Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Hoài Nga
Tên đề tài luận án: Đặc điểm địa hóa và thạch học hữu cơ của than và sét than trong trầm tích Miocene khu vực phía bắc bể Sông Hồng

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: LÊ HOÀI NGA    

2.Giới tính:  Nữ

3. Ngày sinh: 06/5/1979                                    

4. Nơi sinh:  Hai Bà Trưng, Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 912/QĐ-SĐH ngày 7/7/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc công nhận nghiên cứu sinh       

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: Đặc điểm địa hóa và thạch học hữu cơ của than và sét than trong trầm tích Miocene khu vực phía bắc bể Sông Hồng

8. Chuyên ngành:  Khoáng vật học và Địa hóa học                   

9. Mã số: 62.44.02.05

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Nghi; TS. Trần Đăng Hùng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án lần đầu tiên ứng dụng thành công phương pháp nghiên cứu thạch học hữu cơ sử dụng ánh sáng phản xạ cho các mẫu than, sét than trong trầm tích Miocen của vùng nghiên cứu; chỉ ra được thành phần vật chất hữu cơ (thành phần maceral) của than và sét than, sự thay đổi của thành phần maceral trong quá trình than hóa và mối liên quan giữa các thông số địa hóa, các chỉ số maceral với môi trường thành tạo than. Kết hợp phương pháp nghiên cứu thạch học hữu cơ với các phương pháp phân tích đá mẹ sinh dầu khí truyền thống,  luận án đã đánh giá sự thay đổi môi trường thành tạo trầm tích trong lát cắt Miocen khu vực nghiên cứu một cách cụ thể hơn. Cụ thể:

- Than trong trầm tích Miocen khu vực nghiên cứu thuộc loại than humic; thành phần maceral nhóm huminite/vitrinite là chủ yếu.

- Nguồn vật liệu tạo than là cây bụi và ít thực vật bậc cao lắng đọng trong môi trường đồng bằng tam giác châu dưới.

- Mức độ biến chất của than từ nhãn than á bitum đến than bitum chất bốc cao, tương đương với trạng thái trưởng thành và bắt đầu vào của sổ tạo dầu của quá trình sinh dầu khí từ đá mẹ.

- Than và sét than trong trầm tích Miocen khu vực nghiên cứu chứa kerogen loại III và hỗn hợp của loại III và loại II, có tiềm năng sinh cả dầu và khí.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Luận án góp phần làm sáng tỏ thành phần, nguồn gốc vật liệu, môi trường thành tạo của than và sét than trong trầm tích Miocen vùng nghiên cứu. Đồng thời chỉ ra sự biến đổi của thành phần maceral trong than qua các giai đoạn biến chất của than.

- Góp phần chỉ ra rõ hơn về tiềm năng hữu cơ của than và sét than trong trầm tích Miocen khu vực bắc bể Sông Hồng

- Luận án đóng góp phần khẳng định vai trò sinh hydrocacbon của các đối tượng trầm tích lục địa chứa than và sét than khu vực nghiên cứu.

- Kết quả của luận án mở ra hướng mới ứng dụng nghiên cứu thạch học hữu cơ trong công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở Việt Nam

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm thạch học hữu cơ của đá mẹ sinh dầu khí và các đối tượng đá giàu vật chất hữu cơ trong tìm kiếm năng lượng phi truyền thống. 

- Nghiên cứu chuyên sâu thạch học hữu cơ kết hợp với các tài liệu nghiên cứu cổ sinh học, thực vật học … để nghiên cứu, đánh giá cổ môi trường thời kỳ thành tạo than.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

- KS. Nguyễn Thị Bích Hà, ThS. Lê Hoài Nga, KS. Đỗ Mạnh Toàn, KS. Hồ Thị Thành, KS. Phí Ngọc Đông (2011), “Nghiên cứu mô hình địa hóa bể trầm tích Sông Hồng”, Tạp chí Dầu khí, 3(1), tr.28-38.

- ThS. Lê Hoài Nga, KS. Phí Ngọc Đông, KS. Hồ Thị Thành, Th.S. Hà Thu Hương, Th.S. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Th.S. Nguyễn Thị Thanh (2012), “Thành phần maceral của một số mẫu than/ trầm tích Miocen tại GK 102-CQ-1X bể trầm tích Sông Hồng”, Tạp chí Dầu khí, 1(1), tr. 33-39.

- ThS. Lê Hoài Nga, TS. Vũ Trụ, KS. Phí Ngọc Đông, Th.S. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2012), Thành phần maceral và môi trường thành tạo của một số mẫu than Miocen trên trong GK 01-KT-TB-08 tại Miền Võng Hà Nội”, Tạp chí Dầu khí, 5(1), tr.31-37.

 Hoàng Hưng - VNU HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   |