Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đặng Thị Kim Dung
Tên đề tài luận án: “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của sinh viên các trường Đại học theo quan điểm tăng cường tính tự quản”.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:  Đặng Thị Kim Dung         

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 22/7/1973                                                

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận NCS số: 4156/QĐ-SĐH ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

 Được phép chỉnh sửa tên luận án tại Quyết định số 470  ngày 18  tháng 6  năm 2013  của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

7. Tên đề tài luận án: “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của sinh viên các trường Đại học theo quan điểm tăng cường tính tự quản”.

8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục                           

9. Mã số: 62 14 05 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Giáp; TS. Trần Thị Bạch Mai.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

11.1. Về lý luận:

- Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc ĐH.

- Các khái niệm cơ bản về tự quản và các đặc điểm của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường ĐH đã được trình bày khá chi tiết.

- Luận án đã nghiên cứu được hệ thống cơ sở lý luận về QL hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quan điểm phát huy vai trò tự quản của SV khá toàn diện đối với các nội dung của quá trình này; Từ đó xác định luận cứ khoa học và các cách tiếp cận phù hợp cho QL hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong các trường ĐH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

11.2. Về thực tiễn:

Luận án đã khảo sát và đánh giá được thực trạng QL hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong một số trường ĐH ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, bao gồm thực trạng QL các nội dung của quá trình QL hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: từ nhận thức của CBQL, GV; công tác tổ chức QL; kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá các nội dung HĐGDNGLL đến phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - XH trong QL SV;  Chính sách, quy định, cơ chế QL liên quan đến HĐGDNGLL của SV.

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy những nỗ lực của CBQL, đội ngũ GV, SV các trường ĐH trong QL HĐGDNGLL. Tuy nhiên, còn một số hạn chế trong QL HĐGDNGLL ở các trường ĐH do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. 

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Hệ thống các giải pháp QL nhằm nâng cao hiệu quả QL HĐGDNGLL của SV theo quan điểm tăng cường tính tự quản được đề  xuất trong luận án có thể được triển khai đồng bộ trong các trường đại học Việt Nam để phát huy được  vai trò tự quản của SV trong học tập và rèn luyện, góp phần đạt mục tiêu GD toàn diện SV các trường ĐH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

1) Xây dựng mô hình QL HĐGDNGLL theo quan điểm tăng cường tính tự quản cho SV các trường ĐH.

    2) Xây dựng và hoàn thiện các quy trình các hoạt động QL HĐGDNGLL theo quan điểm tăng cường tính tự quản cho SV các trường ĐH.

 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Đặng Thị Kim Dung (2012): Nghiên cứu về kỹ năng tự quản của sinh viên, Tạp chí Quản lý Giáo dục - số 40, tr.21-24.

2. Đặng Thị Kim Dung (2013): Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của sinh viên đại học, Tạp chí Quản lý Giáo dục - số 53, tr.53-58.

3. Đặng Thị Kim Dung (2014): Vai trò tự quản của sinh viên trong quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường đại học, Tạp chí Thiết bị Giáo dục - số 110, tr.8-10.

 Thủy Ngọc - VNU UED
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :