Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Thu Cúc
Tên đề tài luận án: Địa tầng và môi trường trầm tích Holocen vùng ven biển sông Tiền

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:NGUYỄN THỊ THU CÚC
2.Giới tính:  Nữ
3. Ngày sinh:    08/12/1979
4. Nơi sinh:  Hoài Đức- Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 5429/QĐ-SĐH ngày 30/10/2008 của Giám đốc ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận án:Địa tầng và môi trường trầm tích Holocen vùng ven biển sông Tiền
8. Chuyên ngành: Cổ sinh và Địa tầng
9. Mã số:62.44.55.10
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Tạ Hòa Phương, PGS.TS. Doãn Đình Lâm
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Về cổ sinh: Đã phân chia được bốn nhóm sinh thái Diatomeae (Diatomeae biển trôi nổi, Diatomeae đới bờ trôi nổi, Diatomeae đới bờ bám đáy và Diatomeae nước ngọt) trong trầm tích Holocen tại vùng ven biển sông Tiền.
- Về địa tầng: a) Sinh thái địa tầng: Xác lập mới 4 đới sinh thái địa tầng Diatomeae trong trầm tích Holocen vùng ven biển sông Tiền: 1) TDEZ-1, ứng với giai đoạn biển tiến Holocen sớm; 2) TDEZ-2, ứng với giai đoạn biển tiến cực đại trong Holocen giữa; 3) TDEZ-3, ứng với giai đoạn đầu biển thoái cuối Holocen giữa, đầu Holocen muộn và 4)  TDEZ-4, ứng với giai đoạn biển thoái cuối Holocen muộn. Các đới này là một trong những cơ sở để phân định các kiểu môi trường trầm tích trong vùng nghiên cứu. b) Thạch địa tầng: Chỉnh lý nhỏ ranh giới dưới của hệ tầng Bình Đại (Q21 bd) trên cơ sở phân tích đặc điểm trầm tích của hệ tầng trong vùng nghiên cứu.
- Về môi trường trầm tích: Qua nghiên cứu thành phần trầm tích, đặc biệt chú trọng phân tích ý nghĩa sinh thái của hóa thạch Diatomeae, đã phân biệt được các môi trường trầm tích từng tồn tại trong Holocen tại vùng nghiên cứu: a) Môi trường sông, cửa sông ven biển hầu như vắng mặt Diatomeae; b) Môi trường estuary - vũng vịnh phong phú hóa thạch Diatomeae biển nông ven bờ; c) Môi trường châu thổ với sự có mặt của Diatomeae nước ngọt bên cạnh các nhóm hóa thạch khác.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ bức tranh dao động mực nước biển trong Holocen tại vùng nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tư liệu hữu ích trong việc giảng dạy và nghiên cứu môn Cổ sinh vật học, đặc biệt là nhóm hóa thạch Diatomeae, tại các trường đại học.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu chi tiết cổ sinh thái của Diatomeae để ứng dụng trong nghiên cứu biến đổi cổ khí hậu
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Nguyễn Thị Thu Cúc, Doãn Đình Lâm (2013), “Diatom Responses to Holocene Environmental Changes in the Tiền Delta- Mekong River System”, VNU Journal of Earth and Environmental Sciences, 29(3), pp.14-25.
- Nguyễn Thị Thu Cúc, Đào Thị Miên, Vũ Văn Hà (2010), “Diatomeae và ý nghĩa cổ sinh thái trong trầm tích Holocen- hiện đại vùng cửa sông ven biển sông Tiền”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 48 (2A),tr.856-866.
- Nguyễn Địch Dỹ, Doãn Đình Lâm, Vũ Văn Hà, Nguyễn Trọng Tấn, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Quảng, Nguyễn Thị Thu Cúc (2010), “Phân vị địa tầng mới- hệ tầng Bình Đại, tuổi Holocen sớm vùng cửa sông ven biển châu thổ sông Cửu Long”, Tạp chí Các khoa học về Trái Đất, 32 (4), tr. 335-342.
- Đào Thị Miên, Nguyễn Ngọc, Nguyễn Thị Thu Cúc (2006), “Ý nghĩa của các phức hệ Diatomeae trong việc xác định nguồn gốc cuối Holocen giữa – Holocen muộn ở một số đồng bằng ven biển Việt Nam”, Tạp chí Địa chất, 295(A), tr. 1-14.
- Đào Thị Miên, Nguyễn Ngọc, Phạm Quang Trung, Nguyễn Thị Thu Cúc (2004), “Đặc điểm vi cổ sinh ở khu vực đầm Thị Nại (Quy Nhơn- Bình Định) và một số vấn đề liên quan”, Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 26 (4 PC), tr. 474-481.
- Đào Thị Miên, Doãn Đình Lâm, Nguyễn Ngọc, Nguyễn Thị Thu Cúc (2003), “Đặc điểm trầm tích tầng mặt và tảo Diatomeae Holocen ở khu vực biển nông Tây Nam mũi Cà Mau”,Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất,  25 (4PC), tr. 408-422.

 Minh Hương - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :