứu, các đề xuất và giải pháp được trình bày trong luận án cung cấp tài liệu tin cậy cho các nhà quản lý, các cấp chính quyền địa phương trong công tác quy hoạch, tổ chức lãnh thổ, định hướng chiến lược khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống của người dân ở các huyện thuộc lưu vực sông Lại Giang.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu sự thay đổi của cảnh quan theo thời gian, các tai biến thiên nhiên như lũ lụt, xói lở bờ sông ,... nhằm sử dụng tối ưu lãnh thổ, bảo vệ tốt nguồn nước, đất, rừng và hạn chế tối đa thiệt hại do tai biến thiên nhiên, tiến tới quản lý tổng hợp tài nguyên theo theo lưu vực sông.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1]. Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Minh Nguyệt (2010), “Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành lũ lưu vực sông Lại Giang”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quy Nhơn, 4(1), tr. 109 – 119.

[2]. Nguyễn Thị Huyền (2010),Hiện trạng và một số biện pháp phòng tránh tai biến lũ lụt, sạt lở đất trên lưu vực sông Lại Giang”, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 5, Hà Nội 19/06/2010. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 859 – 866.

[3]. Phan Thái Lê, Lương Thị Vân, Nguyễn Thị Huyền (2010), “Vấn đề tài nguyên nước ở Bình Định”, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 5, Hà Nội 19/06/2010, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

[4]. Nguyễn Thị Huyền, (2010), “Đánh giá tác động một số hoạt động kinh tế - xã hội của dân cư gây suy thoái tài nguyên môi trường ở lưu vực sông Lại Giang, Tuyển tập báo cáo”, Hội nghị khoa học Địa lí  - Địa chính, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 160 – 168.

[5]. Nguyễn Thị Huyền (2011),Nghiên cứu hiện trạng phòng hộ đầu nguồn ở lưu vực Lại Giang và một số giải pháp bảo vệ” , Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 27(4S), tr. 83- 89.

[6]. Lương Thị Vân, Nguyễn Thị Huyền (2012), “Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang”, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 6, Huế - 9/2012, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 100 - 108.

[7]. Nguyễn Thị Huyền (2013), “Phân tích đa dạng cảnh quan phục vụ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp ở lưu vực sông Lại Giang”. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VII, Thái Nguyên, tr. 299 - 305.

 Ngọc Lợi - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :