Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Ngô Minh Thuận
Tên đề tài luận án: “Giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng vào xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình hiện nay».

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngô Minh Thuận  

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 07/8/1981                                         

4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1804/QĐ-SĐH ngày 20/6/2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định điều chỉnh tên đề tài số 240/QĐ-TCT ngày 27/8/2013 của Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

- Quyết định về việc điều chỉnh tên đề tài luận án số 07/QĐ-SĐH ngày 08/1/2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

7. Tên đề tài luận án: Giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng vào xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình hiện nay».

8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử                                                    

9. Mã số: 62 22 80 05

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Thảo

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án: Giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng vào xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình hiện nay , được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các báo cáo tổng kết hàng năm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, UBND các huyện về tôn giáo và công tác tôn giáo.

- Thông qua các tư liệu, tác giả đã tiến hành xem xét, phân tích và đánh giá khách quan về những ưu điểm và hạn chế trong xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình trên cơ sở vận dụng giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó, tác giả đưa ra những dự báo về xu hướng biến động của tôn giáo ở tỉnh Thái Bình. Từ đó, chỉ ra những phương hướng chủ đạo và các giải pháp mang tính khả thi nhằm củng cố, tăng cường khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình những năm tiếp theo.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu tôn giáo, trường Chính trị các tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị tại các huyện, thị ..

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sự vận dụng giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng bộ và chính quyền các cấp. Qua đó, góp phần to lớn trong việc củng cố, tăng cường khối đoàn kết tôn giáo, đấu tranh làm thất bại các âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đồng thời thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Vì vậy, luận án giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và vận dụng vào xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình hiện nay, cần được tiếp tục mở rộng phạm vị và giới hạn nghiên cứu của đề tài trong những năm tiếp theo, như:

 - Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, sự vận dụng giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng khối đoàn kết tôn giáo trên phạm vi cả nước.

 - Tập trung đi sâu nghiên cứu các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc vận dụng giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng khối đoàn kết tôn giáo trên phạm vi cả nước nhằm xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. Qua đó, góp phần củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, tạo ra sự đồng thuận trong Đảng và trong nhân dân, ngăn chặn kịp thời được các âm mưu "Diễn biến hoà bình" muốn lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo nhằm phá vỡ thành quả cách mạng của nhân dân.

14. Các công trình khoa học liên quan đến luận án:  

1. Ngô Minh Thuận, Phạm Quang Tùng (2012), “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong đoàn kết tôn giáo”, Tạp chí Công tác Tôn giáo (1+ 2), tr.17-21.

2. Ngô Minh Thuận, Trần Đình Thảo (2012), “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH - sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (8), tr.3-8.

3. Ngô Minh Thuận, Phạm Quang Tùng (2012), “Những nguyên tắc và phương pháp cơ bản tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong đoàn kết tôn giáo”, Tạp chí Công tác Tôn giáo (8), tr.4-8.

4. Ngô Minh Thuận, Phạm Quang Tùng (2013), Ảnh hưởng của giá trị đạo đức tôn giáo đến việc hình thành đạo đức lối sống của Việt Nam hiện nay, Tạp chí Công tác Tôn giáo (3), tr.29-32.

5. Ngô Minh Thuận, Trần Đình Thảo (2013), “Hồ Chí Minh và việc kế thừa, vận dụng những tư tưởng tích cực, tiến bộ trong học thuyết Nho giáo, Tạp chí Giáo dục lý luận (203), tr.14-18.

6. Ngô Minh Thuận (2014), “Tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử” giá trị truyền thống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam, Cổng thông tin điển tử của Ban Tôn giáo Chính Phủ, mục Công tác nghiên cứu khoa học, trao đổi ý kiến http://btgcp.gov.vn

7. Ngô Minh Thuận, Trần Đình Thảo (2014), “Những nguyên tắc trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng khối đoàn kết tôn giáo”, Tạp chí Triết học (6), tr.16-22

>>>>> Xem thêm bản tiếng Anh.

 Kim Tân - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :